PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỊ XÃ ĐỨC PHỔ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 02 trang) THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC: 2022-2023 Môn thi: Hóa học 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (2,0 điểm) Em hãy nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học (nếu có) trong những thí nghiệm sau đây: 1. Cho đinh sắt vào dung dịch copper II sulfate (đồng II sunfat). 2. Cho dung dịch sodium hydroxide (natri hidroxit) vào dung dịch iron III chloride (sắt III clorua). 3. Cho dung dịch sodium carbonate (natri cacbonat) vào dung dịch potassium hydrogensulfate (kali hidrosunfat). 4. Nhỏ từ từ dung dịch ammonia (amoniac) đến dư vào dung dịch aluminium chloride (nhôm clorua). Câu 2: (2,0 điểm) Cho hỗn hợp gồm các chất rắn Na2CO3, NaCl, CaCl2, NaHCO3. Bằng phương pháp hóa học, em hãy nêu cách để thu được NaCl tinh khiết. Viết các phương trình hóa học minh hoạ. Câu 3: (2,0 điểm) Chất A vừa tác dụng với dung dịch HCl loãng, vừa tác dụng với dung dịch KOH. Em hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra với A là chất cụ thể thuộc những loại chất sau: (1) Kim loại; (2) Oxide; (3) Hydroxide; (4) Muối. Câu 4: (2,0 điểm) 1. Trong tiết thực hành Hóa học tại phòng thí nghiệm, bạn Tuấn Nguyễn vô tình làm rơi vỡ một nhiệt kế thủy ngân, biết rằng thủy ngân dễ bay hơi và hơi thủy ngân rất độc. Em hãy nêu cách thu gom thủy ngân một cách an toàn và nhanh chóng nhất tại thời điểm đó. 2. Để tự pha chế một cốc nước chanh có gas, bạn Diễm Hằng tiến hành như sau: pha một cốc nước chanh bình thường (nước, đường và chanh), sau đó bạn cho vào một ít “thuốc muối”, cốc nước chanh sẽ trào bọt khí giống như các loại nước có gas khác. a) Em hãy cho biết, “thuốc muối” ở trên có công thức hóa học là gì? b) Tại sao cốc nước chanh lại trào bọt? Câu 5: (2,0 điểm) Có 3 túi chứa 3 loại phân bón hóa học: phân đạm ure (NH2)2CO, phân kali KCl và phân lân Ca(H2PO4)2. Chỉ dùng một thuốc thử, em hãy nêu cách phân biệt ba loại phân bón hóa học trên. Câu 6: (2,0 điểm) Có hỗn hợp các chất sau: Al2O3 và Fe2O3. Em hãy trình bày phương pháp hóa học để điều chế riêng từng kim loại Al và Fe từ hỗn hợp trên. Câu 7: (2,0 điểm) Cho hỗn hợp các chất rắn gồm Mg, Fe2O3 và Al2O3 tác dụng với dung dịch CuSO4 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa Z. Cho toàn bộ chất rắn Y tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được dung dịch A và phần không tan B. Em hãy xác định các chất có trong X, Y, Z, A, B và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Câu 8: (2,0 điểm) Khử hoàn toàn 6,24 gam hỗn hợp gồm CuO và FexOy bằng khí H2 dư ở nhiệt độ cao, sau phản ứng thu được 4,64 gam rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào 200ml dung dịch HCl loãng (lượng vừa đủ) thì thấy có 1,344 lít khí thoát ra (đo ở đktc). 1. Tính nồng độ CM của dung dịch HCl đã dùng. 2. Xác định công thức của FexOy. Câu 9: (2,0 điểm) Một hỗn hợp khí A gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Sau khi đun nóng hỗn hợp trên một thời gian (với bột sắt làm chất xúc tác) thì thu được hỗn hợp khí B gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với H2 là 4,5. 1. Tính thành phần % về thể tích các chất khí trong A và B. 2. Tính hiệu suất phản ứng. Câu 10: (2,0 điểm) Dẫn từ từ V lít khí CO2 (đo ở đktc) vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 20 gam kết tủa. Em hãy xác định giá trị của V. Cho khối lượng nguyên tử: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Ca = 40; Al = 27; Cu = 64; Fe = 56. Thí sinh được sử dụng Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học ...............................................................HẾT.......................................................... Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Tài liệu đính kèm: