Đề thi học kì I môn: Hóa học 12

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1304Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I môn: Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I môn: Hóa học 12
ĐỀ THI HỌC KÌ I
MÔN: HÓA HỌC 12
I. MỤC TIÊU:
Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong học kì I
Phân loại được học sinh.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 30 câu trắc nghiệm.
III. MA TRÂN ĐỀ:
Nội dung kiến thức
Biết
Hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng
Este – Lipit 
3 (1đ)
2 (0,66đ)
1 (0,33đ)
6
Cacbohiđrat
3 (1đ)
2 (0,66đ)
5
Amin – Amino axit – Protein 
3 (1đ)
2 (0,66đ)
1 (0,33đ)
6
Polime – Vật liệu polime
3 (1đ)
2 (0,66đ)
5
Đại cương kim loại
3 (1đ)
1 (0,33đ)
1 (0,33đ)
5
Tổng hợp hữu cơ
2 (0,66đ)
1 (0,33đ)
3
Cộng
50%
30%
10%
10%
30 (100%)
IV. NỘI DUNG ĐỀ THI: (Mã đề 570)
Câu 1: Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc). Hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là
A. 7,3gam.	B. 4,3gam.	C. 5,3gam.	D. 6,3 gam.
Câu 2: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A. Poli(vinyl clorua).	B. Tơ nitron.	C. Tơ tằm.	D. Tơ nilon -6,6.
Câu 3: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Tinh bột.	B. Saccarozơ.	C. Protein.	D. Glucozơ.
Câu 4: Một hỗn hợp A gồm 2 este đơn chức, mạch hở X, Y (MX < MY). Đun nóng 12,5 gam hỗn hợp A với một lượng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 7,6 gam hỗn hợp B (gồm 2 ancol no, đơn chức có khối lượng phân tử hơn kém nhau 14 đvC) và hỗn hợp hai muối Z. Đốt cháy 7,6 gam B thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X, Y trong hỗn hợp A lần lượt là
A. 59,2%; 40,8%.	B. 40,8%; 59,2%.	C. 66,67%; 33,33%.	D. 50%; 50%.
Câu 5: Một loại polietilen có phân tử khối là 50000. Hệ số polime hóa trung bình của loại polietilen đó là
A. 1230.	B. 920.	C. 1786.	D. 1529.
Câu 6: Đồng phân của glucozơ là
A. tinh bột.	B. xenlulozơ.	C. fructozơ.	D. saccarozơ.
Câu 7: Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là
A. metyl amin.	B. alanin.	C. axit glutamic.	D. lysin.
Câu 8: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. dung dịch NaCl. 	B. dung dịch NaOH.
C. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.	D. dung dịch HCl.
Câu 9: Xét sơ đồ: Glyxin A X .
 X có cấu tạo là
A. H2NCH2COONa.	B. ClH3NCH2COOH.	C. ClH3NCH2COONa.	D. H2NCH2COOH.
Câu 10: Poli(vinyl clorua) có công thức là
A. (-CH2-CHCl-)n.	B. (-CH2-CHBr-)n.	C. (-CH2-CHF-)n.	D. (-CH2-CH2-)n.
Câu 11: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xẩy ra là
A. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan.
B. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
C. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
D. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
Câu 12: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80%. Lấy toàn bộ khí CO2 thu được cho tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 33,75 gam.	B. 27,0 gam.	C. 22,5 gam.	D. 67,5 gam.
Câu 13: Để chứng minh tính chất lưỡng tính của glyxin (H2N-CH2-COOH) ta cho glyxin tác dụng với cặp chất nào sau đây?
A. Dung dịch Br2 và kim loại Na.	B. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH và dung dịch NaCl.	D. Dung dịch HCl và dung dịch NaCl.
Câu 14: Cho m(g) hỗn hợp 2 aminoaxit (phân tử chỉ chứa 1 nhóm - COOH và 1 nhóm - NH2) tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 2M được dung dịch X. Để phản ứng vừa hết với các chất trong X cần dùng 200(g) dung dịch NaOH 8,4% được dung dịch Y. Cô cạn Y được 34,37(g) chất rắn khan. Giá trị m là
A. 19,8.	B. 11,7.	C. 17,83.	D. 71,1.
Câu 15: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3COOC2H5. Tên gọi của X là
A. metyl propionat.	B. metyl axetat.	C. etyl propionat.	D. etyl axetat.
Câu 16: Hợp chất X là một - aminoaxit. Cho 0,01 mol X tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 0,125M. Sau đó cô cạn dung dịch thu được 1,875g muối. Khối lượng phân tử của X là
A. 189 đvC.	B. 145 đvC.	C. 149 đvC.	D. 151 đvC.
Câu 17: Cho 12 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl dư sau phản ứng thấy thoát ra 2,24 lít khí H2(đktc). Khối lượng của Cu trong hỗn hợp là
A. 11,2 gam.	B. 6,4 gam.	C. 5,6 gam.	D. 0,64 gam.
Câu 18: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Polietilen.	B. Amilopectin.	C. Poli(vinyl clorua).	D. Xenlulozơ.
Câu 19: Có 3 ống nghiệm đựng ba chất lỏng không màu: dung dịch glucozơ, anilin, dung dịch saccarozơ được đánh dấu ngẫu nhiên. Nhỏ từng giọt nước brom lần lượt vào từng ống nghiệm, thấy
- Ống nghiệm (1) thấy nước brom mất màu.
- Ống nghiệm (2) thấy nước brom mất màu và có kết tủa trắng.
- Ống nghiệm (3) thấy nước brom không bị mất màu.
 Chất trong ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt là
A. glucozơ, saccarozơ, anilin.	B. saccarozơ, glucozơ, anilin.
C. anilin, saccarozơ, glucozơ.	D. glucozơ, anilin, saccarozơ.
Câu 20: Cho 7,4 gam CH3COOCH3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là
A. 8,2.	B. 10,8.	C. 4,2.	D. 6,8.
Câu 21: Cho 0,3 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 14,4.	B. 27,6.	C. 9,2.	D. 4,6.
Câu 22: Số đồng phân của amin ứng với công thức phân tử C2H7N là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 23: Cho 3,1 gam một amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. CH5N.	B. C3H7N.	C. C3H9N.	D. C2H5N.
Câu 24: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2.	B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.
C. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.	D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
Câu 25: Kim loại cứng nhất là
A. W.	B. Al.	C. Cu.	D. Cr.
Câu 26: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?
A. Tính dẻo.	B. Tính dẫn điện và nhiệt.
C. Ánh kim.	D. Tính cứng.
Câu 27: Glucozơ được ứng dụng để tráng gương, tráng ruột phích. Người ta cho 180 gam dung dịch glucozơ nồng độ 10% tác dụng với AgNO3/NH3 dư để thực hiện phản ứng tráng bạc, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m(g) Ag. Giá trị của m là
A. 10,8 gam.	B. 14,4 gam.	C. 21,6 gam.	D. 16,2 gam.
Câu 28: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 29: Chất nào sau đây không phải là este ?
A. HCOOH.	B. HCOOCH3.	C. CH3COOCH3.	D. HCOOC6H5.
Câu 30: Cho các cặp oxi hoá - khử sau: Zn2+/Zn, Cu2+/Cu , Fe2+/Fe. Biết tính oxi hoá của các ion tăng dần theo thứ tự: Zn2+, Fe2+, Cu2+, tính khử giảm dần theo thứ tự: Zn, Fe, Cu. Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng không xảy ra là
A. Fe + CuCl2.	B. Zn + CuCl2.	C. Cu + FeCl2.	D. Zn + FeCl2
(Cho H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; Mg=24; Al=27; S=32; Cl=35,5; K=39; Mn=55; Fe=56; Cu=64; Zn=65; Br=80; Ag=108; Ba=137; Ca=40)
V. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM: Mỗi câu đúng được 0,33 điểm.
CÂU 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
Đ.A
D
C
D
A
C
C
B
C
B
A
A
A
B
C
D
CÂU 
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
Đ.A
D
B
B
D
A
B
B
A
B
D
D
C
D
A
C
	Lại Sơn, ngày 06 tháng 12 năm 2015
	Tổ chuyên môn duyệt	 	 GV ra đề
 	 Lê Thanh Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docMa_tran_de_thi_Hoa_12_HK_1.doc