Đề kiểm tra cuối học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Cư Yên (Có đáp án)

docx 10 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 247Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Cư Yên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối học kì I môn Hóa học Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường TH và THCS Cư Yên (Có đáp án)
PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I 
TRƯỜNG TH&THCS CƯ YÊN NĂM HỌC 2022-2023 
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
(Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề)
TT
Nội dung kiến 
thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ nhận thức
Tổng
% tổng điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Số CH
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
1
Chương 1 :
Chất -nguyên tử- phân tử
Chất
1
1
2,5%
2
Nguyên tử
1
1
2,5%
3
Đơn chất và hợp chất_ Phân tử
1
 1
2,5%
4
Công thức hóa học
1
1
1
1
22,5%
5
Hóa trị
1
1
2,5%
6
Chương 2: 
Phản ứng hóa học
Sự biến đổi chất
1
1
2,5%
7
Phản ứng hóa học
1
1
2,5%
8
Định luật bảo toàn khối lượng
1
1
2,5%
9
Phương trình hóa học
1
1
1
2
1
32,5%
10
Chương 3 : Mol và tính toán hóa học
Mol
1
1
2,5%
11
Chuyển đổi giữa m, V và n
1
1
2,5%
12
Tỉ khối của chất khí
1
1
2,5%
13
Tính theo công thức hóa học
1
1
1
20%
Tổng
12
2
1
1
16
4
12
100%
Tỉ lệ (%)
30%
40%
20%
10%
Tỉ lệ chung (%)
70%
30%
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 1
MÔN: HÓA HỌC 8 – THỜI GIAN LÀM BÀI 60 PHÚT
TT
Nội dung kiến thức
Đơn vị kiến thức
Mức độ kiến thức, kĩ năng 
cần kiểm tra, đánh giá
Số câu hỏi theo các mức độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Vận dụng cao
1
Chương 1 :
Chất -nguyên tử- phân tử
Chất
Nguyên tử
Đơn chất và hợp chất_ Phân tử
Công thức hóa học
Hóa trị
Nhận biết:
- Khái niệm chất và một số tính chất của chất
- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp. {1-TN}
- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
- Khái niệm nguyên tử {2-TN}
- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học. 
- Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối
- Khái niệm đơn chất, hợp chất, phân tử, phân tử khối{3-TN}
- Khái niệm CTHH và ý nghĩa của CTHH. {4-TN}
- Khái niệm hóa trị và quy tắc hóa trị {5-TN}
Thông hiểu:
- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. 
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột. 
- Cấu tạo nguyên tử
- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể. 
- Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó. 
- Viết được công thức hoá học của chất cụ thể khi biết tên các nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố tạo nên một phân tử và ngược lại. {1-TL}
Vận dụng:
- So sánh tính chất vật lí của một số chất gần gũi trong cuộc sống, thí dụ đường, muối ăn, tinh bột. 
- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na). 
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Nêu được ý nghĩa công thức hoá học của chất cụ thể. 
- Tìm được hoá trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử theo công thức hoá học cụ thể. 
- Lập được công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị của hai nguyên tố hoá học hoặc nguyên tố và nhóm nguyên tử tạo nên chất. 
Vận dụng cao: 
Giải được các bài câu hỏi, bài tập liên quan đến hóa trị và lập CTHH
Giải được các bài câu hỏi, bài tập liên quan đến cấu tạo nguyên tử
Giải được các bài câu hỏi, bài tập liên quan đến tìm nguyên tố hóa học
5
1
6
2
Chương 2: 
Phản ứng hóa học
Sự biến đổi chất
Phản ứng hóa học 
Định luật bảo toàn khối lượng
Phương trình hóa học
Nhận biết:
- Khái niệm hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học {6-TN}
- Khái niệm về PƯHH và điều kiện xảy ra PƯHH {7-TN}
- Khái niệm về định luật bảo toàn khối lượng{8-TN}
- Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học. {9-TN}
- Các bước lập phương trình hoá học. 
- Ý nghĩa của phương trình hoá học: Cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa các chất trong phản ứng. 
Thông hiểu:
- Phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học. 
- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể.
- Viết được phương trình hoá học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hoá học. Xác định được chất phản ứng (chất tham gia, chất ban đầu) và sản phẩm. . {2-TL} 
Vận dụng:
- Tính được m của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
Vận dụng cao:
- Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm. {3- TL}
- Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hoá học cụ thể. 
4
1
1
6
3
Chương 3 : Mol và tính toán hóa học 
Mol 
Chuyển đổi giữa khối lượng,thể tích và lượng chất
Tỉ khối của chất khí
Tính theo công thức hóa học
Tính theo phương trình hóa học
Nhận biết:
- Định nghĩa: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc): (0oC, 1 atm). {10-TN}
- Biểu thức biểu diễn mối liên hệ giữa lượng chất (n), khối lượng (m) và thể tích (V). {11-TN}
- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí. {12-TN}
- Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và của khí A đối với không khí. 
-  Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học
- Các bước lập công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất
 - Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ thể tích giữa các chất bằng tỉ lệ số nguyên tử hoặc phân tử các chất trong phản ứng. 
- Các bước tính theo phương trình hoá học. 
Thông hiểu:
- Tính được khối lượng mol nguyên tử, mol phân tử của các chất theo công thức. 
- Cách giải bài tóan hóa học có liên quan đến tỉ khối chất khí
Vận dụng: 
- Tính được m (hoặc n hoặc V) của chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn khi biết các đại lượng có liên quan. 
- Tính tóan và biết cách tìm khối lượng mol khí từ tỉ khối. 
- Dựa vào công thức hoá học: 
 + Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất. 
 + Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại. 
- Tính được tỉ lệ số mol giữa các chất theo phương trình hoá học cụ thể. 
- Xác định được công thức hoá học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất
{4-TL}
Vận dụng cao:
-  Tính tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của một chất khí đối với không khí
- Tính được khối lượng chất phản ứng để thu được một lượng sản phẩm xác định hoặc ngược lại.
- Tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng hoá học. 
3
1
4
Tổng
12
2
1
1
16
Tỉ lệ % 
30%
40%
20%
10%
100%
Tỉ lệ chung
70%
30%
PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I 
TRƯỜNG TH&THCS CƯ YÊN NĂM HỌC 2022-2023 
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
(Thời gian làm bài 60 phút không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm khách quan: (3,0 điểm)
	Khoanh tròn vào chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng.
Câu 1: Tính chất nào sau đây cho ta biết đó là chất tinh khiết?
A. Không màu, không mùi.
B. Có vị ngọt, mặn hoặc chua.
C. Không tan trong nước.
D. Có nhiệt độ sôi xác định.
Câu 2 :Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi
A. proton, nơtron.
B. proton, electron.
C. electron.
D. electron, nơtron.
Câu 3: Muối ăn (thành phần chính NaCl) là một hợp chất
A. do muối ăn ở trạng thái rắn.	
B. do 2 nguyên tử tạo nên là Natri và Clo.
C. do 2 đơn chất tạo nên là Natri và Clo.	
D. do 2 nguyên tố hóa học là Natri và Clo tạo nên.
Câu 4: Cho phương trình hóa học: 2Cu + O2 → 2CuO.
Tỉ lệ giữa số nguyên tử đồng : số phân tử oxi : số phân tử CuO là:
A. 1 : 2 : 2.
B. 2 : 2 : 1.
C. 2 : 1 : 2.
D. 2 : 1 : 1.
Câu 5:Biết Ca (II) và PO4(III) vậy công thức hóa học đúng là
A. CaPO4.
B. Ca3PO4.
C. Ca3(PO4)2
D. Ca(PO4)2.
Câu 6: Hòa tan muối ăn vào nước, được dung dịch trong suốt. Cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn lại xuất hiện. Quá trình này được gọi là:
A. Hiện tượng hòa tan.
B. Hiện tượng hóa học
C. Hiện tượng vật lí.
D. Hiện tượng bay hơi
Câu 7. Cho phương trình hóa học sau SO3+ H2O →  H2SO4. Chất tham gia phản ứng là
A. SO3, H2SO4.
B. H2SO4.
C. H2O, H2SO4.
D. SO3, H2O.
Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng về nội dung của định luật bảo toàn khối lượng?
A. Trong 1 PUHH, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất phản ứng.
B. Trong 1 PUHH, tổng số lượng chất sản phẩm bằng tổng số lượng chất tham gia phản ứng.
C. Trong 1 PUHH, có sự thay đổi về số lượng nguyên tử trước và sau phản ứng.
D. Trong 1 PUHH, tổng khối lượng các chất phản ứng gần bằng tổng khối lượng các chất sản phẩm.
Câu 9 : Cho Magiê tác dụng với Oxi tạo thành Magiê oxit được biểu diễn bởi PTHH sau
A. Mg + O2 → MgO.	B. 2Mg + 2O2 → MgO.
C. 2Mg + O2 → 2MgO.	D. Mg + O2 → 2MgO.
Câu 10: Trong 1 mol O2 có bao nhiêu nguyên tử Oxi?
A. 6.1023 nguyên tử Oxi
B. 12. 1023 nguyên tử Oxi
C. 6,04. 1023 nguyên tử Oxi
D. 18,06. 1023 nguyên tử Oxi
Câu 11:  Công thức chuyển đổi giữa lượng chất ra khối lượng là:
A. m=n.M.
B. M= n/m.
C. M=n.m
D. M.m.n = 1
Câu 12: Khí SO2 nặng hơn khí O2 bao nhiêu lần?
A. 1,5 lần.
B. 1,7 lần
C. 2 lần.
D. 1,2 lần
II. Tự luận: (7,0 điểm)
Câu 1:(2,0 điểm) Lập công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất được tạo bởi.
Fe (III) và O (II)
Cu (II) và nhóm SO4 (II)
Câu 2: (2,0 điểm) Viết phương trình chữ và xác định chất tham gia và chất sản phẩm của phản ứng sau:
Đốt cháy Kẽm trong khí Oxi, sau phản ứng thu được Kẽm oxit.
Cho Nhôm tác dụng với axit clo hidric, sau phản ứng thu được Nhôm clorua và khí hidro.
Câu 3:(2,0 điểm) Cân bằng các sơ đồ phản ứng sau:
a. Al + O2 ----->	 Al2O3
 	b. Fe + Cl2 -----> FeCl3
	c. Na + O2 ----> Na2O.
 d. Mg + HCl ----> MgCl2 + H2
Câu 4: (1,0 điểm): Một oxit của Sắt có thành phần trăm của Sắt là 72,41% và Oxi là 27,59%. Biết oxit này có khối lượng mol phân tử là 232 g/mol. Hãy tìm công thức hóa học của oxit đó.
( Biết: O=16, Cu=64, Mg=24, Fe=56, Cl=35,5, Ag =108, N=14.)
PHÒNG GD&ĐT LƯƠNG SƠN HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI KỲ I 
TRƯỜNG TH&THCS CƯ YÊN NĂM HỌC 2022-2023 
MÔN: HÓA HỌC – LỚP 8
I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm): Mỗi phương án trả lời đúng 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
A
D
C
C
C
D
A
C
B
A
C
II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 
Nội dung
Điểm
1
(2,0 điểm)
Fe2O3 
PTK của Fe2O3 = 2 . 56 + 3 . 16 = 160
CuSO4
PTK của CuSO4 = 64 + 32 + 4 . 16 = 160
0,5
0,5
0,5
0,5
2
(2,0 điểm)
Phương trình chữ: Kẽm + Oxi → Kẽm oxit
Chất tham gia phản ứng: Kẽm và Oxi, Chất sản phẩm: Kẽm oxit
Phương trình chữ: Nhôm + Axit clohidric → Nhôm clorua + hidro
Chất tham gia phản ứng: Nhôm và axit clohidric, chất sản phẩm: Nhôm clorua và hidro
0,5
0,5
0,5
0,5
3
(2,0 điểm)
a. 4Al + 3O2 →	 2Al2O3
 	b. 2Fe + 3 Cl2 → 2FeCl3
	c. 4Na + O2 → 2Na2O.
 d. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
0,5
0,5
0,5
0,5
4
(1,0 điểm)
Đặt công thức hóa học của hợp chất là FexOy ( x, y nguyên dương)
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một mol hợp chất là:
nFe=x= 72,41% . 232100% . 56=3 mol
nO=y= 27,59% . 232100% . 16=4 mol
Vậy công thức hóa học của hợp chất là: Fe3O4
0,25
0,25
0,25
0,25
Chú ý: mọi cách trả lời hợp lí đều cho điểm tương ứng.
Cư Yên, ngày 7 tháng 12 năm 2022
NGƯỜI RA ĐỀ
 Đào Văn Chung
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
Ngày tháng 12 năm 2022
Quách Thu Ngọc
Ngày tháng 12 năm 2022
Phạm Thị Vân Anh

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_8_nam_hoc_2022_202.docx