Đề thi chọn học sinh giỏi Môn thi: Hóa học 8

doc 1 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1198Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Môn thi: Hóa học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi Môn thi: Hóa học 8
Trường THCS Đề thi chọn học sinh giỏi năm học 2015 – 2016
 Môn thi: Hóa học
Câu 1: (3 điểm) Một nguyên tử X có tổng số hạt là 46 hạt. Trong đó số hạt không mang điện bằng tổng số hạt mang điện. 
Xác định nguyên tử X thuộc nguyên tố nào? 
 b. Tính nguyên tử khối của X, biết mp ≈ mn ≈1,013 đvC
 c. Tính khối lượng bằng gam của X, biết khối lượng của 1 nguyên tử C là 1,9926.10-23 gam và C= 12 đvC
Câu 2: (2 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a. NaOH + Al2(SO4)3 ---- > Al(OH)3 + Na2SO4
b. Fe + H2SO4 ---- > Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
c. CxHy + O2 ---- > ? + ?
d. FexOy + CO ---- > FeO + ?
e. Fe2O3 + CO -----> FexOy + CO2
f. Mg + HNO3 -----> Mg(NO3)2 + NxOy + H2O
g. FexOy + H2SO4 -----> Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Câu 3: (2 điểm) Cho các chất sau: KClO3, KMnO4, H2O, Na, KNO3, CaCO3,P, Ca3(PO4)2. Viết các PTHH điều chế khí oxi, Hidro,H3PO4 từ các chất trên.
Câu 4: (2 điểm) Bằng phương pháp hóa học em hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết các chất rắn màu trắng sau: P2O5, K2O, Al, Al2O3, NaCl, CaO
Câu 5: (2 điểm) Tìm công thức hóa học trong các trường hợp sau:
Một hợp chất có thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố là 43,4%Na; 11,3%C; còn lại là oxi.
Một oxit của kim loại X chưa rõ hóa trị trong đó kim loại X chiếm 70% về khối lượng.
Câu 6: (3 điểm) Có các kim loại Mg, Al và các dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng.
Viết các PTHH điều chế khí H2 từ các chất trên.
Muốn điều chế được cùng một thể tích khí H2 (đktc) phải dùng kim loại nào, axit nào tác dụng với nhau để chỉ cần một khối lượng nhỏ nhất.
Câu 7: (3 điểm) Để đốt cháy hoàn toàn 10,8 gam kim loại R (chưa rõ hóa trị) cần dùng vừa đủ lượng oxi sinh ra khi phân hủy hoàn toàn 94,8 gam KMnO4. Hãy xác định kim loại R.
Câu 8: (3 điểm) Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp gồm CuO và một oxit của sắt bằng khí H2 dư ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn, cho hỗn hợp rắn này tác dụng hoàn toàn với axit H2SO4 loãng thấy thoát ra 6,72 lít khí (ở đktc) và 6,4 gam chất rắn.
Tìm công thức oxit của sắt
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 9. Nung 22,2g một muối của kim loại M sau phản ứng kết thúc thu được m gam chất rắn B là oxit bazo của kim loại M . (Trong oxit M chiếm 60% về khối lượng) và 8,4 lít hỗn hợp khí C (NO2 và O2) có tỷ khối so với H2 là 21,6. Xác định công thức phân tử của A và B.
Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 11,8g hỗn hợp Cu và Al trong khí Oxi dư sau phản ứng kết thúc thu được chất rắn A. Cho dòng khí H2 dư đi qua A nung nóng sau khi các phản ứng kết thúc thu được 16,6g chất rắn.
Viết các PTHH xảy ra
Tính % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG_CUC_HAY_DANG_BT_MOI.doc