Phòng GD-ĐT Vũng Liêm. ĐỀ THI HỌC KÌ II, Năm học: 2015-2016 Trường THCS Hồ Đức Thắng. Môn: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 60 phút A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: 3 (Đ)Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 đ. Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thoái hóa giống? A.Thể dị hợp tăng dần. B.Thể đồng hợp lặn tăng dần. C.Do biến dị tổ hợp. D.Do di truyền. Câu 2:Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi người ta dùng phương pháp gì? (không phù hợp) A.Lai khác dòng. B.Lai khác thứ. C.Lai kinh tế. D.Lai ghép. Câu 3:Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định gọi là: A.Sự thích nghi. B.Sự tương tác. C.Giới hạn sinh sống. D.Giới hạn sinh thái. Câu 4: Có mấy loại môi trường chủ yếu? A.2 loại. B.3 loại. C.4 loại. D.5 loại. Câu 5: Các loài sinh vật thường thích nghi ở nhiệt độ khoảng: A.0 đến 50 độ. B.0 đến 100 độ. C.50 đến 100 độ. D.0 đến 20 độ. Câu 6: Trên một cánh đồng, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm, là mối quan hệ gì? A.Cộng sinh. B.Kí sinh. C.Sinh vật ăn sinh vật khác. D.Cạnh tranh. Câu 7:Vi khuẩn nốt sần sống ở rễ cây họ đậu là mối quan hệ gì? A.Cộng sinh. B.Hội sinh. C.Sinh vật ăn sinh vật khác. D.Cạnh tranh. Câu 8: Tập hợp nào sau là quần thể sinh vật? A.Cá sống dưới sông. B.Bầy khỉ mặt đỏ sống trong rừng. C.Động vật nuôi trong nhà. D.Động vật sống trong rừng. Câu 9: Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người, không có ở quần thể sinh vật? A.Giới tính. B.Lứa tuổi. C.Pháp luật. D.Tử vong. Câu 10:Chuổi thức ăn là một dãy dài gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ gì với nhau? A.Cạnh tranh. B.Dinh dưỡng. C.Đối địch. D.Hổ trợ. Câu 11: Sinh vật nào sau là sinh vật phân giải? A.Rắn hổ mang. B.Giun đất. C.Mèo. D.Chim bồ câu. Câu 12: Những người có quan hệ huyết thống trong vòng mấy đời không được kết hôn với nhau? A. 3 đời B. 4 đời C. 5 đời D. 6 đời B/ PHẦN TỰ LUẬN: 7 Đ Câu 1: Ưu thế lai là gì? Nêu nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?( 1,5 đ). Câu 2: Khi nào có sự cân bằng sinh học trong quần xã? Cho ví dụ? (1,5 đ). Câu 3:Vẽ 1 lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng của các loài sinh vật sau: Cây cỏ, sâu, bọ ngựa, châu chấu, gà, cáo, dê, hổ, rắn hổ mang,chuột, vi sinh vật.( 2 đ). Câu 4: Nêu các biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường? (2 đ) HẾT GỢI Ý ĐÁP ÁN: A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Học sinh làm đúng mỗi câu đạt 0,25 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Trả lời B C D C A D A B C B B A B/ PHẦN TỰ LUẬN: 7 Đ. Câu 1: (1,5đ) -Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. (1 đ) *Nguyên nhân: -Sự tập trung các gen trội ở cơ thể lai F1 là nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai(0,25 đ) -Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ. (0,25 đ) Câu 2: (1,5đ) -Khi số lượng cá thể của mỗi quần thể trong quần xã luôn luôn được khống chế ở mức độ phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân băng sinh học trong quần xã. (1 đ) -Cho ví dụ đúng. (0,5 đ) Câu 3: ( 2đ) -Vẽ đúng, đủ các loài sinh vật. (1 đ). -Mối quan hệ đúng . (1 đ) Câu 4: ( 2đ) -Xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt.(0,25 đ) -Cải tiến công nghệ để sản xuất ít gây ô nhiễm.(0,25 đ) -Sử dụng nhiều nguồn năng lượng không gây ô nhiễm như năng lương gió, năng lương mặt trời(0,5 đ) -Xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hòa khí hậu.(0,5 đ) -Tăng cường công tác tuyên truyền để giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm.(0,5 đ) - HẾT-
Tài liệu đính kèm: