Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Sở GD và ĐT Lào Cai

doc 2 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 408Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Sở GD và ĐT Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học Lớp 9 - Sở GD và ĐT Lào Cai
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
LÀO CAI
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI THCS
CẤP TỈNH 
Môn: Hóa học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 18/3/2015
(Đề thi gồm có 02 trang, 06 câu)
--------------------
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1. (2,0 điểm)
	1. Mô tả và giải thích hiện tượng trong các trường hợp sau:
	a. Cho dung dịch nước vôi trong vào dung dịch Ca(HCO3)2
	b. Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch nước vôi trong.
	2. Có 5 lọ hóa chất khác nhau, mỗi lọ chứa một dung dịch của một trong các hóa chất sau: NaOH, HCl, H2SO4, BaCl2, Na2SO4. Chỉ được dùng thêm phenolphtalein (với các điều kiện và dụng cụ thí nghiệm có đủ). Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận ra 5 lọ hóa chất trên và viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có)
Câu 2. (2,0 điểm)
	1. Cho các chất KMnO4, BaCl2; H2SO4, Fe. Những chất nào tác dụng được với nhau có sinh ra chất khí? Viết phương trình phản ứng
	2. Oxi hóa 9,6 gam một phi kim ở nhóm VI của bảng tuần hoàn đến oxit hóa trị cao nhất rồi hấp thụ vào nước để được axit tương ứng. Cho dung dịch axit trên tác dụng với Zn dư thì sinh ra 6,72 lít khí hiđro (đktc). Xác định kí hiệu, công thức oxit và axit tương ứng của phi kim trên.
Câu 3. (3,0 điểm)
	1. Ở 12oC, có 1335 gam dung dịch bão hòa CuSO4, đun nóng dung dịch đến 90oC. Hỏi phải thêm bao nhiêu gam dung dịch CuSO4 để được dung dịch bão hòa ở nhiệt độ này? Biết độ tan của CuSO4 ở 12oC, 90oC lần lượt là 33,5 và 80.
	2. Tính nồng độ mol ban đầu của dung dịch H2SO4 (dung dịch A) và dung dịch NaOH (dung dịch B), biết rằng:
	a. Nếu đổ 3 lít dung dịch A vào 2 lít dung dịch B thì được một dung dịch có tính axit với nồng độ H2SO4 là 0,2M.
	b. Nếu đổ 2 lít dung dịch A vào 3 lít dung dịch B thì thu được một dung dịch có tính kiềm với nồng độ NaOH là 0,1M.
Câu 4. (4,0 điểm)
	Để hòa tan 7,8 gam kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl, sau phản ứng thấy có 2,688 lít khí H2 thoát ra (đktc). Mặt khác để hòa tan 3,2 gam oxit kim loại Y cần dùng V/2 ml dung dịch HCl ở trên. Tìm X và Y.
Câu 5. (4,0 điểm)
	A là dung dịch H2SO4 có nồng độ a M. Trộn 500ml dung dịch A với 200 ml dung dịch KOH 2M, thu được dung dịch D. Biết 1/2 dung dịch D phản ứng vừa đủ với 0,39 gam Al(OH)2.
	1. Tìm a.
	2. Hòa tan hết 2,668 gam hỗn hợp B gồm Fe3O4 và FeCO3 cần vừa đủ 100 ml dung dịch A. Xác định khối lượng từng chất trong hỗn hợp B.
Câu 6. (5,0 điểm)
	1. Viết phương trình phản ứng biểu diễn các biến hóa sau:
	2. Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất X chỉ gồm hai nguyên tố ta thu được 15,68 lít hỗn hợp khí gồm CO2 và hơi nước (đã tính về đktc). Cho X tác dụng với clo thu được sản phẩm Y, trong đó clo chiếm 62,83% theo khối lượng. Xác định công thức phân tử của X và Y, viết công thức cấu tạo của Y.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_cap_tinh_mon_hoa_hoc_lop_9_so_gd_v.doc