Đề kiểm tra môn Hóa học 11 - Chuyên đề: hidrocacbon

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 465Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học 11 - Chuyên đề: hidrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Hóa học 11 - Chuyên đề: hidrocacbon
KIỂM TRA HIDROCACBON – ĐỀ 04
PHẦN I : TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)
Câu 1: Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu
A. vàng nhạt. 	B. trắng. 	C. đen. 	D. xanh.
Câu 2: Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là
A. polipropilen. 	B. polietilen. 	C. polistiren. 	D.poli(vinyl clorua).
Câu 3: Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. Metan. 	B. Etilen. 	C. Benzen. 	D. Propin.
Câu 4: Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là
A. polietilen. 	B. polistiren. 	C. polipropilen. 	D. poli(vinyl clorua).
Câu 5: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt. Chất X là
A. CaO. 	 B. Al4C3. 	 C. CaC2. 	 D. Ca.
Câu 6: Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là
A. dung dịch Br2 bị nhạt màu. 	B. có kết tủa đen.
C. có kết tủa vàng. 	D. có kết tủa trắng.
Câu 7: Trùng hợp vinyl clorua thu được polime có tên gọi là
A. poli(vinyl clorua). 	B. polipropilen. 	C. polietilen. 	D. polistiren.
Câu 8: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là 
 A. 2,2,4,4-tetrametylbutan. 	 B. 2,4,4-trimetylpentan. 	
 C. 2,2,4-trimetylpentan. 	 D. 2,4,4,4-tetrametylbutan. 
Câu 9: Khi được chiếu sáng, hiđrocacbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với clo theo tỉ lệ mol 1 : 1, thu được ba dẫn xuất monoclo là đồng phân cấu tạo của nhau? 
 A. neopentan. 	 B. pentan. 	 C. butan. 	 D. isopentan. 
Câu 10: Trong các chất: stiren, etilen, propan, vinylaxetilen và butan, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro (xúc tác Ni, đun nóng) là
 A. 3.	 B. 5.	 C. 2.	 D. 4.
Câu 11: Hiđrocacbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch brom thu được 1,2-đibrombutan?
 A. But-1-en	 B. Butan	 C. But-1-in	 D. Buta-1,3-đien
Câu 12: Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
 A. C4H4.	 B. C2H2.	 C. C4H6.	 D. C3H4.
Câu 13: Cho dãy các chất: toluen, stiren, isopren, axetilen, benzen. Số chất trong dãy làm mất màu dung dịch brom là
 A. 2.	 B. 3.	 C. 4.	 D. 5.
Câu 15: Hiđrat hóa 2-metylbut-2-en (điều kiện nhiệt độ, xúc tác thích hợp) thu được sản phẩm chính là
 A. 3-metylbutan-2-ol.	B. 3-metylbutan-1-ol C. 2-metylbutan-2-ol. D. 2-metylbutan-3-ol.
Câu 16: Anken X hợp nước tạo thành 3-etylpentan-3-ol. Tên của X là 
 A. 2-etylpent-2-en. B. 3-etylpent-2-en. C. 3-etylpent-3-en. D. 3-etylpent-1-en
Câu 17: Hiđrocacbon X không làm mất màu dung dịch brom ở nhiệt độ thường. Tên gọi của X là 
 A. hexan. B. propen. C. stiren. D. etilen.
Câu 18: Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là: 
 A. stiren; clobenzen; but-1-en. B. propilen; stiren; vinyl clorua. 
 C. 1,2-điclopropan; vinylbenzen; toluen. D. buta-1,3-đien; etilen; butan.
Câu 19: Số đồng phân hiđrocacbon thơm ứng với công thức phân tử C8H10 là
 A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 20: Cho các chất sau: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2, CH2=CH-CH=CH-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, CH2=CH-CH2-CH=CH2. Số chất có đồng phân hình học là
 A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 21: Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là
 A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 22: Cho 3 hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Trong các phát biểu sau:
 (a) 1 mol X phản ứng tối đa 4 mol H2 (Ni, t0)
 (b) Chất Z có đồng phân hình học.
 (c) Chất Y có tên gọi là but-1-in.
 (d) Ba chất X, Y, Z đều có mạch cacbon không phân nhánh.
Số phát biểu đúng là
 A. 3.	 B. 2.	 C. 4.	 D. 1.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm CH4, C2H2, C2H4 và C3H6, thu được 6,272 lít CO2 (đktc) và 6,12 gam H2O. Mặt khác 10,1 gam X phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,15. 	B. 0,25. 	C. 0,10. 	 D. 0,06.
Câu 24. Cho 3,2 gam hỗn hợp C2H2, C3H8, C2H6, C4H6 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Giá trị của V là
 A. 6,72.	 B. 7,84.	 C. 8,96.	 D. 10,08.
Câu 25: Nung hỗn hợp X gồm: metan, etilen, propin, vinylaxetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,1 mol hỗn hợp Y (gồm các hidrocacbon) có tỷ khối so với H2 là 14,4. Biết 0,1 mol Y phản ứng tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
 A. 0,06. 	 B. 0,08. 	 C. 0,04. 	 D. 0,1.
Câu 26. Nung nóng hỗn hợp X gồm metan, etilen, propin, vinyl axetilen và a mol H2 có Ni xúc tác (chỉ xảy ra phản ứng cộng H2) thu được 0,2 mol hỗn hợp Y (gồm các hiđrocacbon) có tỉ khối so với H2 là 14,5. Biết 0,2 mol Y phản ứng tối đa với 0,1 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
 A. 0,05. 	 B. 0,10. 	 C. 0,15. 	 D. 0,20.
Câu 27: Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng 3,64 gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
 A. 6,408. 	 B. 5,376. 	 C. 6,272. 	 D. 5,824.
Câu 28. Nung nóng 0,1 mol C4H10 có xúc tác thích hợp, thu được hỗn hợp khí gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và C4H10. Dẫn X qua bình đựng dung dịch Br2 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng bình tăng m gam và có hỗn hợp khí Y thoát ra. Đốt cháy toàn bộ Y cần vừa đủ 6,832 lít khí O2 (đktc). Giá trị của m là
 A. 3,22. 	 B. 2,80. 	 C. 3,72. 	 D. 4,20.
PHẦN II: TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 29 (1 điểm) Viết phương trình hóa học :( Dưới dạng công thức cấu tạo có ghi rõ điều kiện)
Propan (C3H8) tác dụng với clo ( tỉ lệ mol 1 : 1 ) khi có chiếu sang.
׀
Metyl propen ( CH3–C=CH2 ) tác dụng với nước có xúc tác axit.
 CH3
׀
Isopren ( CH2=C–CH=CH2 ) tác dụng với brom ( trong CCl4) với tỉ lệ mol 1 : 1 tạo
 CH3
 ra sản phẩm theo kiểu cộng 1,4.
Câu 30 ( 1điểm) Dẫn hỗn hợp khí gồm propan , C3H6 ( propen) , C3H4 ( propin ) đi vào một lượng dư dung dịch bạc nitrat trong dung dịch NH3 . Khí còn lại được dẫn vào dung dịch brom. Hiện tượng gì xảy ra trong các thí nghiệm trên, giải thích và viết phương trình hóa học minh họa .
Câu 31 ( 1điểm) Một hỗn hợp X gồm etilen ( C2H4) và axetilen (C2H2).
Đốt cháy 1/3 hỗn hợp (X) thu được 7,2 gam nước.
Hỗn hợp (X) còn lại cộng vừa đủ với 15,68 lít Clo (đktc).
Tính khối lượng hỗn hợp (X) ban đầu .
Tính thành phần phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp (X).
	Cho : C = 12 ; O = 16 ; H = 1
--------------- HẾT ---------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_mon_hoa_hoc_11_chuyen_de_hidrocacbon.docx