Đề thi học sinh giỏi Hoá 9 - Trường THCS Tam Hưng

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1795Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi Hoá 9 - Trường THCS Tam Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi Hoá 9 - Trường THCS Tam Hưng
Phòng GDDT Thanh Oai ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HOÁ 9 
Trường THCS Tam Hưng ( Thời gian 150 phút)
Câu 1: ( 6đ) 
1. Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
FeS2
 Hãy xác định CTHH của A, B, C, D, E, H, I, K, M, F, L rồi viết các PTHH thực hiện sơ đồ trên.
2. Chỉ được dùng quì tím hãy nhận biết các dung dịch sau: HCl, Ba(OH)2, Na2SO4, KOH, H2SO4 bằng phương pháp hoá học.
Câu 2: (4đ)
1. Tách các kim loại sau: Fe; Al ; Cu ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp hoá học
2. Cho 5,6 lít khí cacbonic ở ĐKTC tác dụng với 100 gam dung dịch natrihiđroxit 16%. Tính nồng độ các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Câu 3.(2đ) Cho oxit một kim loại hoá trị (II) tác dụng vừa đủ với dung dịch axit sunfuric 9,8% vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch muối sunfat có nồng độ 14,81%. Xác định CTHH của oxit trên.
Câu 4.(4đ) Hoà tan hoàn toàn 4 gam hỗn hợp gồm một kim loại hoá trị (II) và một kim loại hoá trị (III) cần dùng hết 170 ml dung dịch HCl 2M 
a. Tính thể tích khí hiđro thoát ra ở ĐKTC .
b. Cô cạn dung dịch thu được bao nhiêu gam muối khan?
c. Biết kim loại hoá trị (III) là Al và số mol gấp 5 lần số mol của kim loại hoá trị (II). Xác định kim loại hoá trị (II)? 
Câu 5. (4đ) Ngâm 55 gam hỗn hợp bột các kim loại đồng, kẽm và nhôm trong dung dịch axit clohiđric dư thu 29,12 lít khí ở ĐKTC. Nếu đốt lượng hỗn hợp như trên trong không khí, phản ứng xong thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng 79 gam.
a.Viết các PTPƯ xảy ra.
b. Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu 
c. Tính thể tích không khí cần dùng(biết rằng trong không khí thể tích khí oxi bằng thể tích không khí).
 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 
Câu 
 Đáp án
Điểm
Câu 1
1. A: SO2; B: SO3; D: H2SO4loãng; E: Fe2O3; H: Fe2(SO4)3; K: FeCl3; 
M: Fe(OH)3, C: H2O ; F: Fe( hoặc FeO, Fe(OH)2) ; I: BaCl2; L: NaOH.
Viết PTHH:
 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
 2SO2 + O2 2SO3
 SO3 + H2O H2SO4 
 H2SO4loãng + FeO FeSO4 + H2O
 3H2SO4 + Fe2O3 Fe2(SO4)3 + 3H2O
 Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 3BaSO4 + 2FeCl3
 FeCl3 + 3NaOH Fe(OH)3+ 3NaCl
 2Fe(OH)3 Fe2O3 + 3 H2O
2.
- Lấy mỗi dung dịch một ít cho lần lượt vào 5 ống nghiệm và đánh dấu. Nhỏ lần lượt các dung dịch trên vào giấy quì tím:
* Nếu quì tím không đổi màu đó là dung dịch Na2SO4 
* Nếu quì tím chuyển sang màu đỏ là dung dịch HCl và dung dịch H2SO4( nhóm 1)
* Nếu quì tím chuyển sang màu xanh đó là dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch KOH(nhóm 2)
- Lấy một ít dung dịch Na2SO4 cho vào 2 dung dịch của nhóm 2: thấy xuất hiện kết tuả trắng là dung dịch Ba(OH)2 ; không hiện tượng gì là dung dịch KOH
