Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Vĩnh Phúc lớp 12 THPT năm học 2012-2013 môn: Sinh – THPT Chuyên

pdf 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1068Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Vĩnh Phúc lớp 12 THPT năm học 2012-2013 môn: Sinh – THPT Chuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh Vĩnh Phúc lớp 12 THPT năm học 2012-2013 môn: Sinh – THPT Chuyên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VĨNH PHÚC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 
ĐỀ THI CHÍNH THỨC 
Môn: SINH – THPT chuyên 
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề. 
Ngày thi: 02/11/2012. 
Câu 1. Hãy cho biết những chất như estrôgen, prôtêin, ion, O2 qua màng sinh chất bằng cách nào? 
Câu 2. Vi khuẩn nào có khả năng làm sạch môi trường bị ô nhiễm H2S? Thực tế, ta nên dùng loại vi 
khuẩn nào để xử lý môi trường ô nhiễm H2S? 
Câu 3. 
 a. Tại sao để tổng hợp một phân tử glucôzơ, thực vật C4 và thực vật CAM cần nhiều ATP hơn so 
với thực vật C3? 
 b. Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường độ 
chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hợp của cây A giảm, nhưng cường độ quang 
hợp của cây B không thay đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì? Giải thích? 
Câu 4. Ở người, trong chu kì tim, khi tâm thất co thì lượng máu ở hai tâm thất tống đi bằng nhau và 
không bằng nhau trong những trường hợp nào? Giải thích? 
Câu 5. 
 a. Loại ARN nào là đa dạng nhất? Loại ARN nào có số lượng nhiều nhất trong tế bào nhân thực? 
Giải thích? 
 b. Có một đột biến xảy ra trong gen quy định một chuỗi polipeptit chuyển bộ ba 5’-UGG-3’ mã hoá cho 
axit amin triptophan thành bộ ba 5’-UGA-3’ ở giữa vùng mã hoá của phân tử mARN. Tuy vậy, trong tế bào 
lại còn có một đột biến thứ hai thay thế nucleotit trong gen mã hoá tARN tạo ra các tARN có thể “sửa sai” 
đột biến thứ nhất. Nghĩa là đột biến thứ hai “át chế” được sự biểu hiện của đột biến thứ nhất, nhờ tARN lúc 
này vẫn đọc được 5’-UGA-3’ như là bộ ba mã hoá cho triptophan. Nếu như phân tử tARN bị đột biến này 
tham gia vào quá trình dịch mã của gen bình thường khác quy định chuỗi polipeptit thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? 
Câu 6. Ở một loài động vật, tính trạng độ dài lông chỉ có hai dạng là lông dài và lông ngắn, trong đó kiểu gen 
AA quy định lông dài, kiểu gen aa quy định lông ngắn. Cho con đực thuần chủng lông dài giao phối với con 
cái thuần chủng lông ngắn được F1. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau được F2 có số con lông dài chiếm 
3/4 ở giới đực và 1/4 ở giới cái. Biện luận tìm quy luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F2. 
Câu 7. Trong một quần thể ruồi giấm xét 2 cặp nhiễm sắc thể: cặp số I có hai locut (locut 1 có 2 alen, 
locut 2 có 3 alen), cặp số II có 1 locut với 5 alen. Trên nhiễm sắc thể X ở vùng không tương đồng có 2 
locut, mỗi locut đều có 2 alen. Biết các gen liên kết không hoàn toàn. Tính số kiểu gen tối đa được tạo 
thành trong quần thể liên quan đến các locut trên. 
Câu 8. Giải thích quá trình hình thành 2 loài mới từ 1 loài gốc bằng con đường sinh thái dưới góc nhìn 
của thuyết tiến hóa hiện đại? 
Câu 9. 
 a. Theo quan điểm tiến hoá hiện đại, những nhận định sau về cơ chế tiến hoá là đúng hay sai? 
Giải thích? 
 - Trong điều kiện bình thường, chọn lọc tự nhiên luôn đào thải hết một alen lặn gây chết ra khỏi 
quần thể giao phối. 
 - Chọn lọc tự nhiên là nhân tố trực tiếp tạo ra những kiểu gen thích nghi với môi trường. 
 b. Nêu mối quan hệ giữa đột biến và giao phối theo quan điểm thuyết tiến hóa hiện đại? 
Câu 10. 
 a. Những loài như thế nào có tiềm năng sinh học cao, loài như thế nào có tiềm năng sinh học thấp? 
 b. Khi giảm kích thước quần thể con mồi thì kích thước quần thể vật ăn thịt cũng giảm theo, sau 
đó kích thước quần thể con mồi có khả năng phục hồi nhanh hơn. Giải thích? 
....................Hết........................ 
Giám thị không giải thích gì thêm 
Họ và tên thí sinh...................................................Số báo danh...............................
- 1 - 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VĨNH PHÚC 
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH 
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012-2013 
 Môn: SINH – THPT chuyên 
HƯỚNG DẪN CHẤM 
(Gồm 3 trang) 
Câu Nội dung 
1 - Estrogen có thể đi qua lớp kép photpholipit vì estrogen là 1 loại lipit .................. 
 - Protêin qua màng bằng cách xuất nhập bào vì protein là phân tử có kích thước 
quá lớn....................................................................................................................... 
 - Ion đi qua kênh protêin vì nó tích điện.................................................................. 
 - Oxi đi qua lớp photpholipit vi nó là phân tử nhỏ, không phân cực.................... 
2 * Nên sử dụng vi khuẩn: 
- Vi khuẩn hóa tổng hợp lấy năng lượng từ H2S 
 H2S + O2 → S + H2O + Q 
 S + O2 + H2O → H2SO4 + Q 
 H2S + CO2 + Q → CH2O + S + H2O............................................... 
- Vi khuẩn quang tổng hợp sử dụng chất cho e là H2S (vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, 
màu tía) 
 H2S + CO2 → CH2O + S + H2O .............................................. 
* Thực tế: 
- Nên dùng vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía để xử lý môi trường ô nhiễm 
H2S........................................................................................................................ 
- Vì vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, màu tía sử dụng H2S làm chất cho e trong quá 
trình quang hợp và tích lũy S trong tế bào, còn vi khuẩn hóa tổng hợp sử dụng H2S 
thì tạo ra S hoặc H2SO4 giải phóng ra môi trường.................................................... 
3 a. Theo chu trình Canvin, để hình thành 1 phân tử glucozơ cần 18 ATP, nhưng ở 
thực vật C4 và thực vật CAM, ngoài 18 ATP này còn cần thêm 6 ATP để hoạt hoá 
axit piruvic (AP) thành phospho enol piruvic (PEP)................................................ 
b. 
- Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và cây C4.  
- Giải thích: 
+ Khi nhiệt độ và cường độ chiếu sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng 
để chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp (trong 
thí nghiệm này là cây A).. 
+ Trong khi đó cây C4 (cây B) chịu được điều kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao 
nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế cường độ quang hợp của nó không bị 
giảm.. 
4 - Lượng máu ở hai tâm thất tống đi trong mỗi kì tâm thu bằng nhau trong trường 
hợp bình thường........................................................................................................ 
Vì: Tuần hoàn máu thực hiện trong một vòng kín nên máu tống đi bao nhiêu thì 
nhận về bấy nhiêu. Theo quy luật Frank- Starling thì máu về tâm nhĩ nhiều sẽ 
chuyển đến tâm thất gây căng các cơ tim, cơ tim càng căng càng chứa nhiều máu 
sẽ co càng mạnh và lượng máu tống ra càng nhiều. Đây là cơ chế tự điều chỉnh của 
tim đảm bảo cho lượng máu qua tâm thất hai bên luôn bằng nhau........................... 
- Lượng máu ở hai tâm thất tống đi trong mỗi kì tâm thu có thể không bằng nhau 
trong trường hợp bệnh lí........................................................................................... 
 Vì: Giả sử mỗi kì tâm thu, máu từ tâm thất trái tống ra nhiều hơn tâm thất phải thì 
máu sẽ bị ứ lại trong các mô gây phù nề, hoặc nếu ngược lại vì lí do nào đó tâm 
thất phải bơm nhiều mà tâm thất trái chỉ bơm được ít thì sẽ gây nên phù phổi........ 
- 2 - 
5 a. 
- ARN thông tin là đa dạng nhất vì tế bào có rất nhiều gen mã hóa protein, mỗi gen 
lại cho ra một loại mARN.......................................................................................... 
- Trong tế bào nhân thực, gen riboxom thường được lặp lại rất nhiều lần, hơn nữa 
số lượng riboxom lại rất lớn và riboxom được dùng để tổng hợp nên tất cả các loại 
protein của tế bào nên rARN có số lượng nhiều nhất................................................. 
b. 
- Codon mã hoá cho triptophan bình thường là 5’UGG3’ vì vậy, một Triptophan- 
tARN thường có bộ ba đối mã là 5’XXA3’. Nếu tARN mang một đột biến mà bộ 
ba đối mã này chuyển thành 5’UXA3’ thì nó sẽ nhận ra mã 5’UGA3’ là bộ ba mã 
hoá cho Triptophan thay vì là bộ ba mã kết thúc...................................................... 
- Nếu tARN đột biến được dùng để dịch mã các gen bình thường thì ở nhiều gen, 
mã UGA vốn được hiểu là mã kết thúc sẽ được tiếp tục dịch mã thành Trp vào đầu 
COOH của chuỗi polipeptit và sự dịch mã sẽ tiếp tục kéo dài cho đến khi riboxom 
bắt gặp một bộ ba kết thúc khác như (UAA hoặc UAG). Vì vậy, chuỗi polipeptit 
được tạo ra sẽ có chiều dài, dài hơn bình thường...................................................... 
6 * Biện luận: 
- Tỉ lệ phân bố lông dài không đều ở hai giới tính đực và cái có thể liên quan với di 
truyền liên kết giới tính hay ảnh hưởng của giới tính đối với sự hình thành tính 
trạng.......................................................................................................................... 
- F2 có tỉ lệ phân bố kiểu hình 3 lông dài : 1 lông ngắn ở giới đực và ngược lại ở 
giới cái. Điều này không thể hiện đối với tính trạng liên kết giới tính mà chỉ có với 
tính trạng chịu ảnh hưởng của giới tính.................................................................... 
- Ở F2 giới đực có tỉ lệ 3 lông dài: 1 lông ngắn chứng tỏ thể dị hợp biểu hiện lông 
dài từ đó suy ra thể dị hợp ở giới cái biểu biện lông ngắn........................................ 
* Sơ đồ lai: 
 Pt/c : ♂ lông dài (AA) x ♀ lông ngắn (aa) 
 F1 : 100% Aa (♀ lông ngắn ; ♂ lông dài). 
 F1 x F1 : ♀ lông ngắn (Aa) x ♂ lông dài (Aa) 
 F2 : 1 AA : 2 Aa : 1 aa 
 Giới đực (♂): 3 lông dài : 1 lông ngắn 
 Giới cái (♀): 1 lông dài : 3 lông ngắn............................................................ 
7 - Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST thường sô I là: 
2 3(2 3 1) 21
2
× × +
=  
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST thường sô II là: 
 5(5+1)/2 = 15................................................................................................. 
- Số kiểu gen tối đa được tạo thành trong quần thể ở cặp NST giới tính là: 
2 2(2 2 1) 2 2 14
2
× × +
+ × = .................. 
- Tổng số loại kiểu gen là: 21 x 15 x 14 = 4410 (kiểu gen). 
8 - Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường xẩy ra ngay trong cùng 1 khu 
vực địa lí.................................................................................................................. 
- Từ 1 loài ban đầu gồm 2 hay nhiều quần thể sống trong cùng 1 khu vực địa lí, 
mỗi quần thể thích nghi với 1 điều kiện sinh thái khác nhau (ổ sinh thái khác nhau) 
.................................................................................................................................. 
- Dưới tác động của các nhân tố tiến hóa (đột biến, CLTN...), làm thay đổi tần số 
alen và thành phần kiểu gen của quần thể................................................................. 
- Cơ chế cách li duy trì sự khác biệt đó -> hình thành nòi sinh thái -> hình thành 
các loài mới (khi xuất hiện cách li sinh sản)............................................................ 
9 a. 
- 3 - 
- Sai, vì: Trong quần thể giao phối, alen lặn tồn tại cả ở trạng thái đồng hợp và dị 
hợp. Ở trạng thái dị hợp thì alen lặn thường không bị CLTN đào thải 
- Sai, vì: CLTN không trực tiếp tạo ra các kiểu gen thích nghi với môi trường mà 
chỉ sàng lọc và tăng dần tần số thích nghi nhất vốn đã tồn tại sẵn trong quần thể 
b. Mối quan hệ: 
- Quá trình đột biến tạo ra các alen mới, qua giao phối tạo ra các tổ hợp gen khác 
nhau, đồng thời phát tán các đột biến ra quần thể..................................................... 
- Đột biến cung cấp nguyên liệu sơ cấp, giao phối cung cấp nguyên liệu thứ cấp 
(biến dị tổ hợp) cho CLTN. Hai nhân tố đó đều góp phần tạo ra nguồn biến dị di 
truyền trong quần thể................................................................................................ 
10 a. 
- Những loài SV có tiềm năng sinh học cao là những SV có số lượng đông, kích 
thước cơ thể nhỏ, sinh sản nhanh, tuổi thọ thấp, chủ yếu chịu tác động của môi 
trường vô sinh ( rét, lũ lụt , cháy)..................................................................... 
- Những loài SV có tiềm năng sinh học thấp là những SV có số lượng ít, kích thước 
cơ thể lớn, tuổi thọ cao, sinh sản thấp, khả năng khôi phục kém, chủ yếu chịu tác 
động của môi trường hữu sinh (dịch bệnh, kí sinh , săn bắt) ................................. 
b. Vì: 
- Con mồi có khả năng phục hồi nhanh hơn do có tiềm năng sinh học cao hơn vật 
ăn thịt. 
- Hơn nữa 1 khi một con vật ăn thịt chết thì có nhiều con mồi có cơ hội được sống 
sót hơn........................................................................................... 
 ....................... Hết .................... 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDe_thi_HSG_VInh_Ohucs_1213.pdf