PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015-2016 MÔN : HÓA HỌC 8 Thời gian làm bài: 120 phút không kể giao đề Đề thi gồm 03 trang I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (10 điểm) Chọn các đáp án đúng và ghi kết quả lựa chọn vào tờ giấy thi Câu 1: Trộn hai dung dịch A và B theo tỉ lệ thể tích là 3/5.CM của dung dịch sau là 3M. Biết CM của dung dịch A gấp 2 lần CM của dung dịch B. A và B không tác dụng với nhau. Nồng độ mol của hai dung dịch A và B lần lượt là : A. 4,3M và 2,15M B. 4M và 2M C. 4,36M và 2,18M D. 4,32M và 2,16M Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, một em học sinh đổ một lọ đựng 150ml dung dịch HCl 10% có D là 1,047 g/ml vào lọ khác đựng 250ml dung dịch HCl 2M. Trộn hai dung dịch axit này ta được dung dịch A. Theo em, dung dịch A có nồng độ mol nào sau đây: A. 1,162M B. 2M C. 2,325M D. 3M Câu 3: Một loại quặng sắt chứa 90% Fe3O4. Khối lượng sắt có trong 1 tấn quặng đó là: A. 0,65 tấn B. 0,76 tấn C. 0,6517 tấn D. 0,66 tấn Câu 4: Khối lượng thực của nguyên tử O tính ra gam có thể là: A. 2,6.10-23 g B. 1,328.10-22g C. 2,6568.10-22g D. 2,6568.10-23g Câu 5: Một loại đồng oxit màu đen có khối lượng mol phân tử là 80g; oxit này có thành phần phần trăm về khối lượng của Cu là 80%. Công thức hóa học của đồng oxit là: A. CuO2 B. Cu2O C. CuO D. Cu3O4 Câu 6: Trong các chất sau đây chất nào là đơn chất: a, Axit clohiđric do hai nguyên tố là hiđro và clo cấu tạo nên b, Axit sunfuric do ba nguyên tố là hiđro, lưu huỳnh và oxi cấu tạo nên c, Kim cương do nguyên tố cacbon cấu tạo nên d, Than chì do nguyên tố cacbon tạo nên e, Khí ozon có phân tử gồm 3 nguyên tố O liên kết với nhau A. c, d, e B. a, c, d C. a, b, c D. a, d, e Câu 7: Khi đun nóng đá vôi (canxi cacbonat) người ta thu được canxi oxit. Khi nung 5 tấn đá vôi thu được 2,45tấn canxi oxit (vôi sống). Hiệu suất của phản ứng là: A. 88% B. 87,5% C. 91% D. 87% Câu 8: Nguyên tử khối của kim loại R là 204,4 và muối clorua cua nó chứa 14,8%. Hóa trị của kim loại R là: A. IV B. II C. III D. I Câu 9: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: A. Công thức hoá học biểu diễn thành phần tử của một chất B. Công thức hóa học biểu diễn thành phần nguyên tử tạo ra chất C. Công thức hóa học gồm kí hiệu hóa học của các nguyên tố và số nguyên tử của các nguyên tố đó D. Công thức hóa học gồm kí hiệu hóa học của các nguyên tố Câu 10: Phân tử canxi cacbonat có phân tử khối là 100 đv.C, trong đó nguyên tố canxi chiếm 40% khối lượng, nguyên tố cacbon chiếm 12% khối lượng. Khối lượng còn lại là oxi. Công thức phân tử của hợp chất canxi cacbonat là: A. CaCO3 B. Ca2CO3 C. Ca(CO3)2 D. Ca(HCO3)2 Câu 11: Sắt tác dụng với axit sunfuric loãng theo sơ đồ sau: Sắt + axit sunfuric sắt (II) sunfat + khí hiđro. Cho 5,6g sắt tan hoàn toàn vào dung dịch có chứa 0,2 mol H2SO4 thì thể tích khí hiđro thu được sẽ là : A. 7,72 lít B. 5,04 lít C. 2,24 lít D. 3 lít Câu 12: Cho biết các chất sau đây: a, Nước do nguyên tố oxi và nguyên tố hiđro tạo nên; b, Axit sunfurich do nguyên tố hiđro, nguyên tố lưu huỳnh và nguyên tố oxi cấu tạo nên; c, Khí ozon do nguyên tố oxi tạo nên; d, Khí cacbonic do nguyên tố oxi và nguyên tố