PTHH: Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NaOH 
- Lấy một ít dung dịch Ba(OH)2 cho vào 2 dung dịch của nhóm 2: thấy xuất hiện kết tuả trắng là dung dịch H2SO4 ; không hiện tượng gì là dung dịch HCl
PTHH: H2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2H2O 
 2HCl + Ba(OH)2 BaCl2 + 2H2O 
1 đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
(3đ)
Câu 2
1. Cho hỗn hợp 3 kim loại trên vào dung dịch NaOH dư , Fe, Cu không tan lọc tách, nước lọc thu được gồm NaOH dư , NaAlO2 . sục khí CO2 đến dư vào nước lọc thu kết tủa Al(OH)3 nung ở nhiệt độ cao thu được Al2O3, điện phân nóng chảy Al2O3 thu được Al. Cho hỗn hợp Fe , Cu vào dung dịch HCl dư ; Cu không tan lọc tách , nước lọc thu được gồm HCl dư và FeCl2 , cho nước lọc này tác dụng với dung dịch NaOH dư thu kết tủa Fe(OH)2 rồi nung trong không khí thu Fe2O3 , dùng khí H2 khử Fe2O3 nung nóng thu được Fe.
PTHH : 
2Al+ 2NaOH+ 2 H2O 2Na AlO2 + 3 H2
 Na AlO2 + CO2 + 2H2O Al(OH)3 + NaHCO3
 NaOH + CO2 NaHCO3
 2Al(OH)3 Al2O3 + 3H2O 
 2Al2O3 4Al + 3O2 
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2 
 FeCl2 + 2NaOH Fe(OH)2 + 2NaCl
 4Fe(OH)2 + O2 2Fe2O3 + 4H2O
 Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O 
2. ; 
PTHH: CO2 + 2NaOH Na2CO3 + H2O
 Mol : 0,2 0,4 0,2
 CO2 + Na2CO3 + H2O 2NaHCO3
Mol: 0,05 0,05 0,1
Sau phản ứng trong dung dịch có: 
 NaHCO3 : 0,1 mol; Na2CO3: 0,15 mol
 ; 
 ; 
1đ
1đ
1đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3
Gọi kim loại hoá trị (II) là A công thức oxit là AO
Giả sử có 1 mol AO phản ứng
PTPƯ: AO + H2SO4 ASO4 + H2O
Mol: 1 1 1
mAO = (A+ 16) gam 
 = 1.98 = 98 gam
 = 
C%( ASO4) = A= 64, A là Cu 
 CTHH: CuO
0,25đ
0,25đ
0,75đ
0,5đ
0,25đ
Câu 4
170ml = 0,17 lít ; 
Gọi A là kim loại hoá trị (II); B là kim loại hoá trị (III).
PTHH:
 A + 2HCl ACl2 + H2 (1)
 2B + 6HCl 2BCl3 + 3H2 (2) 
Từ (1) ,( 2) ta có: 
 ; 
Áp dụng ĐLBTKL : 
c. Gọi số mol của A là x(mol) số mol của Al là 5 x (mol)
 PTHH:
 A + 2HCl ACl2 + H2 (3)
 Mol: x 2x
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (4) 
 Mol : 5x 15 x
 2x+ 15 x = 0,34 x= 0,2 
 mhh = 0,2A+ 5.0,2.27 = 4 A = 65 A là Zn
0,25đ
0,25đ
0, 5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
1đ
0,5đ
Câu 5
Gọi số mol của Cu, Zn, Al trong hỗn hợp lần lượt là x, y, z 
 64x+ 65y + 27 z = 55 (*)
TN1: Cu không phản ứng
 PTHH: 
 Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 
Mol: y y
 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 
 Mol : z 
 y + = 1,3 (**)
TN2: 
 2Cu + O2 2CuO
 Mol: x x
 2Zn + O2 2ZnO
Mol : y y
 4Al + 3 O2 2Al2O3
Mol: z 
 80x+ 81y + 51z = 79(***)
Từ (*),(**), (***) ta có: 
 63x+ 65y + 27 z = 55 
 y + = 1,3
 80x+ 81y + 51z = 79
 x= 0,2; y = 0,4 , z = 0,6 
 + + = + + = 0,75(mol)
( Học sinh có thể giải bằng các cách khác, kết quả đúng vẫn chấm điểm bình thường)

Tài liệu đính kèm:

  • docDe du kien thi HSG nam 20132014.doc