Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cầu Diễn

docx 6 trang Người đăng daohongloan2k Ngày đăng 23/12/2022 Lượt xem 386Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cầu Diễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập giữa học kỳ II môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cầu Diễn
TRƯỜNG THCS CẦU DIỄN
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II 
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: HÓA HỌC 8
Họ và tên: ...... Lớp: 
I. Trắc nghiệm Chọn phương án đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1. Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?
A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh, nhất là ở nhiệt độ cao
B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết kim loại
C. Oxi không có mùi và vị
D. Oxi cần thiết cho sự sống
Câu 2: Hãy cho biết 2,7.1024 phân tử oxi có khối lượng bao nhiêu gam?
A. 120g 	B. 140g 	C. 144g 	D. 122g
Câu 3: Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa 4,8 gam oxi. Sau phản ứng thu được m gam oxit. Giá trị của m là:
A. 7,10g	B. 3,55g	C. 8,52g	D. 4,26g
Câu 4: Người ta thu được khí oxi và hiđro bằng cách đẩy nước vì chúng có đặc điểm:
A. Nặng hơn không khí B. Tan ít trong nước
C. Nhẹ hơn không khí D. Tan nhiều nước
Câu 5. Cho các chất sau:
1. FeO 2. KClO3 3. KMnO4 
4. CaCO3 5. Không khí 6. H2O
Những chất được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:
A. 1, 2, 3, 5 	B. 2, 3, 5, 6 	C. 2, 3 	D. 2, 3, 5
Câu 6. Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất:
A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới
B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới
C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới
D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra
Câu 7. Phản ứng hóa hợp là phản ứng hoá học trong đó:
A. Một chất sinh ra một chất mới.
B. Một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.
C. Một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
D. Có chất khí thoát ra.
Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, khi đốt cháy sắt ở nhiệt độ cao thu được 2,32g oxit sắt từ (Fe3O4). Khối lượng oxi cần dùng là:
A. 0,32g	B. 0,96g	C. 0,64g	D. 0,74g
Câu 9. Đốt cháy 2,24 lít khí C2H4 thì cần bao nhiêu lít khí oxi (ở đktc), biết sản phẩm của phản ứng là CO2 và nước?
A. 67,2l	B. 22,4l	C. 6,72l	D. 2,24l
Câu 10 . Tính số gam kali clorat (KClO3) cần thiết để điều chế được 9,6 gam khí oxi? 
A. 6,125 gam	B. 12,25 gam	C. 24,5 gam 	D. 36,75 gam.
Câu 11: Một hợp chất oxit chứa 40% về khối lượng của S. Xác định CTHH của oxit. 
A. SO3. 	B. SO4.	C. SO2. D. SO.
Câu 12: Dãy chỉ gồm các oxit axit là:
A. CO, CO2, SO2 	B. SO2, CO2, NO2	C. CuO, CaO, Fe2O3	D. CO2, ZnO, NO2
Câu 13: Oxit nào dưới đây không phải là oxide base (oxit bazơ)?
A. CuO 	B. CaO 	C. CO 	D. MgO 
Câu 14. Nhóm công thức nào sau đây đều là oxide (oxit)?
A. CuO; CaCO3; SO3 	B. FeO; KCl; P2O5
C. Al2O3; SiO2; HNO3 	D. CO2; SO2; MgO
Câu 15. Oxit nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
A. CO2 (cacbon đioxit) 	B. CO (cacbon oxit)
C. SO2 (lưu huỳnh đoxit) 	D. SnO2 (thiếc đioxit)
Câu 16. Chỉ ra công thức của oxit viết SAI:
A. MgO2 	B. P2O5 	C. FeO 	D. ZnO
Câu 17: Câu nào đúng khi nói về không khí trong các câu sau?
A. Không khí là một nguyên tố hoá học
B. Không khí là một đơn chất
C. Không khí là một hỗn hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và nitơ
D. Không khí là hỗn hợp của 2 khí là oxi và nitơ
Câu 18. Quá trình nào dưới đây không làm giảm lượng oxi trong không khí?
A. Sự hô hấp của động vật 	 	B. Sự quang hợp của cây xanh 
C. Sự gỉ của các vật dụng bằng sắt	D. Đốt cháy than củi, bếp ga
Câu 19. Chất khí nào sau đây duy trì sự cháy và sự sống?
Nitơ 	B. Oxi 	C. Cacbonic 	D. Metan
Câu 20. Thành phần không khí gồm:
A. 21% N2; 78% O2; 1% khí khác	B. 78% N2; 21% O2; 1% khí khác
C. 78% O2; 21%N2; 1% khí khác	D. 100% N2
Câu 21. Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí. Mỗi người trong một ngày đem cần trung bình một thể tích oxi là: (Giả sử các thể tích khí đo ở đkc và thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí)
A. 0,82 m3 	B. 0,91 m3 	C. 0,95 m3 D. 0,84 m3 
Câu 22: Ứng dụng quan trọng của khí oxi là: 
A. sự hô hấp	B. sự đốt nhiên liệu	C. dập tắt các đám cháy	D. cả A và B.
Câu 23: Tính chất vật lý nào dưới đây không phải của hiđro?
A. Là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí	B. Không màu, không mùi, không vị
C. Tan nhiều trong nước	D. Tan ít trong nước 
Câu 24. Hỗn hợp khí hidro và khí oxi là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp này nổ mạnh nhất ở tỉ lệ về thể tích: VO2 : VH2 là bao nhiêu?
A. 3 : 1 	B. 2 : 2 	C. 1 : 2 D. 2 : 1 
Câu 25: Điều chế hidro trong phòng thí nghiệm, người ta dùng:
Mg + HNO3	B. Zn + H2SO4 đặc nóng 	C. Điện phân nước	D. Al + HCl
Câu 26. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế ?
A. 4P + 5O2	t0 2P2O5	B. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 
C. CaCO3 t0 CaO + CO2 	 	D. C + O2 	t0 CO2
Câu 27: Cho các phản ứng sau, phản ứng nào không phải phản ứng thế
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2	B. Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Zn + CuO t0 Cu + ZnO	C. H2SO4 + BaO → BaSO4 + H2O
Câu 28. Thu khí hidro bằng các đẩy không khí ta đặt bình như thế nào?
A. Úp bình 	B. Ngửa bình 	C. Nghiêng bình	D. Ngang bình
Câu 29. Cho 13 g Zn vào dung dịch chứa 0,5 mol axit HCl. Thể tích khí H2 thu được là:
A. 1,12 lít 	B. 2,24 lít C. 3,36 lít 	D. 4,48 lít
Câu 30. Cho 48 g CuO tác dụng với khí H2 khi đun nóng. Thể tích khi H2 (đktc) cần dùng cho phản ứng trên là:
A. 11,2 lít 	B. 13,44 lít 	C. 13,88 lít 	D. 14,22 lít
Câu 31. Đốt cháy 2,8 lít H2 (đktc) sinh ra H2O có thể tích là:
A. 2,1 lít. 	B. 2,8 lít. C. 5,6 lít. D. 4,2 lít.
Câu 32. Cho các phản ứng hoá học sau:
	1. CaCO3 ® CaO + CO2	2. 4P + 5O2 ® 2P2O5
	3. CaO + H2O ® Ca(OH)2	4. H2 + HgO ® Hg + H2O
	5. Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2	6. 2KMnO4 ® K2MnO4 + MnO2 + O2
Số lượng phản ứng phân huỷ và phản ứng thế lần lượt là:
A. 1, 3	B. 3, 3	C. 3, 2	D. 2, 2
Câu 33: Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng hoá hợp:
A. 3Fe + 3O2 t0 Fe3O4 	B. CO2 + BaO → BaCO3
C. CuO +H2 t0 Cu + H2O 	D. CaO +H2O → Ca(OH)2
Câu 34. Đốt cháy hoàn toàn khí metan (CH4) cần 4,48 lít khí oxi (đktc), thu được m1 gam khí CO2 và m2 gam H2O. Tính m1 + m2?
A. 4 gam.	B. 6,2 gam. 	C. 8 gam. 	D. 12,4 gam.
Câu 35. Tục ngữ có câu “Nước chảy đá mòn”. Câu nói đó nếu xét theo khía cạnh hoá học thì được mô tả theo phương trình hoá học sau: CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2. Phản ứng trên thuộc loại:
A. Phản ứng hoá hợp. 	C. Phản ứng phân huỷ.	B. Phản ứng thế. 	D. Phản ứng trao đổi.
II. Tự luận 
Bài 1: Hoàn thành các phản ứng hoá học và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào đã học.
1) S + O2 →
2) P + O2 →
3) Al + O2 →
4) C3H6 + O2 →
5) KMnO4 t0
6) KClO3 t0 
7) CuO + H2 →
8) Fe2O3 + H2 → 
9) Fe + HCl →
10) Zn + H2SO4 →
Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn 7,44 gam photpho trong bình chứa khí oxi, tạo thành điphotpho pentaoxit.
a. Tính khối lượng hợp chất tạo thành sau phản ứng?
b. Nếu trong bình chứa 10,24 gam khí oxi. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc chất nào còn dư và dư bao nhiêu gam?
Bài 3: Khi đốt cháy sắt trong khí oxi thu được oxit sắt từ Fe3O4. 
Tính số gam sắt và số gam oxi cần dùng để điều chế 2,32 g oxit sắt từ.
Tính số gam kalipemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí oxi nói trên.
Bài 4: Khử hoàn toàn 48 gam đồng (II) oxit bằng khí H2 ở nhiệt độ cao
Tính số gam đồng kim loại thu được?
Tính thể tích khí H2 (đktc) cần dùng?
Bài 5: Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế khí Hiđro bằng cách cho 97,5g kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric vừa đủ .
Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra .
Tính thể tích khí Hiđro thu được (ở đktc).
Dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra bột đồng (II) oxit dư đun nóng . Tính lượng đồng kim loại tạo thành.
(Cho biết: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65)

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_giua_hoc_ky_ii_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_202.docx