cacbon cấu tạo nên; e, Đá vôi do nguyên tố cacbon, nguyên tố canxi và nguyên tố oxi cấu tạo nên. Hỏi nguyên tố oxi tồn tại ở dạng đơn chất trong những chất nào: A. c B. a, b C. c, d D. e, c Câu 13: Theo hoá trị của nhôm trong hợp chất Al2O3, hãy chọn công thức hóa học đúng trong số các công thức hợp chất có phân tử gồm Al liên kết với SO4 hóa trị II sau: A. Al2(SO4)3 B. AlSO4 C. Al3(SO4)2 D. Al2SO4 Câu 14: Nhôm oxit có tỉ số khối lượng của hai nguyên tố nhôm và oxi bằng 4,5:4. Công thức hóa học của nhôm oxit là công thức nào sau đây: A. AlO B. Al2O3 C. Al2O D. AlO3 Câu 15: Cần bao nhiêu cacbon oxit tham gia phản ứng với 160 tấn Fe2O3? Biết rằng sau phản ứng có sắt và khí cacbonic tạo thành: A. 104 tấn B. 84 tấn C. 85 tấn D. 83,5 tấn Câu 16: Một nguyên tử M kết hợp với 3 nguyên tử H tạo thành hợp chất của hiđro. Trong phân tử, khối lượng H chiếm 17,65%. Hỏi nguyên tố M là nguyên tố M là nguyên tố nào sau đây: A. Cu B. Ca C. Fe D. Zn Câu 17: Để tăng năng suất cho cây trồng, một nông dân đến cửa hàng phân bón để mua phân đạm. Cửa hàng có các loại phân đạm sau: NH4NO3 (đạm 2 lá), (NH4)2CO (urê); (NH4)2SO4 (đạm 1 lá). Theo em, nếu bác nông dân mua 500kg phân đạm thì nên mua loại phân đạm nào là có lợi nhất: A. NH4NO3 hoặc (NH2)2CO B. (NH2)2CO C. (NH4)2SO4 D. NH4NO3 Câu 18: Tìm phương pháp hóa học xác định xem trong ba lọ, lọ nào đựng dung dịch axit, muối ăn và dung dịch kiềm (bazơ): A. CuCl2 B. Cu C. Zn D. Quỳ tím Câu 19: Đốt cháy 16g chất X cần 44,8 lít O2 (đktc) thu được khí CO và hơi nước theo tỉ lệ số mol 1: 2. Khối lượng CO2 và H2O lần lượt là: A. 22g và 18g B. 44g và 36g C. 43g và 35g D. 40g và 35g Câu 20: Khi đốt cháy hoàn toàn 1,33 gam một hợp chất X cho 0,392 lít CO2 ở điều kiện tiêu chuẩn và 2,32 gam SO2. Công thức hóa học của hợp chất X là: A. CS B. CS3 C. C2S5 D. CS2 II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1. (4,0 điểm). a) A là một oxit của nitơ có phân tử khối là 46 đvC, tỉ lệ số nguyên tử nitơ và oxi là 1:2. B là một oxit khác của nitơ, ở điều kiện tiêu chuẩn1 lít khí B nặng bằng 1 lít khí cacbonic. Tìm công thức phân tử của A, B. b) Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí thăng bằng, sau đó tiến hành thí nghiệm như sau: - Cho 2,24 gam Fe vào cốc A; - Cho m gam Al vào cốc B. Khi cả Fe và Al tan hoàn toàn thì thấy cân vẫn ở vị trí thăng bằng. Tính m. Câu 2. (2,0 điểm). Đốt cháy hết 6,2g phốt pho trong bình khí oxi lấy dư. Cho sản phẩm cháy hòa tan vào 235,8g nước thu được dung dịch axit có khối lượng riêng 1,25g/ml. a) Tính thể tích oxi trong bình biết oxi lấy dư 30% so với lượng phản ứng (đo ở đktc). b) Tính C% và CM của dung dịch axit. Câu 3. (4,0 điểm). Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp hai kim loại magie và nhôm bằng 500ml dd chứa hai axit HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch A và 8,736 lít khí hiđro đo ở điều kiện tiêu chuẩn. a) Tính khối lượng muối khan thu được. b) Cho dd A phản ứng với V lít dd NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch NaOH cần dùng để thu được kết tủa lớn nhất. Tính khối lượng kết tủa đó. .......................... Hết ....................... Lưu ý: Học sinh được sử dụng Bảng tính tan và Hệ thống tuần hoàn Mendelep do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành Họ và tên thí sinh: ........................................................................ Số báo danh: ............... PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU NĂM HỌC 2015-2016 MÔN: HÓA HỌC 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án C C C D C A B D C A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án C A A B B C B D B D II. PHẦN TỰ LUẬN (10 điểm) Câu 1. (4,0 điểm) 1) - Gọi công thức của A là NxOy. ( x,y € N* ) Ta có các phương trình: 14x +16y = 46 (1) và y = 2x (2) Thay (2) vào (1) và giải phương trình tìm được ta có => x =1; y = 2. Vậy công thức của A là NO2 - Gọi công thức của B là NnOm ( n,m € N* ) Vì 1 lít khí B nặng bằng 1lít khí CO2 MB = 44 (gam/mol) Ta có phương trình: 14n + 16m = 44 Vì 16m < 44 m < = 2,75 Nếu m = 1 n = 2 (chọn) m = 2 n = 0,857 (loại) Vậy công thức oxit là: N2O 1,0 1,0 2) nFe= = 0,04 mol ; nAl = mol Khi thêm Fe vào cốc đựng dd HCl (cốc A)có phản ứng: Fe + 2HCl ® FeCl2 +H2 mol: 0,04 0,04 Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng cốc đựng HCl tăng thêm: 2,24 - (0,04. 2) = 2,16 (g) Khi thêm Al vào cốc đựng dd H2SO4 có phản ứng: 2Al + 3 H2SO4 ® Al2 (SO4)3 + 3H2 mol ® mol Khi cho m gam Al vào cốc B, cốc B tăng thêm m - (g) Để cân bằng cốc B cũng phải tăng thêm 2,16 gam nên m - = 2,16 => m = 2,43 g 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,5 Câu 2. (1,0 điểm) a) nP = 0,2 mol 4P + 5 O2 2P2O5 mol: 0,2 0,25 0,1 n O2 ( bình) = 0,25 + 0,25 . 30% = 0,325( mol) VO2( bình) = 0,325 .22,4 = 7,28(lít) 0,5 b) 3H2O + P2O5 ® 2H3PO4 mol: 0,1 0,2 = 0,2 . 98 = 19,6 (g) = 14,2 + 235,8 = 250 (g) Vdd = 250 : 1,25 = 200ml = 0,2(l) C% = 7,84% CM = 1M 0,5 Câu 3. (5,0 điểm) a) nHCl = 0,5 (mol) , nH2SO4= 0,14 (mol) , nH2 = 0,39 (mol) (Đổi 500 ml = 0,5 l) n Mg= x = x1 +x2 (mol) n Al = y = y1 + y2 (mol) Mg + 2HCl à MgCl2 + H2 x1 2x1 x1 x1 Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2 x2 x2 x2 x2 2Al + 6 HCl à 2AlCl3 + 3H2 y1 3y1 y1 1,5 y1 2Al + 3 H2SO4 à Al2SO4 +3 H2 y2 1,5y2 0,5y2 1,5y2 m muối khan = mkim loại + m axit – mH2 = 7,74 + 0,5. 36,5 + 0,14. 98 – 0,39. 2 = 38,93 (gam) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,75 b) Từ các phương trình phản ứng ta có : nH2(do Mg sinh ra) = x1 + x2 = nMg = x (mol) nH2(do Al sinh ra) = 1,5. (y1 + y2) = 1,5 nAl = y (mol) Ta có hệ pt : 24x + 27y = 7,74 x = 0,12 (mol) x + 3/2y = 0,39 y = 0,18 (mol) MgCl2 + 2NaOH Mg(OH)2 + 2NaCl (5) x1 2x1 x1 MgSO4 + 2NaOH Mg(OH)2 + Na2SO4 (6) x2 2x2 x2 AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl (7) y1 3y1 y1 Al2(SO4)3 + 6NaOH 2Al(OH)3 + 3Na2SO4 (8) y2/2 3y2 y2 §Ó lîng kÕt tña lín nhÊt th× NaOH ph¶n øng võa ®ñ víi c¸c muèi MgCl2 , MgSO4 , AlCl3 , Al2(SO4)3 ®Ó sinh ra Mg(OH)2 vµ Al(OH)3 ( Al(OH)3 kh«ng bÞ hoµ tan ) nNaOH = 2x1 + 2x2 + 3y1 + 3y2 = 2( x1 + x2 ) + 3( y1 + y2 ) = 2x + 3y = 2. 0,2 + 3. 0,18 = 0,78 (mol) V = 0,78 : 2 = 0,39 (l) mkÕt tña max = m Mg(OH)2 + m Al(OH)3 = 58.( x1 + x2 ) + 78.( y1 + y2 ) = 58x + 78y = 58. 0,12 + 78. 0,18 = 21(g) 0,5 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5
Tài liệu đính kèm: