ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN: HÓA HỌC 11 I. MỤC TIÊU: Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học sinh trong học kì I Phân loại được học sinh (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 60% trắc nghiệm (18 câu) và 40% tự luận. III. MA TRÂN ĐỀ: Nội dung kiến thức Mức độ nhận thức Tổng điểm Biết Hiểu Vận dụng TN TL TN TL TN TL Sự điện li 2 (0,66đ) 3 (1đ) 1,66 Nitơ – Photpho 4 (1,33đ) 2 (0,66đ) Câu 1 (1đ) 2 (0,66đ) Câu 1 (1đ) 4,67 Cacbon – Silic 1 (0,33đ) 1 (0,33đ) 1 (0,33đ) 1 Đại cương Hóa hữu cơ 1 (0,33đ) 1 (0,33đ) Câu 2 (1đ) Câu 2 (1đ) 2,67 Tỉ lệ 26,5% 33,5% 40% 10 IV. NỘI DUNG ĐỀ THI: PHẦN TRẮC NGHIỆM (18 câu) Câu 1: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng? A. Có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch trong suốt không màu B. Có khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu chuyển màu xanh C. Có khí không màu thoát ra, dung dịch trong suốt không màu D. Có khí không màu thoát ra, dung dịch không màu chuyển màu xanh Câu 2: pH của dung dịch KOH 0,06M và NaOH 0,04M: A. 13 B. 2 C. 1 D. 12,8 Câu 3: Trộn 70 ml dung dịch HCl 0,12M với 30 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M thu được dung dịch có pH bằng: A. 0,26 B. 1,26 C. 1,62 D. 2,62 Câu 4: Một nhóm học sinh của trường THPT Lại Sơn đi chơi về ngang một nghĩa trang, các bạn ấy nhìn thấy hiện tượng xuất hiện những đốm lửa cháy sáng bay trong không khí. Đó là hiện tượng “ma trơi”. Hiện tượng này xảy ra là do 2 chất hóa học nào dưới đây tạo nên? A. P đỏ và P trắng B. CO2 và H2O C. CaC2 và CaCO3 D. PH3 và P2H4 Câu 5: Một dd chứa Na+ (0,9 mol), SO42- (0,1 mol), K+ (0,1 mol) và NO3- (x mol). Giá trị của x là: A. 0,8. B. 1,2. C. 1,0. D. 0,9. Câu 6: Thêm 0,15 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,1 mol H3PO4. Sau phản ứng, trong dung dịch có các muối: A. NaH2PO4 và Na3PO4 C. NaH2PO4 và Na2HPO4 B. Na2HPO4 và Na3PO4 D. NaH2PO4; Na2HPO4 và Na3PO4 Câu 7: Tính chất hóa học của NH3 là: A. Tính bazơ mạnh, tính oxi hóa. C. Tính bazơ mạnh, tính khử. B. Tính khử, tính bazơ yếu. D. Tính bazơ yếu, tính oxi hóa. Câu 8: Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%. A. 134,4 lít N2 và 403,2 lít H2 B. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2 C. 8,4 lít N2 và 25,2 lít H2 D. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2 Câu 9: Chất X có công thức phân tử C6H10O4. Công thức nào sau đây là công thức đơn giản nhất của X? A. C12H20O8. B. C3H5O2. C. C6H10O4. D. C3H10O2. Câu 10: Nồng độ mol/lit của ion Na+ trong dung dịch Na2SO4 0,01M là bao nhiêu? A. 0,04M B. 0,005M C. 0,01M D. 0,02M Câu 11: Các chất khác nhau có cùng công thức phân tử được gọi là: A. các chất đồng đẳng của nhau. C. các chất thuộc cùng dãy đồng đẳng. B. các dạng thù hình của nhau. D. các chất đồng phân của nhau. Câu 12: Cho sơ đồ phản ứng : Khí A dung dịch A BKhí A C D + H2O Chất D là : A. NO B. N2O C. NO2 D. N2 Câu 13: Phân urê có thành phần hóa học là: A. Ca3(PO4)2 B. NH4Cl. C. (NH2)2CO D. Ca(H2PO4)2 Câu 14: Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O biểu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào dưới đây ? A. H2SO4 + Ba(OH)2 → 2H2O + BaSO4↓ B. H2S + 2KOH → 2H2O + K2S C. 3HCl + Fe(OH)3(r) → FeCl3 + H2O D. 2NaOH + H2SO4→ 2H2O + Na2SO4. Câu 15: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là : A. 8,0 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam. D. 5,6 gam. Câu 16: Khí CO không khử được chất nào sau đây? A. MgO B. Fe2O3 C. CuO D. ZnO Câu 17: Để có thể khắc chữ và hình lên thủy tinh người ta dùng dung dịch nào dưới đây? A. HCl. B. HI. C. HF. D. HNO3. Câu 18: Thành phần chính của thuốc diệt chuột có công thức hóa học là: A. (NH4)2CO3. B. Zn3P2. C. NH4HCO3. D. Zn2P3. II. PHẦN TỰ LUẬN (4đ) Câu 1 (2đ): Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau (ghi rõ điều kiện của phản ứng nếu có): (NH4)2SO4NH3NONO2HNO3 Câu 2 (2đ): Đốt cháy hoàn toàn 2,4 gam hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) thu được 5,28 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Tỉ khối hơi của A so với không khí là 2,069. Tìm công thức đơn giản nhất của A. Tìm công thức phân tử của A. (Cho C=12, H=1, O=16, N=14, Zn=65, Fe=56, Ba=137, Na=23, P=31, S=32, K=39, Ca=40) V. HƯỚNG DẪN CHẤM: Mỗi câu đúng được 0,33 điểm. CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Đ.A B A C D A C B A B CÂU 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Đ.A D D B C D C A C B PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Viết đúng mỗi phương trình được 0,5đ. (1) (NH4)2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2NH3 + 2H2O (2) 2NH3 + O2 2NO + 3H2O (3) 2NO + O2 2NO2 (4) 2NO2 + O2 + H2O 2HNO3 Câu 2: (2đ). Tìm được công thức đơn giản nhất: C3H8O (1,5đ) Công thức phân tử cũng chính là CTĐGN: C3H8O (0,5đ) Lại Sơn, ngày 05 tháng 12 năm 2015 Tổ chuyên môn duyệt GV ra đề Lê Thanh Tâm
Tài liệu đính kèm: