Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội Năm học 2015-2016 môn Hóa học

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 2179Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội Năm học 2015-2016 môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi cấp thành phố Hà Nội Năm học 2015-2016 môn Hóa học
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ CHÍNH THỨC
HÀ NỘI
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THÀNH PHỐ
Năm học 2015-2016
Môn thi: HÓA HỌC
Ngày thi: 14-4-2016
(Đề thi gồm 02 trang)
120 phút
Câu 1: (3,0 điểm)
Giải thích vì sao ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, nhưng thể tích bằng nhau của mọi chất khí đều chứa cùng số phân tử khí. Điều đó còn đúng đối với chất lỏng không? Vì sao?
Cho 1 ml benzen vào ống nghiệm đựng 2 ml nước cất, lắc kĩ, sau đó để yên. Tiếp tục cho 2 ml dung dịch nước brom loãng, lắc kĩ, sau đó để yên. Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích hiện tượng.
Lưu huỳnh đioxit là một trong những chất khí chủ yếu gây ra hiện tượng mưa axit. Mưa axit đã gây ra tổn thất nghiêm trọng cho những công trình được làm bằng thép, đá vôi. Hãy giải thích quá trình tạo thành mưa axit và sự phá hủy các công trình bằng thép, đá vôi do hiện tượng mưa axit, viết phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra.
Câu 2: (3,0 điểm)
Trộn 6 gam cacbon với 28,8 gam sắt (II) oxit, sau đó nung nóng hỗn hợp, phản ứng xong thu được hỗn hợp chất rắn X có khối lượng là 26,4 gam.
 	a) Tính hiệu suất phản ứng xảy ra, biết rằng sản phẩm của phản ứng đó là sắt và khí cacbon đioxit.
b) Đem toàn bộ chất rắn X tác dụng với toàn bộ dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít hỗn hợp hai khí SO2 và CO2 ( ở đktc). Tìm giá trị của V.
Cho các hình vẽ mô tả quá trình điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (hình 1), thử tính chất hóa học của oxi (hình 2).
Hình 2
A4(nóng đỏ)
A3
A2
A1
đèn cồn
Hình1
	a) Lựa chọn các hóa chất A1, A2, A3, A4, A5 phù hợp các thí nghiệm được mô tả ở hai hình vẽ. Nêu vai trò của A3 ở hai thí nghiệm. Biết phân tử khối của các chất thỏa mãn: MA1 +MA2=190, MA1 trừ MA4= 146,MA3+MA4+MA5=86.
	b) Nêu cách tiến hành các thí nghiệm, hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng.
Câu III: ( 6,0 điểm)
	1. Trộn 100 gam dung dịch một muối X nồng độ 13,2% (X là muối của một kim loại kiềm có gốc sunfat) với 100 gam dung dịch Natrihiđrocacbonat 4.2%. Sau khi phản ứng xong thu được dung dịch A có khối lượng ít hơn 200 gam. Nếu cho 100 gam dung dịch BaCl2 20,8% vào dung dịch A, đến khi phản ứng hoàn toàn người ta thấy dung dịch vẫn còn dư muối sunfat. Khi thêm tiếp vào đó 20 gam dung dịch BaCl2 20,8% nữa, sau phản ứng thấy còn dư BaCl2 và lúc này thu được dung dịch D.
	a) Xác định công thức hóa học của muối X.
	b) Tính nồng độ phần trăm của các chất tan trong dung dịch A và D.
	2. Có hỗn hợp X gồm Cu và kim loại M ( M có hóa trị thường gặp <4). Cho 12 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc nóng dư thu được khí sunfurơ duy nhất, lượng khí này được hấp thụ hoàn toàn trong 1 lít dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 51,5 gam chất rắn khan. Nếu cho 12 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thì thu được 2,24 lít khí hiđrô (đktc), trong thí nghiệm này thu được muối clorua mà kim loại M có hóa trị 2. Xác định tên kim loại M và tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong X.
Câu IV: (4,0 điểm)
1. Cho 6,72 lít hỗn hợp khí gồm một ankan và một anken vào dung dịch brom thấy khối lượng bình brom tăng 4,2 gam và còn 4,48 lít khí thoát ra. Đốt cháy hoàn toàn lượng khí thoát ra thu được 8,96 lít cacbonic. Xác định công thức phân tử của mỗi hica, thể tích các khí đều đo ở đktc.
2. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các chất hữu cơ: C6H14, C2H4(OH)2, C2H5OH, CH3COOH( trong đó C6H14 và C2H4(OH)2 có cùng số mol) cần vừa đủ 0,7625 mol oxi thu được 0,775 mol CO2. Mặt khác đem m gam hỗn hợp X tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M( chỉ xảy ra phản ứng của CH3COOH với kiềm), cô cạn dung dịch sau phản ứng được a gam chất rắn khan. Tìm giá trị của a.
Câu V:(4,0 điểm)	
1. Cho 6,3 gam hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm M và một kim loại M' hóa trị II (tan được trong nước) vào một lượng nước dư, sau phản ứng thu được 3,36 lít H2 (đktc) và một dung dịch A. Trung hòa ddA bằng dung dịch HCl, rồi cô cạn dung dịch thu được a gam chất rắn khan.
a) Tìm giá trị của a.
b) Xác định M và M' biết khối lượng mol của M' bằng 1,739 lần khối lượng mol của M.
2.Khi cho 9,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với dung dịch chỉ chứa 0,4 mol H2SO4 đặc, nóng, dư thu được V lít SO2 duy nhất (đktc) và dung dịch Y. Cho 700 ml dung dịch KOH 0,5 M tác dụng hết với dung dịch Y thu được 10,7 gam kết tủa. Tìm giá trị của V.
Cho: H=1; C=12; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Ca=40; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Ag=108; Br=80; Ba=137.
------------------------------Hết------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_HSG_ha_noi_20152016.doc