ĐỀ THI CHỌN ĐỘI DỰ TUYỂN CẤP TỈNH NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: HÓA HỌC (Thời gian: 150 phút) PHÒNG GD & ĐT QUẢNG XƯƠNG Câu 1: (2,5 điểm) Nêu và giải thích hiện tượng: Thêm từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. Cho mẩu kim loại Na vào dung dịch CuSO4. Nêu cách tinh chế muối ăn có lẫn: CaCl2, CaSO3 và MgCl2. Câu 2: (2 điểm) Thí nghiệm: Làm bay hơi 60 gam nước từ dung dịch NaOH có nồng độ 15% được dung dịch mới có nồng độ 18%. Hãy xác định khối lượng dung dịch NaOH ban đầu? Cho m gam Na tan hết vào dung dịch thu được ở thí nghiệm trên được dung dịch có nồng 20,37%. Tính m. Câu 3: (2 điểm) Có 5 chất rắn: BaCl2, Na2SO4, CaCO3, CaSO4.2H2O đựng trong 5 lọ riêng biệt mất nhãn. Hãy chọn 2 chất làm thuốc thử để nhận biết ra chúng. Câu 4: (2 điểm) Cho từ từ luồng khí CO đi qua ống sứ đụng m gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 nung nóng thu được 64 gam Fe. Khí sinh ra cho đi qua dung dịch Ca(OH2 dư thu được 40 gam kết tủa. Tính m. Câu 5: (3,5 điểm) Hỗn hợp A gồm hai kim loại Na và Al. Hòa tan A vào nước dư: Xác định tỉ lệ số mol nNa : nAl để hỗn hợp A tan hết. Nếu khối lượng A là 16,9 gam khi tan hết vào nước dư thì thu được 12,32 lít khí H2 (đktc). Xác định khối lượng mỗi kim loại trong A. Cho 16,9 gam hỗn hợp A như trên vào 2 lít dung dịch HCl 0,75M, phản ứng xong thu được dung dịch X. Cho 2 lít dung dịch KOH vào X, kết thúc phản ứng thì thu được 7,8 gam kết tủa. Xác định nồng độ mol/lít của dung dịch KOH đã dùng. Câu 6: (2 điểm) Cho một luồng khí H2 (dư) lần lượt đi qua các ống mắc nối tiếp đựng các oxit và được nung nóng sau đây: Ống 1 đựng 0,01 mol CaO, ống 2 đựng 0,02 mol CuO, ống 3 đựng 0,02 mol Al2O3, ống 4 đựng 0,01 mol Fe2O3 và ống 5 đựng 0,05 mol Na2O. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy các chất rắn còn lại trong trong mỗi ống lần lượt cho tác dụng với dung dịch: NaOH, CuCl2. Hãy viết các PTHH xảy ra. Câu 7: (2 điểm) Hỗn hợp (A) gồm các chất: Al2O3, CuO, MgO, Fe(OH)3, BaCO3. Nung nóng hoàn toàn (A) ở nhiệt độ cao rồi cho luồng khí CO dư đi qua, thu được khí (B) và chất rắn (C). Cho (C) vào nước dư thì được dung dịch (D) và phần không tan (E), cho phần không tan (E) vào dung dịch HCl dư thu được khí (F), chất rắn không tan (G) và dung dịch (H). Viết các PTHH xảy ra và xác định các chất có trong B, C, D, E, F, G, H. Cho rằng các phản ứng xảy ra đồng thời. Câu 8: (2 điểm) Tính số nguyên tử oxi có trong 40 gam SO3. Viết 7 phương trình hóa học trực tiếp tạo thành ZnCl2 từ các loại chất vô cơ khác nhau. Câu 9: (2 điểm) Cho 10 gam oxit của một kim loại M có hóa trị II tác dung vừa đủ với dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch muối có nồng độ 33,33% (dung dịch A). Làm lạnh dung dịch A thấy có 15,625 gam chất rắn X tách ra, phần dung dịch bão hòa có nồng độ 22,54% (dung dịch B). Xác định kim loại M và công thức chất rắn X. ( Biết: Na=23, O=16, H=1, Fe=56, Ca=40, Al=27, Cl=35,5, K=39, S=32) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM Câu Đáp án Điểm 1 1. Nêu và giải thích hiện tượng
Tài liệu đính kèm: