Trường THPT Châu Thành ĐỀ THI HỌC KÌ II VẬT LÝ 12 THPT – (2013 – 2014) Mã phách Ngày thi: ../04/2014 (Đề thi gồm 02 trang) MĐ: 12141 Họ và tên : .... Lớp: .... Số báo danh: ..... ".............................................................................................................................................................. Mã phách Chữ ký giám khảo: ................................ Điểm: ...................... Trả lời trắc nghiệm: Mã đề 12141 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 Sóng điện từ khi truyền từ không khí vào nước thì: A. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều giảm. B. tốc độ truyền sóng giảm, bước sóng tăng. C. tốc độ truyền sóng tăng, bước sóng giảm. D. tốc độ truyền sóng và bước sóng đều tăng. Số prôtôn và số nơtron trong hạt nhân nguyên tử lần lượt là: A.92 và 235 B. 235 và 92 C. 92 và 143 D. 235 và 143 Trong thí nghiệm Iâng (Y-âng) về giao thoa của ánh sáng đơn sắc, hai khe hẹp cách nhau 1 mm, mặt phẳng chứa hai khe cách màn quan sát 1,6 m. Khoảng cách giữa 5 vân sáng liên tiếp là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm này bằng: A. 0,248 μm. B. 0,4625 μm. C. 0,5625 μm. D. 0,6625 μm. Theo mẫu nguyên tử Bo, trong nguyên tử hidro, bán kính quỹ đạo dừng của electron trên quỹ đạo K là r0. Bán kính quỹ đạo dừng của electron trên quỹ đạo O là . A. 16r0. B. 9r0. C. 4r0. D. 25r0. Trong nguyên tử hiđrô, bán kính Bo là r0 = 5,3.10-11 m. Ở một trạng thái kích thích của nguyên tử hiđrô, êlectron chuyển động trên quỹ đạo dừng có bán kính là r = 4,77.10-10 m. Quỹ đạo đó có tên gọi là quỹ đạo dừng : A. N. B. M. C. O. D. L. Biết khối lượng của prôtôn; nơtron; hạt nhân lần lượt là 1,0073 u; 1,0087 u; 15,9904 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân xấp xỉ bằng A. 14,25 MeV. B. 18,76 MeV. C. 128,17 MeV. D. 190,81 MeV. Tia hồng ngoại A. không truyền được trong chân không. B. là ánh sáng nhìn thấy, có màu hồng. C. không phải là sóng điện từ. D. được ứng dụng để sưởi ấm. Chất phóng xạ iốt có chu kỳ bán rã 8 ngày. Lúc đầu có 160g chất này. Sau 24 ngày, số gam iốt phóng xạ còn lại là: A. 20g. B. 135g. C. 25g. D. 140g. Tia Rơn-ghen (tia X) có bước sóng A. nhỏ hơn bước sóng của tia hồng ngoại. B. nhỏ hơn bước sóng của tia gamma. C. lớn hơn bước sóng của tia màu đỏ. D. lớn hơn bước sóng của tia màu tím. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm, khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 2m. Trên màn, vân sáng thứ tư cách vân sáng trung tâm: A. 4,2mm B. 4,8mm C. 6,6mm D. 3,6mm Pin quang điện là nguồn điện hoạt động dựa trên hiện tượng A. huỳnh quang. B. tán sắc ánh sáng. C. quang – phát quang. D. quang điện trong. Khi nói về tia laze, phát biểu nào sau đây là sai ? A. Tia laze có tính kết hợp cao B. Tia laze có tính định hướng cao C. Tia laze có độ đơn sắc cao D. Tia laze có cùng bản chất với tia Hạt nhân có: A. 35 nơtron B. 35 nuclôn C. 17 nơtron D. 18 proton. Cho phản ứng hạt nhân . Hạt nhân là: A. B. C. D. Phóng xạ và phân hạch hạt nhân: A. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng C. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân D. đều không phải là phản ứng hạt nhân Chọn câu đúng. Phần lớn năng lượng giải phóng trong phân hạch là A. Năng lượng các photon của tia γ. B. Động năng các mảnh. C. Năng lượng tỏa ra do phóng xạ các mảnh. D. Động năng các nơtron phát ra. Phản ứng nhiệt hạch là sự A. kết hợp hai hạt nhân rất nhẹ thành một hạt nhân nặng hơn trong điều kiện nhiệt độ rất cao. B. kết hợp hai hạt nhân có số khối trung bình thành một hạt nhân rất nặng ở nhiệt độ rất cao. C. phân chia một hạt nhân nhẹ thành hai hạt nhân nhẹ hơn kèm theo sự tỏa nhiệt. D. phân chia một hạt nhân rất nặng thành các hạt nhân nhẹ hơn. Tia tử ngoại, tia hồng ngoại và tia Rơnghen có bước sóng lần lượt là λ1, λ2 và λ3. Biểu thức nào sau đây là đúng? A. λ2 > λ3 > λ1. B. λ3 > λ2 > λ1. C. λ1 > λ2 > λ3. D. λ2 > λ1 > λ3. Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung 20 pF và một cuộn cảm có độ tự cảm 1 H. Tần số của dao động điện từ riêng trong mạch sẽ là bao nhiêu? A. 10,05 kHz. B. 35,588 kHz. C. 10,05 Hz. D. 35,588 Hz. Một mạch dao động điện từ có tần số f = 0,6.106 Hz, vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Sóng điện từ do mạch đó phát ra có bước sóng là : A. 500m B. 0,6m C. 600m D. 6m Một sóng điện từ có tần số 100 kHz truyền với tốc độ 3.108 m/s có bước sóng là: A. 300 m. B. 0,3 m. C. 30 m. D. 3000 m. Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng quang điện? A. Electron bật ra khỏi kim loại khi có ion đập vào. B. Electron bị bật ra khỏi một nguyên tử khi va chạm với một nguyên tử khác. C. Electron bị bật ra khỏi mặt kim loại khi bị chiếu sáng. D. Electron bứt ra khỏi kim loại khi bị nung nóng. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn là 1 m. Trên màn, vân tối bậc 3 cách vân sáng trung tâm. A. 5 mm. B. 2,5 mm. C. 4 mm. D. 3,5 mm. Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng A. phản xạ ánh sáng. B. quang - phát quang. C. hóa - phát quang. D. tán sắc ánh sáng. Pôlôni phóng xạ a và biến đổi thành chì Pb. Biết khối lượng các hạt nhân Po; a; Pb lần lượt là: 209,937303 u; 4,001506 u; 205,929442 u và 1 u =. Năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân pôlôni phân rã xấp xỉ bằng A. 5,92 MeV. B. 2,96 MeV. C. 29,60 MeV. D. 59,20 MeV. Biến điệu sóng điện từ là gì? A. tách sóng điện từ tần số âm ra khỏi sóng điện từ tần số cao. B. làm cho biên độ sóng điện từ tăng lên. C. trộn sóng điện từ tần số âm với sóng điện từ có tần số cao. D. biến đổi sóng cơ thành sóng điện từ . Công thoát êlectron của một kim loại là A = 1,88 eV. Giới hạn quang điện của kim loại này có giá trị là A. 550 nm B. 220 nm C. 1057 nm D. 661 nm Chiếu một chùm sáng đơn sắc hẹp tới mặt bên của một lăng kính thủy tinh đặt trong không khí. Khi đi qua lăng kính, chùm sáng này A. bị đổi màu. B. không bị lệch phương truyền. C. bị thay đổi tần số. D. không bị tán sắc. Phát biểu nào sau đây sai? A. Sóng ánh sáng là sóng ngang. B. Các chất rắn, lỏng và khí ở áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra quang phổ vạch. C. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều là sóng điện từ. D. Ria Rơn-ghen và tia gamma đều không thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. Khi một hạt nhân bị phân hạch thì tỏa ra năng lượng 200 MeV. Cho số A-vô-ga-đrô NA = 6,02.1023 mol-1. Nếu 1,2 g bị phân hạch hoàn toàn thì năng lượng tỏa ra xấp xỉ bằng A. 6,1.1016 J. B. 6,1.1010 J. C. 8,2.1010J. D. 9,8.1010 J. -------- Hết --------- ĐÁP ÁN THI VẬT LÝ 12 _ HK II (2013-2014) Trả lời trắc nghiệm: Mã đề 12141 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 A C C D B C D A A B D D B C A Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 B A D B A D C B B A C D D B D Trả lời trắc nghiệm: Mã đề 12142 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 D C A B D C A B B D C B D B C Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 A C A A B A C C D A D B A C D Trả lời trắc nghiệm: Mã đề 12143 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 C A C A B B D A B A C C D A D Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 B A C D D C A B D C A C B D B Trả lời trắc nghiệm: Mã đề 12144 Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 C A B D B B D A C C D A D B A Câu 16 Câu 17 Câu 18 Câu 19 Câu 20 Câu 21 Câu 22 Câu 23 Câu 24 Câu 25 Câu 26 Câu 27 Câu 28 Câu 29 Câu 30 C D D B A C A C A C B D B C A
Tài liệu đính kèm: