SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC -------------- ĐỀ CHÍNH THỨC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT chuyên) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian giao đề ----------------------------------------------------------- Câu 1. Đặc điểm cấu tạo của rễ cây liên quan đến các con đường hấp thụ nước từ đất vào rễ như thế nào? Câu 2. Các hoocmôn sinh trưởng có tác động như thế nào đến tính cảm ứng của thực vật? Giải thích? Câu 3. a. Tại sao khi tiêm chủng thường tiêm vào tĩnh mạch? b. Tại sao nhịp tim của trẻ sơ sinh có tần số lớn hơn nhiều nhịp tim của người trưởng thành? c. Tại sao khi hô hấp nhân tạo nạn nhân phải được nhồi ép lồng ngực và được thổi khí qua miệng? Câu 4. a. Tại sao nói: “Chu trình Canvin xảy ra ở mọi loại thực vật”? b. Một bà nội trợ đặt một túi quả trong tủ lạnh, còn một túi quả bà để quên ở trên bàn. Vài ngày sau, khi lấy quả ra ăn bà thấy rằng quả để trong tủ lạnh ăn ngọt hơn so với quả để quên trên mặt bàn. Hãy giải thích hiện tượng trên? Câu 5. Nêu ứng dụng của tập tính động vật đối với đời sống con người. Câu 6. Sự ra hoa của cây cần điều kiện nào? Trong nông nghiệp để thúc đẩy sự ra hoa của nhiều loại cây trồng, nhất là cây nhập nội cần chú ý các điều kiện liên quan nào? Câu 7. Người ta bố trí thí nghiệm như sau: Dùng 2 miếng giấy lọc tẩm côban clorua đã sấy khô (có màu xanh da trời) đặt đối xứng nhau qua 2 mặt của lá. Sau đó dùng cặp gỗ hoặc cặp nhựa kẹp ép 2 mảnh kính vào 2 miếng giấy này ở cả 2 mặt của lá tạo thành hệ thống kín. Bấm giây đồng hồ để so sánh thời gian giấy chuyển từ màu xanh da trời sang màu hồng và diện tích giấy có màu hồng ở mặt trên và mặt dưới lá. Sau 15 phút thu được kết quả ghi trong bảng sau: Tên cây Diện tích chuyển màu của giấy côban clorua (cm2) Mặt trên Mặt dưới Cây thược dược 9 11 Cây đoạn 4 9 Cây thường xuân 0 3,7 Em hãy rút ra nhận xét, kết luận và giải thích thí nghiệm trên. Câu 8. Ở người nữ, hoocmôn của buồng trứng có tác động ngược như thế nào đến tuyến yên và vùng dưới đồi? Vai trò của hoocmôn kích dục nhau thai? Câu 9. a. Một thí nghiệm với lục lạp tách riêng được thực hiện như sau: Đầu tiên, lục lạp được ngâm trong dung dịch axit có pH = 4 cho đến khi xoang tilacôit đạt pH = 4, lục lạp được chuyển sang một dung dịch kiềm có pH = 8. Đưa lục lạp vào trong tối thì lục lạp có tạo ATP không? Phân tử ATP được hình thành bên trong hay bên ngoài màng tilacôit? Giải thích? b. Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tính tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên? ....................Hết....................... Họ và tên............................................................SBD.......................... SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC KÌ THI CHỌN HSG LỚP 11 THPT NĂM HỌC 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: SINH HỌC (Dành cho học sinh THPT chuyên) Câu Nội dung Điểm 1 (1,0đ) Đặc điểm cấu tạo của rễ: - Biểu bì: Tế bào biểu bì và các lông hút. Nước từ đất được hấp thụ vào rễ qua bề mặt biểu bì, chủ yếu qua các lông hút. Lông hút làm tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ cây và đất... - Vỏ: Được cấu tạo bởi các tế bào nhu mô => tạo ra 2 con đường vận chuyển nước đó là con đường gian bào và con đường tế bào chất................................................................ . - Nội bì: Các tế bào nội bì có vòng đai Caspari bao quanh. Vòng đai Caspari có vai trò điều chỉnh lượng nước vận chuyển vào mạch gỗ................................................................ - Trung trụ: Có mạch gỗ vận chuyển nước từ rễ lên thân.................................................... 0,25 0,25 0,25 0,25 2 (1,0đ) - Hoocmôn kích thích sinh trưởng của thực vật có tác động đến tính hướng động và ứng động sinh trưởng ở thực vật............................................................................................. - Ở hướng động, auxin có tác động đến hoạt động hướng đất và hướng sáng................. - Ở ứng động sinh trưởng, auxin và giberêlin có tác động đến vận động quấn vòng, vận động nở hoa, vận động ngủ - thức........................................................... ........................... - Cơ chế: Auxin và giberêlin có tác động đến sự phân chia, lớn lên và kéo dài của các tế bào ở các bộ phận tương ứng trong cơ thể thực vật............................................................ 0,25 0,25 0,25 0,25 3 (2,0đ) a. Tiêm vào tĩnh mạch vì: - Động mạch có áp lực máu mạnh nên khi rút kim tiêm ra dễ gây chảy nhiều máu.......... - Động mạch nằm sâu trong thịt nên khó tìm thấy.............................................................. - Tĩnh mạch nằm nông (gần da) nên dễ tìm, tĩnh mạch rộng nên dễ luồn kim tiêm........... b. - Trẻ sơ sinh có kích thước cơ thể nhỏ -> Tỉ lệ S/V lớn -> Mất nhiều nhiệt -> Chuyển hóa nhanh -> Nhu cầu trao đổi chất cao -> Nhịp tim cao................................................... - Thành tim mỏng, áp lực yếu -> Mỗi lần co bóp tống máu đi ít -> Nhịp tim nhanh......... - Cơ thể đang trong giai đoạn sinh trưởng phát triển mạnh -> Trao đổi chất mạnh -> Lượng máu đến các cơ quan tăng -> Tim đập nhanh........................................................... c. - Ép lồng ngực để đưa không khí từ trong phổi ra ngoài .................................................. - Thổi khí vào phổi qua miệng làm giãn phế nang, đưa không khí vào kích thích hành tủy gây phản xạ hô hấp trở lại ............................................................................................ 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 4 (1,0đ) a. Có thể nói rằng: “Chu trình Canvin có ở mọi loại thực vật” vì: - Ở thực vật C3: Cố định CO2 trong pha tối được thực hiện theo chu trình Canvin........... - Ở thực vật C4 và CAM: Pha tối quang hợp đều có 2 lần cố định CO2. Lần 1: PEP nhận CO2 và tạo hợp chất 4C. Lần 2: Hợp chất 4C tách CO2 cung cấp cho chu trình Canvin để đi tổng hợp đường. .............................................................................................................. b. Giải thích: - Quả được bảo quản trong tủ lạnh dưới điều kiện nhiệt độ thấp làm ức chế enzim hô hấp nên quá trình hô hấp bị giảm cường độ xuống mức tối thiểu tránh tiêu hao lượng đường trong quả . Vì vậy, quả ngọt hơn so với quả trên bàn....................................................... - Quả để trên bàn: Do không được bảo quản nên cường độ hô hấp giữ nguyên làm hàm lượng đường tiêu giảm nhanh hơn so với quả để trong tủ lạnh. Vì vậy, quả kém ngọt hơn so với quả để trong tủ lạnh..................................... 0,25 0,25 0,25 0,25 5 (1,0đ) Ứng dụng: - Chọn lọc, thuần dưỡng nhiều động vật hoang rã thành gia súc ngày nay ....................... - Những loài thú hoang rã được thuần hóa sử dụng tập tính săn mồi của chúng để bắt chuột, trông coi nhà cửa ...................................................................................................... - Nuôi, gây phát triển nhiều loài côn trùng có lợi (thiên địch) để tiêu diệt sâu hại cây trồng .................................................................................................................................... - Tạo ra những cá thể đực bất thụ ở nhiều loài côn trùng gây hại, chúng có khả năng giao phối nhưng không có khả năng sinh sản ............................................................................. 0,25 0,25 0,25 0,25 6 (1,0đ) - Sự ra hoa của cây cần điều kiện: Tuổi cây, florigen, quang chu kì, phitôcrôm và các điều kiện ngoại cảnh như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm . .... - Các điều kiện liên quan: + Dùng giberêlin tạo điều kiện cho sự ra hoa...................................................................... + Dinh dưỡng hợp lí (tỉ lệ C/N) để cây ra hoa dễ dàng ...................................................... + Dùng tia laze helium-nêon có độ dài bước sóng 632nm chỉ vài giây sẽ chuyển hóa P630 thành P730 cho cây sử dụng ...................................................................................... 0,25 0,25 0,25 0,25 7 (1,0đ) * Nhận xét: Diện tích chuyển thành màu hồng của giấy thấm côban clorua ở mặt dưới lá rộng hơn so với mặt trên của cùng lá đó.............................................................................. * Kết luận: Mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trên.......................................... * Giải thích: - Khí khổng được sắp xếp nhiều hơn ở mặt dưới của lá do đó mặt dưới của lá thoát hơi nước nhiều hơn mặt trên làm cho diện tích chuyển thành màu hồng của giấy tẩm côban clorua rộng hơn so với ở mặt trên........................................................................................ - Riêng ở cây thường xuân là cây sống ở nơi khô cằn nên để tiết kiệm nước, ở biểu bì trên của lá không có khí khổng và có lớp cutin dày khiến nước không thoát qua mặt trên của lá............................. 0,25 0,25 0,25 0,25 8 (1,0đ) * Tác động ngược của hoocmôn buồng trứng lên tuyến yên và vùng dưới đồi. + Dưới tác dụng của hoocmôn GnRH của vùng dưới đồi, tuyến yên tiết ra FSH và LH kích thích buồng trứng tiết ơstrôgen (do nang noãn) và prôgestêrôn (do thể vàng)... + Ở giai đoạn đầu chu kỳ kinh nguyệt: Lượng ơstrôgen do nang noãn tiết ra sẽ tác động ngược lên tuyến yên, kích thích tăng tiết LH, có tác dụng kích thích trứng chín và rụng... + Ở giai đoạn sau của chu kì: Hàm lượng ơstrôgen và prôgestêrôn tăng cao,gây tác động ngược lên vùng dưới đồi và thùy trước tuyến yên, ức chế tiết FSH, LH à ức chế rụng trứng. - Vai trò của HCG là duy trì thể vàng tiết ra prôgestrôn do đó trong thời kì mang thai không có trứng chìn và rụng trứng... 0,25 0,25 0,25 0,25 9 (1,0đ) a. - Lục lạp có tạo ATP mặc dù ở trong tối. Vì có sự chênh lệch H+ giữa 2 bên màng..... - Phân tử ATP được tạo thành bên ngoài màng tilacôit. Vì nồng độ H+ trong xoang tilacôit cao hơn bên ngoài nên được bơm ra ngoài và phức hệ ATP- synthase có các núm xúc tác nằm bên ngoài màng tilacôit....................................................................... b. - Thời gian của 1 chu kì tim là: 60/25 = 2,4 giây. Pha nhĩ co là: 2,4 – 2,1 = 0,3 giây. Pha thất co là: 2,4 – 1,5 = 0,9 giây......... - Pha giãn chung là: 2,4 – (0,3+ 0,9) = 1,2 giây => Tỉ lệ về thời gian các pha trong chu kì tim là: 0,3 : 0,9 : 1,2 ó 1 : 3 : 4 ........... 0,25 0,25 0,25 0,25 --------------- Hết ----------------
Tài liệu đính kèm: