Đề ôn thi vật lý mã đề 701

docx 5 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi vật lý mã đề 701", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi vật lý mã đề 701
Đề 701
Câu 1. Một vật nhỏ khối lượng M = 0,6 (kg), gắn trên một lò xo nhẹ thẳng đứng có độ cứng 200 (N/m), đầu dưới của lò xo gắn cố định. Một vật nhỏ có khối lượng m = 0,2 (kg) rơi tự do từ độ cao h = 0,06 (m) xuống va chạm mềm với M. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hoà theo phương thẳng đứng trùng với trục của lò xo. Lấy gia tốc trọng trường g = 10 (m/s2). Biên độ dao động là
	A. 1,5 cm. 	B. 2 cm. 	C. 1 cm. 	D. 1,2 cm.
Câu 2. Một con lắc lò xo có vật nặng với khối lượng m = 100 g và lò xo có độ cứng k = 10 N/m đang dao động điều hòa với biên độ 2 cm. Trong mỗi chu kì dao động, thời gian mà vật nặng ở cách vị trí cân bằng lớn hơn 1 cm là bao nhiêu?
	A. 0,32 s. 	B. 0,22 s. 	C. 0,42 s. 	D. 0,52 s.
Câu 3. Một vật dao động điều hòa từ điểm M trên quỹ đạo đi 9 (cm) thì đến biên. Trong 0,35 chu kì tiếp theo đi được 9 cm. Tính biên độ dao động.
	A. 15 cm. 	B. 5,685 cm. 	C. 16 cm. 	D. 5,668 cm.
Câu 4. Một lò xo nhẹ có độ cứng 120 N/m được kéo căng theo phương nằm ngang và hai đầu gắn cố định A và B sao cho lò xo dãn 10 cm. Một chất điểm có khối lượng m được gắn vào điểm chính giữa của lò xo. Kích thích để m dao động nhỏ theo trục Ox trùng với trục của lò xo. Gốc O ở vị trí cân bằng chiều dương từ A đến B. Tính độ lớn lực tác dụng vào A khi m có li độ 3 cm.
	A. 19,2 N. 	B. 3,6 N. 	C. 9,6 N. 	D. 2,4 N.
Câu 5. Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k đặt nằm ngang dao động điều hoà, mốc thế năng ở vị trí cân bằng, khi thế năng bằng 1/3 động năng thì lực đàn hồi tác dụng lên vật có độ lớn bằng
	A. một nửa lực đàn hồi cực đại. 	B. 1/3 lực đàn hồi cực đại.
	C. 1/4 lực đàn hồi cực đại . 	D. 2/3 lực đàn hồi cực đại.
Câu 6. Một con lắc đơn treo vào một thang máy thẳng đứng, khi thang máy đứng yên thì con lắc dao động với chu kỳ 1s, khi thang máy chuyển động thì con lắc dao động với chu kỳ 0,96 s. Thang máy chuyển động
	A. nhanh dần đều đi lên. 	B. nhanh dần đều đi xuống.
	C. chậm dần đều đi lên. 	D. thẳng đều.
Câu 7. Một vật dao động điều hòa có chu kì T = 1 s. Tại một thời điểm vật cách vị trí cân bằng 8 cm, sau đó 0,5 s vật có tốc độ 16π cm/s. Tìm biên độ.
	A. 10 cm. 	B. 8 cm. 	C. 14 cm. 	D. 8 2 cm.
Câu 8. Một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương: x1 = 2cos(4t + φ1) (cm); x2 = 2cos(4t + φ2) (cm) với 0 ≤ φ2 - φ1 ≤ π. Biết phương trình dao động tổng hợp x = 2cos(4t + π/6) (cm). Hãy xác định φ1.
	A. π/6. 	B. - π/6. 	C. π/2. 	D. 0.
Câu 9. Hai chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ T, lệch pha nhau π/3 với biên độ lần lượt là A và 2A, trên hai trục tọa độ song song cùng chiều, gốc tọa độ nằm trên đường vuông góc chung. Khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần chúng ngang nhau là
	A. T/2. 	B. T. 	C. T/3. 	D. T/4.
Câu 10. Một lò xo nhẹ, hệ số đàn hồi 100 (N/m) đặt nằm ngang, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn với quả cầu nhỏ có khối lượng m = 0,5 (kg) và m được gắn với một quả cầu giống hệt nó. Hai vật cùng dao động điều hòa theo trục nằm ngang Ox với biên độ 4 (cm) (ban đầu lò xo nén cực đại). Chỗ gắn hai vật sẽ bị bong nếu lực kéo tại đó (hướng theo Ox) đạt đến giá trị 1 (N). Vật ∆m có bị tách ra khỏi m không? Nếu có thì ở vị trí nào?
	A. Vật ∆m không bị tách ra khỏi m.
	B. Vật ∆m bị tách ra khỏi m ở vị trí lò xo dãn 4 cm. 
	C. Vật ∆m bị tách ra khỏi m ở vị trí lò xo nén 4 cm. 
	D. Vật ∆m bị tách ra khỏi m ở vị trí lò xo dãn 2 cm.
Câu 11. Một con lắc đơn có vật dao động nặng 0,1 kg, dao động với biên độ góc 50 và chu kì 2 (s) tại nơi có gia tốc trọng trường 9,8 (m/s2). Do có lực cản nhỏ nên sau 4 dao động biên độ góc còn lại là 40. Duy trì dao động bằng cách dùng một hệ thống lên giây cót sao cho nó chạy được trong một tuần lễ với biên độ góc 50. Tính công cần thiết để lên giây cót. Biết 80% năng lượng được dùng để thắng lực ma sát do hệ thống các bánh răng cưa.
	A. 50,4 J. 	B. 293 (J). 	C. 252 J. 	D. 193 J.
Câu 12. Cho dòng điện xoay chiều i = πsin(100πt) (A) (t đo bằng giây) chạy qua bình điện phân chứa dung dịch H2SO4 với các điện cực trơ. Tính thể tích khí ở điều kiện tiêu chuẩn thoát ra trong thời gian 16 phút 5 giây ở mỗi điện cực.
	A. 0,168 lít. 	B. 0,224 lít. 	C. 0,112 lít. 	D. 0,056 lít.
Câu 13. Đặt điện áp xoay chiều có trị hiệu dụng 120V tần số 60Hz vào hai đầu một bóng đèn huỳnh quang. Biết đèn chỉ sáng lên khi điện áp đặt vào đèn không nhỏ hơn 602V. Thời gian đèn sáng trong mỗi giây là:
	A. 1/2 (s) 	B. 1/3 (s) 	C. 2/3 (s) 	D. 0,8 (s)
Câu 14. Một điện trở R nhúng vào nhiệt lượng kế dùng nước chảy, cho dòng điện xoay chiều có cường độ độ hiệu dụng 1,2 (A) qua điện trở và ta điều chỉnh lưu lượng dòng nước sao cho sự chênh lệch nhiệt độ của nước ra so với nước vào là 20 C. Biết lưu lượng của dòng nước là 0,000864 (m3/phút), nhiệt dung riêng của nước là 4180 (J/kg.0C) và khối lượng riêng của nước 1000 (kg/m3). Xác định giá trị của R.
	A. 84 Ω. 	B. 85 Ω. 	C. 83 Ω. 	D. 86 Ω.
Câu 15. Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp xoay chiều u = U0cosωt thì dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + π/6). Đoạn mạch điện này luôn có
	A. ZL ZC.
Câu 16. Mạch điện xoay chiều nối tiếp AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C (R, L, C khác 0 và hữu hạn). Ở thời điểm t điện áp tức thời hai đầu đoạn mạch AB và điện áp tức thời trên C mới đạt đến nửa giá trị biên độ tương ứng. Điện áp hai đầu đoạn mạch
	A. sớm pha hơn cường độ dòng điện là π/4.	B. sớm pha hơn cường độ dòng điện là π/6. 
	C. trễ pha hơn cường độ dòng điện là π/4.	D. trễ pha hơn cường độ dòng điện là π/6.
Câu 17. Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC một hiệu điện thế không đổi UDC. Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải:
	A. Mắc song song với điện trở một tụ điện C.
	B. Mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện C.
	C. Mắc song song với điện trở một cuộn thuần cảm L.
	D. Mắc nối tiếp với điện trở một cuộn thuần cảm L.
Câu 18. Một đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn cảm thuần, tụ điện và điện trở R. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U thì cảm kháng cuộn cảm gấp bốn lần dung kháng của tụ. Nếu chỉ giảm tần số dòng điện k lần thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở R là U. Giá trị k bằng
	A. 0,5. 	B. 2. 	C. 4. 	D. 0,25.
Câu 19. Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T tại nơi có thêm trường ngoại lực có độ lớn F có hướng ngang. Nếu quay phương ngoại lực một góc 300 thì chu kì dao động bằng 2,007 s hoặc 1,525 s. Tính T.
	A. 0,58 s. 	B. 1,41 s. 	C. 1,688 s. 	D. 1,99 s.
Câu 20. Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 1 kg và một lò xo nhẹ độ cứng 100 N/m. Đặt con lắc trên mặt phẳng nằm nghiêng góc 600 so với mặt phẳng nằm ngang. Từ từ vị trí cân bằng kéo vật ra 5 cm rồi thả nhẹ không có vận tốc đầu. Do có ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng nên sau 10 dao động vật dừng lại. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là
	A. 0,025. 	B. 0,015. 	C. 0,0125. 	D. 0,3.
Câu 21. Hai chất điểm cùng thực hiện dao động điều hòa trên cùng một trục Ox (O là vị trí cân bằng) có cùng biên độ A nhưng có tần số lần lượt là f1 = 3 Hz và f2 = 6 Hz. Lúc đầu, cả hai chất điểm đều qua li độ A/2 nhưng chất điểm 2 theo chiều âm chất điểm 1 theo chiều dương. Thời điểm lần đầu tiên các chất điểm đó gặp nhau là
	A. t = 2/27 s. 	B. t = 2/9 s. 	C. t = 1/9 s. 	D. t = 1/27 s.
Câu 22. Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với tụ điện. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 1A. Khi rôto của máy quay đều với tốc độ 3n vòng/phút thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là 32 (A). Nếu rôto của máy quay đều với tốc độ 2n vòng/phút thì dung kháng của đoạn mạch AB là
	A. 2R3. 	B. 3R. 	C. R3. 	D. 1,5R/7.
Câu 23. Một máy phát điện xoay chiều một pha phát ra dòng điện có tần số 60 Hz. Nếu thay roto của nó bằng một roto khác có ít hơn một cặp cực, muốn tần số là 40 Hz thì số vòng quay của roto trong một giây giảm 2 vòng. Tính số cặp cực của roto cũ.
	A. 10 hoặc 5. 	B. 4 hoặc 6. 	C. 6 hoặc 5. 	D. 5 hoặc 4.
Câu 24. Một đường dây tải điện giữa hai điểm A, B các nhau 100 km. Điện trở tổng cộng của đường dây là 100 Ω. Do dây cách điện không tốt nên tại một điểm C nào đó trên đường dây có hiện tượng rò điện. Để phát hiện vị trí điểm C người ta dùng nguồn điện có suất điện động 21 V, điện trở trong không đáng kể. Khi làm đoản mạch đầu B thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,36 A. Khi đầu B hở thì cường độ dòng điện qua nguồn là 0,35 A. Điểm C cách đầu A một đoạn
	A. 25 km. 	B. 50 km. 	C. 75 km. 	D. 85 km.
Câu 25. Một động cơ điện xoay chiều sản ra công suất cơ học 7,5 kW và có hiệu suất 80%. Mắc động cơ nối tiếp với một cuộn cảm rồi mắc chúng vào mạng điện xoay chiều. Giá trị hiệu điện thế hiệu dụng ở hai đầu động cơ là UM biết rằng dòng điện qua động cơ có cường độ hiệu dụng I = 40 A và trễ pha với uM một góc 300. Hiệu điện thế ở hai đầu cuộn cảm là 125 V và sớm pha so với dòng điện là 600. Hiệu điện thế hiệu dụng của mạng điện và độ lệch pha của nó so với dòng điện lần lượt là
	A. 384 V và 400. 	B. 834 V và 450. 	C. 384 V và 390. 	D. 184 V và 390.
Câu 26. Một khung dây dẹt hình chữ nhật có diện tích 36 (cm2) và điện trở R = 0,25Ω, quay với tốc độ 50 (vòng/s) xung quanh một trục đi qua tâm và song song với một cạnh. Đặt hệ thống trong từ trường đều có cảm ứng từ 0,1 (T) vuông góc với trục quay. Nhiệt lượng tỏa ra trong khung dây khi nó quay được 1000 vòng là
	A. 1,39 J. 	B. 0,5 J. 	C. 2,19 J. 	D. 0,7 J.
Câu 27. Cho đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh. A, M và B là 3 điểm trên đoạn mạch đó. Biểu thức điện áp tức thời trên các đoạn mạch AM và MB lần lượt là: u1 = 602cos(100πt) (V), u2 = 602 cos(100πt + π/3) (V), (t đo bằng giây). Điện áp hiệu dụng giữa hai điểm A, B là
	A. 606 V. 	B. +603V. 	C. 120 V. 	D. 60 V.
Câu 28. Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2 mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt điện áp xoay chiều có tần số và giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi đó đoạn mạch AB tiêu thụ công suất bằng 120 W và có hệ số công suất bằng 1. Nếu nối tắt hai đầu tụ điện thì điện áp hai đầu đoạn mạch MB lệch pha với điện áp trên AM và trên AB lần lượt là π/3 và π/12, công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB trong trường hợp này bằng
	A. 60 W. 	B. 160 W. 	C. 90 W. 	D. 180 W.
Câu 29. Cho đoạn mạch không phân nhánh gồm điện trở thuần 80 Ω, cuộn dây có điện trở trong 20 Ω có độ tự cảm 0,318H, tụ điện có điện dung 15,9 μF. Đặt vào hai đầu mạch điện một dòng điện xoay chiều có tần số f thay đổi được. Khi điện áp hiệu dụng hai đầu tụ C đạt giá trị cực đại thì tần số f có giá trị là
	A. f = 70,45 Hz. 	B. f = 192,6 Hz. 	C. f = 61,3 Hz. 	D. f = 385,1 Hz.
Câu 30. Cho mạch điện xoay chiều gồm hai phần tử mắc nối tiếp (điện trở, cuộn cảm thuần, tụ điện). Cho biết điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch: u = 802cos(100πt + π/2) (V) và i = 8cos(100πt + π/4) (A). Hai phần tử và giá trị của chúng là
	A. R, C; R = 10 Ω, ZC = 10 Ω. 	B. R, L; R = 10 Ω, ZL = 10 Ω.
	C. L, C; ZC = 10 Ω, ZL = 10 Ω. 	D. R, L; R = 10 Ω, ZL =20 Ω.
Câu 31. Đặt điện áp u = 100cos(ωt + π/12) (V) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm tụ điện có điện dung C nối tiếp với điện trở R và đoạn MB chỉ có cuộn cảm có điện trở thuần r và có độ tự cảm L. Biết L = rRC. Vào thời điểm t0, điện áp giữa hai đầu cuộn cảm bằng 403 V thì điện áp giữa hai đầu mạch AM là 30 V. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch AM có thể là 
 	A. uAM = 50cos(ωt - 5π/12) (V). 	B. uAM = 50cos(ωt - π/4) (V).
	C. uAM = 200cos(ωt - 5π/12) (V). 	D. uAM = 200cos(ωt - π/4) (V).
Câu 32. Đặt điện áp xoay chiều u = U0cosωt (U0 không đổi và ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp, với CR2 < 2L. Khi ω = 180 rad/s hoặc ω = 240 rad/s thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm có cùng một giá trị. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại khi ω bằng
	A. 105 rad/s. 	B. 1502 rad/s. 	C. 150 rad/s. 	D. 144 2 rad/s.
Câu 33. Mạch điện xoay chiều gồm ba điện trở R, L, C mắc nối tiếp. R và C không đổi; L thuần cảm và thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều có biểu thức u = 2002cos100πt (V). Thay đổi L, khi L = L1 = 4/π (H) và khi L = L2 = 2/π (H) thì mạch điện có cùng công suất P = 200 W. Giá trị R bằng
	A. 50 Ω. 	B. 150 Ω. 	C. 20 Ω. 	D. 100 Ω.
Câu 34. Mạch điện xoay chiều gồm ba phần tử, điện trở thuần R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp. Điện trở R thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều u = 1202cos100πt (V). Điều chỉnh R, khi R = R1 = 18 Ω thì công suất trên mạch là P1, khi R = R2 = 8 Ω thì công suất P2, biết P1 = P2 và ZC > ZL. Khi R = R3 thì công suất tiêu thụ trên mạch đạt cực đại. Biểu thức cường độ dòng điện qua mạch khi R = R3 là
	A. i = 102cos(100πt + π/4) (A).	B. i = 102cos(100πt - π/4) (A). 
	C. i = 10cos(100πt + π/4) (A).	D. i = 10cos(100πt - π/4) (A).
Câu 35. Trên mặt nước có hai nguồn sóng đồng bộ, đặt tại A và B cách nhau 20 cm, dao động theo phương thẳng đứng, coi biên độ không đổi, bước sóng 3 cm. Gọi O là trung điểm của AB. Một điểm nằm trên đường trung trực AB, dao động cùng pha với các nguồn A và B, cách A hoặc B một đoạn nhỏ nhất là
	A. 12 cm. 	B. 10 cm. 	C. 13,5 cm. 	D. 15 cm.
Câu 36. Một sợi dây đàn hồi căng ngang, đang có sóng dừng ổn định. Trên dây A là một điểm nút, B là một điểm bụng gần A nhất, AB = 14 cm, gọi C là một điểm trong khoảng AB có biên độ bằng một nửa biên độ của B. Khoảng cách AC là
	A. 14/3 cm. 	B. 7 cm. 	C. 3,5 cm. 	D. 28/3 cm.
Câu 37. Đặt vào 2 đầu một hộp kín X (chỉ gồm các phần tử mắc nối tiếp) một điện áp xoay chiều u = 50cos(100πt + π/6) (V) thì cường độ dòng điện qua mạch i = 2cos(100πt + 2π/3) (A). Nếu thay điện áp trên bằng điện áp khác có biểu thức u =502cos(200πt + 2π/3) (V) thì cường độ dòng điện i = 2cos(200πt + π/6) (A). X có thể chứa
	A. R = 25 (Ω), L = 2,5/π(H), C = 10-4/π (F).	B. L = 5/12π (H), C = 1,5.10-4/π (F). 
	C. L = 1,5/π (H), C = 1,5.10-4/π (F).	D. R = 25 (Ω), L = 5/12π (H).
Câu 38. Một chất điểm dao động điều hòa với biên độ A và tần số f. Thời gian dài nhất để vật đi quãng đường 2011A là
	A. 3017/(6f). 	B. 4021/(8f). 	C. 2001/(4f). 	D. 1508/(3f).
Câu 39. Con lắc lò xo nằm ngang, vật nặng có m = 0,3 kg, dao động điều hòa. Gốc thế năng chọn ở vị trí cân bằng, cơ năng của dao động là 24 mJ, tại thời điểm t vận tốc và gia tốc của vật lần lượt là 203 cm/s và -400 cm/s2. Biên độ dao động của vật là
	A. 1 cm. 	B. 2 cm. 	C. 3 cm. 	D. 4 cm.
Câu 40. Con lắc lò xo dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ A. Đúng lúc con lắc qua vị trí có động năng bằng thế năng và đang dãn thì người ta cố định một điểm chính giữa của lò xo, kết quả làm con lắc dao động điều hòa với biên độ A’. Hãy lập tỉ lệ giữa biên độ A và biên độ A’.
	A. 2/2 . 	B. 7/3 . 	C. 8/3. 	D. (26 )/3.
Câu 41. Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = 4sin(2πt + π/2) cm. Chất điểm đi qua vị trí x = 3 cm lần thứ 2014 vào thời điểm
	A. 1008,885 s. 	B. 1005,885 s. 	C. 1006,885 s. 	D. 1007,885 s.
Câu 42. Có hai mẫu chất phóng xạ A và B thuộc cùng một chất có chu kỳ bán rã T = 138,2 ngày và có khối lượng ban đầu như nhau. Tại thời điểm quan sát, tỉ số số hạt nhân hai mẫu chất NB/NA = 2,72. Tuổi của mẫu A nhiều hơn mẫu B là
	A. 199,8 ngày. 	B. 199,5 ngày. 	C. 190,4 ngày. 	D. 189,8 ngày.
Câu 43. Một nhà máy điện nguyên tử có công suất phát điện 182.107 (W), dùng năng lượng phân hạch của hạt nhân U235 với hiệu suất 30%. Trung bình mỗi hạt U235 phân hạch toả ra năng lượng 200 (MeV). Hỏi trong 365 ngày hoạt động nhà máy tiêu thụ một khối lượng U235 nguyên chất là bao nhiêu. Số Avogadro là 6,022.1023.
	A. 2333 kg. 	B. 2461 kg. 	C. 2362 kg. 	D. 2263 kg.
Câu 44. Trong điều trị ung thư, bệnh nhân được chiếu xạ với một liều xác định nào đó từ một nguồn phóng xạ Biết nguồn có chu kì bán rã là 4 năm. Khi nguồn được sử dụng lần đầu thì thời gian cho một lần chiếu xạ là 10 phút. Sau 3 năm thì thời gian cho một lần chiếu xạ là
	A. 15,24 phút. 	B. 18,18 phút. 	C. 20,18 phút. 	D. 16,82 phút.
Câu 45. Một nguồn sáng có công suất 3,58 W, phát ra ánh sáng tỏa ra đều theo mọi hướng mà mỗi phô tôn có năng lượng 3,975.10-19 J. Một người quan sát đứng cách nguồn sáng 300 km. Bỏ qua sự hấp thụ ánh sáng bởi khí quyển. Tính số phôtôn lọt vào mắt người quan sát trong mỗi giây. Coi bán kính con ngươi là 2 mm.
	A. 70. 	B. 80. 	C. 90. 	D. 100.
Câu 46. Bước sóng gới hạn quang điện đối với một kim loại là 0,52 μm. Các electron sẽ được giải phóng ra nếu kim loại đó được chiếu sáng bằng ánh sáng đơn sắc phát ra từ
	A. đèn hồng ngoại 50 W. 	B. đèn hồng ngoại 1 W.
	C. đèn hồng ngoại 10 W. 	D. đèn tử ngoại 1 W.
Câu 47. Trong thí nghiệm I - âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Nếu tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ hai (tính từ vân sáng trung tâm) thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng
	A. 1,5λ. 	B. 2λ. 	C. 2,5λ. 	D. 3λ.
Câu 48. Gọi năng lượng do một chùm sáng đơn sắc chiếu tới một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương chiếu sáng trong một đơn vị thời gian là cường độ của chùm sáng đơn sắc, kí hiệu là I (W/m2). Chiếu một chùm sáng hẹp đơn sắc (bước sóng 0,5 μm) tới bề mặt của một tấm kim loại đặt vuông góc với chùm sáng, diện tích của phần bề mặt kim loại nhận được ánh sáng chiếu tới là 30 mm2. Bức xạ đơn sắc trên gây ra hiện tượng quang điện đối với tấm kim loại (coi rằng cứ 20 phôtôn tới bề mặt tấm kim loại làm bật ra 3 electron), số electron bật ra khỏi bề mặt tấm kim loại trong thời gian 1 s là 3.1013. Giá trị của cường độ sáng I là
	A. 9,9375W/m2. 	B. 9,6W/m2. 	C. 2,65 W/m2. 	D. 5,67W/m2.
Câu 49. Hai lò xo có độ cứng lần lượt là k1 = 100 N/m và k2 = 150 N/m. Treo vật khối lượng m = 250 g vào hai lò xo ghép song song. Treo vật xuống dưới vị trí cân bằng 1 đoạn 4/π cm rồi thả nhẹ. Khi vật qua vị trí cân bằng thì lò xo 2 bị đứt. Biên độ dao động của vật sau khi lò xo 2 bị đứt là
	A. 3,5 cm. 	B. 2 cm. 	C. 2,5 cm. 	D. 3 cm.
Câu 50. Đoạn mạch AB gồm AM nối tiếp với MB. Đoạn AM gồm điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn MB chỉ có tụ điện có điện dung C với CR2 < 2L. Đặt vào AB một điện áp uAB = U2cosωt, U ổn định và ω thay đổi. Khi ω = ωC thì điện áp hai đầu tụ C cực đại, khi đó điện áp tức hai đầu đoạn mạch AM và hai đầu đoạn mạch AB lệch pha so với dòng điện lần lượt là φRL và φ. Giá trị tanφRLtanφ là:
	A. -0,5. 	B. 2. 	C. 1. 	D. -1.
---Hết---
Đáp án đề 701
1B	 2C	3D	4A	5A	6A	7D	8B	9A	10D
11C 	12A 	13C 	14A 	15A 	16B 	17B 	18B 	19C 	20A
21C 	22D 	23C 	24B 	25C 	26B 	27B 	28A 	29C 	30B
31B 	32D 	33D 	34C 	35A 	36A 	37B 	38A 	39B 	40C
41C 	42B 	43A 	44D 	45D 	46D 	47A 	48C 	49C 	50A

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_DA_MD_701.docx