UBNH HUYỆN YÊN ĐỊNH TRƯỜNG THCS YÊN HÙNG ĐỀ ĐỀ XUẤT (Đề thi gồm có 02 trang) ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1 CẤP TỈNH Môn: Hóa Học Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm). Cho các oxit có công thức sau: SO3, Fe2O3, N2O5, Mn2O7, N2O, SiO2, MgO, CuO, Al2O3, Na2O. Những oxit nào thuộc loại oxit axit, oxit bazơ? Oxit nào tác dụng với nước, viết phương trình hoá học? Câu 2 (2,0 điểm). Trong phòng thí nghiệm, người ta thường dùng KMnO4, KClO3 để điều chế oxi. Nêu và giải thích phương pháp thu khí oxi vào lọ? Khi nung nóng lần lượt a gam KMnO4 và b gam KClO3 sau phản ứng hoàn toàn thu được cùng một lượng khí oxi. Hãy tính tỉ lệ a/b? Câu 3: (2,0 điểm) Cân bằng các phương trình hóa học sau: a. CuS + O2 CuO + SO2 b. Al4C3 + H2O CH4 + Al(OH)3 c. Fe(OH)3 + H2SO4 Fe2(SO4)3 + H2O d. C4H10O + O2 CO2 + H2O e. Al + H2SO4 (đặc, nóng) Al2(SO4)3 + H2S + H2O f. Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NH4NO3 + H2O g. CnH2n+1 COOCmH2m+1 + O2 CO2 + H2O h. Al + HNO3 Al(NO3)3 + NxOy + H2O Câu 4: (2,0 điểm) Khử hoàn toàn 2,552 gam một oxit kim loại cần 985,6 ml H2(đktc), lấy toàn bộ lượng kim loại thoát ra cho vào dung dịch HCl dư thu được 739,2 ml H2(đktc). Xác định công thức của oxit kim loại đã dùng? Câu 5. (2,0 điểm) Hòa tan 8,7 gam hỗn hợp gồm kim loại Kali (K) và một kim loại R (hóa trị II) trong dung dịch axit HCl lấy dư thấy có 5,6 lít H2 (đktc) thoát ra. Mặt khác nếu hòa tan riêng 9 gam kim loại R trong HCl dư thì thể tích khí H2 sinh ra chưa đến 11 lít (đktc). Hãy xác định kim loại R. Câu 6 (2,0điểm): Cho một dòng khí hiđrô dư qua 4,8 gam hỗn hợp CuO và một oxit sắt nung nóng thu được 3,52 gam chất rắn. Đem chất rắn đó hòa tan trong axit HCl dư thu được 0,896 lit khí(đktc). Xác định khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp. Xác định công thức phân tử oxit sắt Câu 7 (2,0điểm): : Có 4 lọ đựng riêng biệt: nước cất, dung dịch NaOH, dung dịch HCl, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi lọ. Câu 8(2,0điểm): Một hỗn hợp khí A gồm CO, CO2. Trộn A với không khí theo tỉ lệ thể tích 1: 4, Sau khi đốt cháy hết khí CO thì hàm lượng phần trăm (%) thể tích của N2 trong hỗn hợp mới thu được tăng 3,36% so với hỗn hợp trước phản ứng. Tính % thể tích của hai khí trong hỗn hợp A. Giả thiết không khí chỉ có N2, O2 trong đó O2 chiếm 1/5 thể tích không khí. Câu 9(2,0điểm): Hòa tan hết 4,8 gam hỗn hợp A gồm MgO, Fe2O3, CuO cần vừa đủ một lượng dung dịch chứa 5,84 gam HCl. Mặt khác, dẫn khí H2 dư qua 0,09 mol hỗn hợp A nung nóng thì sau phản ứng thu được 1,62 gam nước. Tính khối lượng mỗi chất trong 4,8 gam hỗn hợp A. Câu 10: (2,0 điểm) Khí X được điều chế bằng cách nung nóng chất rắn A và được thu vào ống nghiệm bằng phương pháp đẩy nước như hình vẽ dưới đây: a. Biết khí X là chất khí chiếm khoảng 20% thể tích không khí. Hãy cho biết X là khí gì? Chọn hai chất tương ứng với chất rắn A thích hợp và viết PTHH của phản ứng xảy ra. b. Trong thí nghiệm trên, vì sao ống nghiệm (1) phải được lắp nghiêng với miệng ống nghiệm thấp hơn đáy ống nghiệm? c. Vì sao khi kết thúc thí nghiệm, phải tháo rời ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm (1) sau đó mới được tắt đèn cồn? d. Kể tên các dụng cụ được sử dụng trong thí nghiệm trên. ----------------------- Hết ----------------------- UBNH HUYỆN YÊN ĐỊNH TRƯỜNG THCS YÊN HÙNG ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI VÒNG 1 CẤP TỈNH Câu Nội dung cần đạt Điểm Câu 1 oxit axit: SO3, N2O5, Mn2O7, SiO2. Oxit bazơ: Fe2O3, MgO, Na2O, CuO. Oxit tác dung với nước: SO3, N2O5, Mn2O7, Na2O. SO3 + H2O H2SO4 N2O5 + H2O 2HNO3 Mn2O7 + H2O 2HMnO4 Na2O + H2O 2NaOH 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 1 PP1 thu oxi vào lọ bằng cách đẩy không khí, lọ để ngửa.Vì oxi nặng hơn không khí PP2 thu oxi vào lọ bằng cách đẩy nước,vì oxi ít tan trong nước. 2 PTHH: 2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 /mol 2KClO3 2KCl + 3O2 /mol Vì lượng oxi thu được bằng nhau nên 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 a. 2CuS + 3O2 2CuO + 2SO2 b. Al4C3 + 12H2O 3CH4 + 4Al(OH)3 c. 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 Fe2(SO4)3 + 6H2O d. C4H10O + 6O2 4CO2 + 5H2O e. 8Al + 15H2SO4 (đặc, nóng) 4Al2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O f. 4Mg + 10HNO3 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O g. CnH2n+1 COOCmH2m+1+O2 CO2 + H2O h. Al + HNO3 Al(NO3)3 + 3NxOy + H2O 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 4 Gọi công thức của oxit cần tìm là MxOy Phương trình phản ứng. MxOy + yH2 xM + yH2O (1) Theo định luật bảo toàn khối lượng => khối lượng kim loại = 2,552 + 0,044.2 – 0,044.18 = 1,848(g) Khi M phản ứng với HCl 2M + 2nHCl 2MCln + nH2 (2) (2) => => M = 28n Với n là hóa trị của kim loại M Chỉ có n = 2 với M = 56 (Fe) là thỏa mãn Theo (1) => oxit cần tìm là Fe3O4 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 5 PTHH: 2K + 2HCl 2KCl + H2 (1) R + 2HCl RCl2 + H2 (2) Gọi x, y lần lượt là số mol của K, R trong hh (x, y >0). Coi khối lương mol của R chính là R (g/mol) Theo bài ra ta có: 39x + Ry = 8,7 (3) Theo bài và PTHH: 0,5x + y = 0,25 hay 39x + 78y = 19,5 (4) Từ (3), (4) : R = 78- 11,7: y . Kết hợp với y < 0,25 suy ra R < 34,8 (I) Mặt khác R + 2HCl RCl2 + H2 (2) 9/R 9/R (mol) Theo bài 9/R 18,3 (II) Kết hợp (I), (II) ta thấy chỉ có Mg (24) hóa trị II thỏa mãn. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 6 a. Các phương trình phản ứng: CuO + H2 to Cu + H2O (1) FexOy + H2 to xFe + yH2O (2) Fe + 2HCl FeCl2 + H2 (3) Số mol H2= 0,896/22,4= 0,04 mol. Theo PT nFe= 0,04 mol - Số gam Cu= 3,52- 56.0,04= 1,28 gam. - Khối lượng CuO trong hỗn hợp ban đầu: (1,28/64).80= 1,6 gam - Số gam oxit sắt : 4,8- 1,6 = 3,2 gam. - Số mol oxit sắt: 3,2/(56x+16y) = 0,04/x. Giải ra được tỉ lệ: x/y= 2/3. Vậy công thức phân tử của oxit sắt là : Fe2O3 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 - Trích mẫu thử và đánh số thứ tự tương ứng. - Nhúng lần lượt các mẩu giấy quỳ tím vào các mẫu thử. Nếu: + Mẫu nào làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ thì đó là axit clohidric (HCl). + Mẫu nào làm quỳ tím chuyển thành màu xanh thì đó là natrihidroxit (NaOH) + Mẫu không làm quỳ tím đổi màu là nước (H2O) và natriclorua (NaCl). - Đun nóng 2 mẫu còn lại trên ngọn lửa đèn cồn. Nếu: + Chất nào bay hơi hết không có vết cặn thì đó là nước. + Chất nào bay hơi mà vẫn còn cặn là natriclorua 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 0.25 Câu 8 Giả sử hỗn hợp A có thể tích 1 lít => V không khí = 4 lít, trong đó V N2 = 4. 0,8 = 3,2 lít % N2 trong hỗn hợp đầu = Gọi x là thể tích khí CO có trong hỗn hợp A ( x > 0) Phản ứng đốt cháy : 2CO + O2 2CO2 x 0,5 x x Vậy thể tích hỗn hợp còn lại sau khi đốt cháy là : ( 5 - 0,5 x ) => % V N2 trong hỗn hợp sau phản ứng cháy = Vì sau phản ứng cháy % thể tích N2 tăng 3,36% => - = 3,36% (*) Giải phương trình (*) thu được x = 0,4988 Vậy % thể tích CO trong hỗn hợp A là : 49,88% % thể tích CO2 trong hỗn hợp A là : 50,12% 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 9 PTHH MgO + 2HCl MgCl2 + H2O (1) x 2x Fe2O3 + 6HCl 2FeCl3 +3 H2O (2) y 6y CuO + 2HCl CuCl2 + H2O (3) z 2z Fe2O3 + 3H2 2Fe + 3H2O (4) ky 3ky CuO + H2 Cu + H2O (5) kz kz Gọi x, y, z lần lượt là số mol của MgO, Fe2O3, CuO trong 4,8 gam hh A Khối lượng của hỗn hợp X là 40x +160y + 80z = 4,8 (I) Theo PTHH (1), (2), (3), ta có 2x + 6y + 2z = 0,16 (II) Gọi kx, ky, kz lần lượt là số mol của MgO, Fe2O3, CuO trong 0,09 mol hh A, ta có kx + ky + kz = 0,09 (III) Theo PTHH (4), (5), ta có 3ky + kz = 0,09 (IV) Từ (III) và (IV) ta có Giải hệ (I), (II), (V) ta được: x = 0,02; y = 0,01; z = 0,03 Vậy khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A là 0.5 0.5 0.5 0.5 Câu 10 a. Khí X là O2 Chọn hai chất tương ứng với chất rắn A là: KMnO4và KClO3 2 KClO3 2KCl + 3O2 2 KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2 b. Ống nghiệm (1) được lắp nghiêng với miệng ống nghiệm thấp hơn đáy ống nghiệm để tránh cho hơi nước (do trong KMnO4: KClO3 bị ẩm) ngưng tụ trên thành ống nghiệm chảy ngược lại ống nghiệm, làm vỡ ống nghiệm. c. Kết thúc thí nghiệm, ta phải tháo rời ống dẫn khí ra khỏi ống nghiệm (1) sau đó mới được tắt đèn cồn vì nếu để ống dẫn khí mà tắt đèn cồn thì áp suất trong ống nghiệm giảm rất nhanh, làm cho nước sẽ qua ống dẫn khí tràn vào ống nghiệm gây vỡ ống nghiệm( do ống nghiệm còn nóng) d. Giá thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm, nút cao su, dây dẫn khí, chậu thuỷ tinh Chú ý: Kể tên được 3 – 4 dung cụ cho 0.25; 5 – 6 dụng cụ cho 0,5; 1 – 2 dụng cụ không cho điểm. 0,5 0,5 0,5 0,5
Tài liệu đính kèm: