Đề ôn thi học kỳ I Hóa khối 12

doc 8 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn thi học kỳ I Hóa khối 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn thi học kỳ I Hóa khối 12
	 ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ I KHỐI 12 
-
Câu 1: Polietilen có công thức là
	A. (-CH2-CH2-)n.	B. (-CH2-CHCl-)n.	C. (-CH2-CHCH3-)n	D. (-CF2-CF2-)n
Câu 2: Anilin (C6H5NH2) có phản ứng với dung dịch
	A. NaCl.	B. HCl.	C. Na2CO3.	D. NaOH.
Câu 3: Dãy gồm các kim loại được sắp xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là
	A. Al, Mg, K, Fe.	B. Fe, Mg, Al, K.	C. Fe, Al, Mg, K.	D. Fe, Al, K, Mg.
Câu 4: Chất béo là trieste của axit béo với 
	A. glicogen.	B. glyxin.	C. glixerol.	D. etylen glicol.
Câu 5: Tinh bột và xenlulozơ là
	A. monosaccarit.	B. đisaccarit.	C. đieste.	D. polisaccarit.
Câu 6: Cho các chất sau: tinh bột, protein, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất khi thủy phân trong môi trường axit, đun nóng có tạo ra glucozơ là
	A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 1.
Câu 7: Trong các chất sau: C6H5NH2, NH3, (C6H5)2NH, C2H5NH2. Chất có lực bazo yếu nhất là
	A. C6H5NH2.	B. (C6H5)2NH.	C. NH3.	D. C2H5NH2.
Câu 8: Xà phòng hóa hoàn toàn 13,35 gam một chất béo cần vừa đủ 45 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng xà phòng là
	A. 11,01 gam.	B. 12,93 gam.	C. 15,15 gam.	D. 13,77 gam.
Câu 9: Etyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
	A. C2H5COOCH=CH2.	B. CH3COOCH=CH2.	C. CH2=CHCOOC2H5.	D. CH2=C(CH3)COOC2H5
Câu 10: Cho hỗn hợp gồm bột Fe, Mg vào dung dịch CuSO4 dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Dung dịch X là
	A. MgSO4, FeSO4, CuSO4 dư. B. MgSO4, CuSO4 dư.	C. FeSO4, MgSO4.	D. FeSO4, CuSO4 dư. 
Câu 11: Tơ nilon 6,6: (-NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n kém bền với nhiệt, với axit và kiềm, ít thấm nước được dùng dệt vải may mặc. Tơ nilon 6,6 thuộc loại
	A. tơ polieste.	B. tơ poliamit.	C. tơ thiên nhiên.	D. tơ vinylic.
Câu 12:Chất CH3CH(CH3)CH(NH2)COOH có tên gọi là
	A. axit -2-amino-3-metylpentanoic 	B. axit -3-amino-2-metylbutanoic.
	C. axit -2-amino-3-metylbutanoic 	D. axit -3-metyl-3-aminobutanoic
Câu 13: Có các chất sau: Vinyl axetat, metyl axetat, metyl acrylat, isopren. Chất không thể tham gia phản ứng trùng hợp là
	A. metyl axetat.	B. metyl acrylat.	C. Vinyl axetat.	D. isopen.
Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn 5,92 gam một este X đơn chức thu được 5,376 lít khí CO2 (đktc) và 4,32 gam nước. Công thức phân tử của X là
	A. C2H4O2.	B. C3H4O2.	C. C3H6O2.	D. C4H8O2.
Câu 15: Cho 21,6 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thu được 6,72 lít khí N2O là sản phẩm khử duy nhất (đktc). Kim loại đó là
	A. Al.	B. Zn.	C. Na.	D. Mg.
Câu 16: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương làA. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 17: Cho dãy các kim loại: Na, K, Fe, Ca. Số kim loại trong dãy tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là
	A. 3.	B. 1.	C. 2.	D. 4
Câu 18: Cho bột đồng vào các dung dịch sau: ZnCl2, HNO3, NaOH, Fe2(SO4)3. Số dung dịch mà bột đồng bị hòa tan là
	A. 2.	B. 1.	C. 3.	D. 4.
Câu 19: Cho 1,95 gam kim loại M có hóa trị II tác dụng với lượng dư dung dịch HCl sinh ra 0,672 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
	A. Fe.	B. Mg.	C. Ca.	D. Zn.
Câu 20:. X là một α-aminoaxit chứa một nhóm –NH2. Cho 15,45 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 20,925 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
	A. CH3CH2CH(NH2)COOH.	B. CH3CH(NH2)COOH C. H2NCH2COOH	D. CH3[CH2]4CH(NH2)COOH
Câu 21: Thuốc thử dùng để phân biệt glucozơ và fructozơ là
	A. Cu(OH)2/NaOH, t0.	B. dung dịch nước brom.	
	C. dung dịch CH3COOH/H2SO4 đặc.	D. dung dịch AgNO3/NH3.
Câu 22: Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam chất hữu cơ X thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam nước.Cho 4,4 gam X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 1M thì tạo 4,8 gam muối. Công thức cấu tạo của X là
	A. CH3COOCH3.	B. CH3COOC2H5.	C. HCOOC3H7.	D. C2H5COOCH3
Câu 23:. Cho hỗn hợp gồm 27 gam glucozơ và 9 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 43,2	B. 21,6	C. 16,2	D. 32,4
Câu 24: Cho 10,56 gam etyl axetat phản ứng hết với dung dịch NaOH (dư), đun nóng. Khối lượng muối khan thu được là
	A. 7,2 gam.	B. 11,52 gam.	C. 9,84 gam.	D. 8,88 gam.
Câu 25: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 178,2 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20%)
A. 162 lít.	B. 98 lít.	C. 140 lít.	D. 110 lít.
Câu 26: Khi khử hoàn toàn glucozơ thì sản phẩm thu được là
	A. ancol etylic.	B. hexan.	C. phức đồng – glucozơ.	D. axit glutamic.
Câu 27: Đun nóng dung dịch chứa 21,6 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Khối lượng bạc thu được là
	A. 12,96 gam.	B. 38,88 gam.	C. 6,48 gam.	D. 25,92 gam.
Câu 28: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
	A. tơ tằm.	B. tơ capron.	C. tơ visco.	D. tơ nitron.
Câu 29: Cho 14,75 gam một amin đơn chức Y tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z. Làm bay hơi dung dịch Z thu được 23,875 gam muối khan. Công thức phân tử của Y là
	A. C3H9N.	B. C4H11N.	C. C2H7N.	D. CH5N.
Câu 30: Chất X là - amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho X tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 0,25M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,55 gam muối khan. X là
	A. phenylalanin.	B. Valin.	C. Glyxin.	D. Alanin.
Câu 31: Thuốc thử dùng để phân biệt Val-Gly-Ala với Gly-Ala là
	A. dung dịch HCl.	B. dung dịch NaOH.	C. dung dịch NaCl.	D. Cu(OH)2/OH
Câu 32:. Phát biểu đúng về glucozo và fructozo:
A. đều tác dụng với H2/xúc tác Ni tạo ra sobitol
B. đều có phản ứng với nước Br2
C. đều có nhóm chức – CHO
D. đều tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở
Câu 33: : Gốc glucozơ và gốc fructozơ trong phân tử saccarozơ liên kết với nhau qua nguyên tử
A. hidro	B. nitơ	C. cacbon	D. oxi
Câu 34: Tinh bột, xenlulozo đều có thể tham gia vào:
A. phản ứng thủy phân	B. phản ứng với Cu(OH)2
C. phản ứng tráng bạc	D. phản ứng màu với iot
Câu 35: Este có công thức phân tử C4H8O2là:
A. Propyl axetat	B. Vinyl axetat	C. Phenyl axetat	D. Etyl axetat
Câu 36: Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit gluconic.	B. Axit oxalic.	C. Axit lactic.	D. Axit oleic.
Câu 37: Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức no, đồng phân của nhau, khi trộn 0,1 mol hỗn hợp X với lượng O2 vừa đủ rồi đốt cháy thì thu được 0,6 mol gồm CO2 và hơi nước. Công thức phân tử của hai este là
	A. C4H8O2.	 B. C3H6O2	C. C5H10O2.	D. C3H8O2.
Câu 38: Phát biểu không đúng là
	A. Alanin có thể tác dụng với C2H5OH, HCl, KOH.
	B. Để phân biệt glucozơ và lòng trắng trứng có thể dùng Cu(OH)2.
	C. Saccarozơ là đường không khử. D. Poli(etylen-terephtalat) được tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 39: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
	A. C6H5NH2 + H2SO4.B. C6H5NH3Cl + NaOH(dd)C. C6H5NH2 + NaOH(dd).	D. C6H5NH2 + Br2(dd)
Câu 40: Metyl metacrylat có công thức cấu tạo thu gọn là
	A. CH2=C(CH3)COOCH3 B. CH3CH(CH3)COOCH=CH2. C. CH3COOCH(CH3)CH3.	D. CH2=CHCOOCH3
 ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ I KHỐI 12 
Câu 1: Phát biểu không đúng là
	A. Tơ visco, tơ axetat được sản xuất từ nguyên liệu là xenlulozơ.
	B. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng tạo kết tủa đỏ gạch Cu2O.
	C. Tính bazơ của anilin mạnh hơn amoniac.
	D. Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3 trong amoniac.
Câu 2: Cho 12,18 gam hỗn hợp gồm metyl axetat và metyl acrylat tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu được là
	A. 13,39 gam.	B. 13,02 gam.	C. 12,30 gam.	D. 13,38 gam.
Câu 3: Số hợp chất là đồng phân cấu tạo, có cùng công thức phân tử C4H8O2, tác dụng được với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng được với Na kim loại là
	A. 3.	B. 2.	C. 6.	D. 4.
Câu 4: Cho các chất: saccarozơ (1), glucozơ (2), protein (3), anilin (4), xenlulozơ (5), etyl axetat (6). Những chất tham gia phản ứng thủy phân là 
A. (1), (3), (5), (6).	B. (3), (4), (5), (6). C. (1), (2), (3), (5).	D. (2), (3), (4), (6).
Câu 5: Cho 10,56 gam este no, đơn chức X mạch không phân nhánh tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn, được 11,36 gam chất rắn khan Y và 0,12 mol một ancol Z. X có tên gọi là 
	A. metylaxetat.	B. propylfomat.	 C. metylpropionat.	D. etylaxxetat.
Câu 6: Hòa tan m gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X và 1,12 lít hỗn hợp khí N2O, NO (đktc) có tỉ khối so với oxi bằng 1,2. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Giá trị của m là
	A. 2,16 gam.	B. 3,60 gam.	C. 3,00 gam.	D. 2,04 gam.
Câu 7: Để phân biệt các dụng dịch: etylamin, glyxin, axit axetic, anilin cần dùng thuốc thử là
	A. quỳ tím.	B. dung dịch NaOH.C. quỳ tím, dung dịch brom.	D. dung dịch brom.
Câu 8: Dãy các kim loại không tác dụng được với muối sắt II, nhưng tác dụng được với muối sắt III là
	A. Fe, Al.	B. Cu, Ag.	C. Fe, Cu.	D. Al, Ag.
Câu 9: Anilin phản ứng được với dung dịch
A. NaCl	B. HCl.	C. Na2CO3.	D. NaOH.
Câu 10: Trong các chất sau: C6H5NH2, (C2H5)2NH, NH3, (C6H5)2NH, C2H5NH2, CH3NH2. Chất có lực bazơ mạnh nhất là
A. C2H5NH2. 	B. (C2H5)2NH.	C. CH3NH2.	D. (C6H5)2NH
Câu 11: Khi xà phòng hóa triolein thu được sản phẩm là
A. C17H33COONa và glixerol.	B. C17H33COOH và glixerol.
C. C17H35COONa và glixerol.	D. C15H31COONa và glixerol.
Câu 12: Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ visco. 	B. Tơ xenlulozơ axetat. 	C. Tơ nitron. 	D. Tơ Nilon-6,6.
Câu 13: Lên men m gam glucozơ sản phẩm khí thu được cho qua bình chứa nước vôi trong lấy dư thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là (biết hiệu suất phản ứng lên men là 60%)
	A. 22,50 gam.	B. 13,50 gam.	C. 8,10 gam.	D. 32,40 gam.
Câu 14: Cho 9,1 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được784 ml khí X không màu (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với CH4 bằng 2,75. Kim loại M là
	A. Fe.	B. Zn.	C. Al.	D. Mg.
Câu 15: Cho các kim loại sau: Zn, Fe, Cu, Ag. Kim loại vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản ứng được với dung dịch FeCl2 là
	A. Cu.	B. Ag.	C. Fe.	D. Zn.
Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn một chất béo bằng dung dịch NaOH vừa đử, thu được 135,9 gam muối của một axi béo và 13,8 gam glixerol. Công thức của chất béo là
	A. (C15H31COO)3C3H5.	B. (C17H35COO)3C3H5.C. (C17H33COO)3C3H5.	D. (C17H31COO)3C3H5
Câu 17: Tripeptit mạch hở là peptit trong phân tử chứa
	A. 3 liên kết peptit và gồm 3 gốc α-aminoaxit	B. 3 liên kết peptit và gồm 2 gốc α-aminoaxit	
	C. 2 liên kết peptit và gồm 3 gốc α-aminoaxit	D. 2 liên kết peptit và gồm 2 gốc α-aminoaxit
Câu 18: Cho các loại tơ: tơ tằm, tơ capron, bông, tơ nitron, tơ xenlulozơ axetat, tơ nilon-6,6. Số tơ thuộc loại tơ tổng hợp là
	A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
Câu 19: Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hidroxyl?
A. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhidrit axetic. B. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.
C. Thực hiện phản ứng tráng bạc.	D. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
Câu 20: Cho 7,725 gam một α-aminoaxit no X (có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl) tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 10,4625 gam muối. Công thức của aminoaxit X là
A. H2NCH2CH2CH2COOH.B. H2NCH2COOH.	C. CH3CH(NH2)COOH.D. CH3CH2CH(NH2)COOH.
Câu 21: Phát biểu không đúng là
A. Dung dịch saccarozơ có phản ứng tráng gương.	
B. Triolein không tác dụng với Cu(OH)2 (ở nhiệt độ thường).
C. Metylamin tan trong nước cho dung dịch có môi trường bazơ. 
D. Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2.
Câu 22: Cacbohydrat thuộc loại polisaccait là
A. saccarozơ.	B. fructozơ.	C. glucozơ.	D. xenlulozơ.
Câu 23: Từ axit terephtalic và etylen glycol có thể tổng hợp trực tiếp được polime nào sau đây?
A. (-CO-C6H4-O-CO-C2H4-O-)n.	B. (-CO-C2H4-O-CO-C6H4-O-)n.
C. (-CO-C6H4-CO-O-C2H4-O-)n.	D. (-CO- C2H4-CO-O-C6H4-O-)n.
Câu 24: Công thức tổng quát của este tạo bởi mọt axit cacboxylic no, đơn chức và một ancol no, đơn chức (cả axit và ancol đều mạch hở) là
A. CnH2nO.	B. CnH2n+1COOCmH2m+1.C. CnH2nO3. 	D. CnH2n-2O2.
Câu 25: Axit α-aminopropionic có công thức là
A. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH.	B. CH3-CH(CH3)-COOH.
C. H2N-CH2-COOH.	D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 26: Cho quỳ tím vào dung dịch của từng amino axit sau: Valin, axit glutamic, glyxin, alanin, lysin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là
A. 4.	B. 1.	C. 2.	D. 4.
Câu 27: Cho 7,44 gam este đơn chức X có tỉ khối so với cacbon đioxit bằng 2 tác dụng hết với 150 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 23,2 gam chất rắn khan. Tên gọi của X là
A. metyl propionat.	B. isopropyl fomat.	C. metyl axetat.	D. propyl axetat.
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn chất béo X bằng dung dịch KOH thu được 1,84 gam glixerol và 17,64 gam muối của axit béo duy nhất. Công thức của chất béo X là
A. (C17H35COO)3C3H5. B. C3H5 (COOC15H31)3. C. (C15H31COO)3C3H5.D.C3H5 (C17H35COO)3.
Câu 29: Hòa tan 13,71 gam hỗn hợp Mg, Cu, Al bằng dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được 11,76 lít khí (đktc), dung dịch X và 3,81 gam chất rắn Y. Khối lượng muối clorua có trong dung dịch X là
A. 19,219 gam.	B. 28,540 gam.	C. 32,350 gam.	D. 47,175 gam.
Câu 30: Ngâm mọt lá niken (Ni) trong dung dịch loãng của các muối MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Niken sẽ khử được các muối
A. MgCl2, AlCl3, Pb(NO3)2. B. MgCl2, NaCl, Cu(NO3)2.C. ZnCl2, AlCl3, Pb(NO3)2.D. Cu(NO3)2, Pb(NO3)2.
Câu 31: Thể tích của dung dịch axit nitric 94,5%(D = 1,5 g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 35,64 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là
A. 6,67 lít.	B. 20 lít.	C. 25 lít.	D. 12,8 lít.
Câu 32: Xà phòng hóa hoàn toàn 11,1 gam hỗn hợp 2 este etyl fomat và metyl axetat cần dùng 200 ml dung dịch NaOH x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,75M.	B. 2,0M.	C. 1,0M.	D. 1,5M.
Câu 33: Cho 200 ml dung dịch aminoaxit X nồng độ 0,25 M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch chứa 6,25 gam muối. Công thức của X là
A. (NH2)2C3H5COOH.	B. NH2C3H6COOH.	C. NH2C2H4COOH.	D. NH2C2H3(COOH)2.
Câu 34: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?
A. H2NCH2CONHCH(CH3)CONHCH2COOH.	B. H2NCH(CH3) CONHCH2CH2COOH.	
C. H2NCH2CONHCH(CH3)COOH.	D. H2NCH2CONHCH2CH(CH3)COOH.
Câu 35: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hóa hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Tên gọi của X và Y lần lượt là
A. etylaxetat, metylpropionat. 	B. vinylfomat, metylacrylat.	
C. metylaxetat, etylaxetat.	D. etylfomat, metylaxetat.
Câu 36: Trong các dung dịch: CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, C6H5NH2, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 1.
Câu 37: Aminoaxit X có phân tử khối bằng 89. Tên của X là
A. alanin.	B. valin.	C. lysin.	D. glyxin.
Câu 38: Cacbohydrat nào sau đây thuộc loại đisacacarit?
A. Glucozơ.	B. Xenlulozơ.	C. Amilozơ.	D. Saccarozơ.
Câu 39: Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 4. B. 1.	C. 2.	D. 3.
Câu 40: Cho m gam tristearin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 4,14 gam glixerol. Giá trị của m là
A. 36,27.	 B. 42,35.	C. 40,05.	 D. 39,78.
 ĐỀ ÔN THI HỌC KỲ I KHỐI 12 
Câu 1: Axit - aminopronic [H2N-CH(CH3)COOH] tác dụng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
	A. HCl, NaOH, C2H5OH(có HCl), K2SO4	 B. HCl, NaOH, CH3OH (có HCl), Cu.
	C. HCl, NaOH, CH3OH (có HCl), H2NCH2COOH D. HCl, NaOH, CH3OH(có HCl), NaCl.
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6g khí H2 bay ra và thu được m gam muối .Giá trị m là (Mg =24 ; Zn =65)
	A. 35,7. 	B. 36,7. C. 63,7. 	D. 53,7.
Câu 3: Tính chất vật lí chung của kim loại là
	A. Tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
	B. Tính mềm, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
	C. Tính cứng, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
	D. Nhiệt độ nóng chảy cao, dẫn điện, dẫn nhiệt, ánh kim.
Câu 4: Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc lấy cây đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8g. Nồng độ của CuSO4 trong dung dịch là : (Fe= 56, Cu = 64)
Câu 5: Cho 12,15 gam kim loại M tác dụng hết với H2SO4 loãng dư thoát ra 15,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
A. Fe.	B. Mg.	C. Al.	D. Na.
Câu 6: Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là
A. Al và Cu.	B. Ag và W.	C. Cu và Cr.	D. Ag và Cr.
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam este X thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H6O2. 	B. C2H4O2.	C. C3H4O2.	D. C4H8O2.
Câu 8: Polime nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. Nilon-6,6.	B. Polibutađien.	C. Polietilen.	D. Poli(vinyl clorua).
Câu 9: Trộn 13,35 gam H2NCH2COOCH3 với 200 gam dung dịch NaOH 4% rồi đun cho đến khô được m gam chất rắn khan. Gi á trị của m là
A. 9,70.	B. 1,70.	C. 16,55.	D. 11,28.
Câu 10: Cho các monome sau: tơ nilon-6,6; stiren; metyl axetat; vinyl axetat; caprolactam; axit etanoic; metyl acrylat; axit e-aminocaproic; buta-1,3-đien. Số monome tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 4. B. 6.	C. 5. D. 7.
Câu 11: Một hỗn hợp kim loại gồm: Zn, Ag, Fe, Cu. Hóa chất có thể hòa tan hoàn toàn hỗn hợp kim loại trên là
A. Dung dịch HCl đặc, dư.	B. Dung dịch NaOH đặc.	
C. Dung dịch H2SO4 đặc, nguội, dư.	D. Dung dịch HNO3 loãng, dư.
Câu 12: Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit glutamic, lysin, glyxin.	B. Anilin, glyxin, valin.	
C. Alanin, lysin, phenyl amin.	D. Axit glutamic, valin, alanin.
Câu 13 Cho bốn dung dịch muối Fe(NO3)2, Cu(NO3)2, AgNO3, Pb(NO3)2. Kim loại nào dưới đây tác dụng được với cả 4 dung dịch muối trên
A. Pb.	B. Cu.	C. Fe.	D. Zn.
Câu 14: Glucozơ và fructozơ đều
A. có công thức phân tử C6H10O5.	B. có nhóm-CH=O trong phân tử.	
C. thuộc loại đissaccarit.	D. có phản ứng tráng bạc.
Câu 15: Este X có công thức phân tử C3H6O2. Xà phòng hóa X bằng NaOH thu được m gam muối và thoát ra 5,75 gam etanol. Giá trị của m là
A. 6,8.	B. 8,5.	C. 7,6.	D. 7,2.
Câu 16: Dãy gồm các chất đều tác dụng với NaOH là
 A. CH3COOH, C6H5NH2 , CH3COOC2H5.	 B. CH3COOH, C6H5CH2OH, CH3COOC2H5.
 C. CH3COOH, C6H5OH, CH3COOC2H5.	 D. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOC2H5.
Câu 17: Để xà phòng hoá 17,4g một este no đơn chức X cần dùng 300ml dd NaOH 0,5M. Công thức phân tử của X là 
 A. C3H6O2 B. C5H10O2 C. C4H8O2 D. C6H12O2
Câu 18: Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng
A. Xà phòng hóa 	B. Hidrat hóa	C. Crackinh 	D. Sự lên men
Câu 19: Công thức chung của este tạo bởi ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic và axit thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic là công thức nào sau đây:
A. CnH2nO2 (n≥2) 	B. CnH2n + 1O2 (n≥3)	C. CnH2n - 1O2 (n≥2) 	D. CnH2n – 2 O2 (n≥3) 
Câu 20: Hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở C4H8O2 có tổng số đồng phân axit và este là
A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 21: Chất X có công thức phân tử C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2Na. Công thức cấu tạo của X là 
	A. HCOOC3H7	B. C2H5COOCH3 	C. CH3COOC2H5	D. HCOOC3H5.
Câu 22: Theo nghiên cứu của tạp chí Cancer trong khoảng 2000 nam giới tuổi trung niên không ai mắc bệnh ung thư trong 4 năm đầu tiên, sau 12 năm, 151 người đã bị mắc bệnh, trong đó có 46 trường hợp ung thư tuyến tiền liệt. Axit linoleic là axit béo chưa bão hòa có nhiều trong rau quả giúp cho nam giới tránh xa căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt . axit linoleic có chứa 18 nguyên tử cacbob và có 2 liên lết C=C, công thức cấu tạo đơn giản thu gọn của axit linoleic là :
CH3(CH2)7CH=CH-CH2-CH=CH(CH2)4COOH
CH3(CH2)15COOH
CH3(CH2)7CH=CH(CH2)7COOH
CH3(CH2)14COOH	
Câu 1: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dung với dung dịch HNO3 đặc, nguội là
A. Fe, Al, Cr.	B. Fe, Mg, Al.	C. Cu, Fe, Al.	D. Cu, Pb, Ag.
Câu 223: Trong các polime: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ capron, tơ nitron, những polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là
A. sợi bông, tơ visco và capron.	B. tơ visco và tơ capron.	
C. tơ tăm, sợi bông và tơ nitron.	D. sợi bông và tơ visco.
Câu 24: Để chứng minh trong phân tử glucozơ có nhiều nhóm OH người ta cho dd glucozơ phản ứng với
A. dd AgNO3 / NH3	B.kim loại Kali	C. CH3COOH	 	 D. Cu(OH)2
Câu 25: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
	 A.Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.	 B.Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
	 C.Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.	 D.Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.
Câu 26: Cho các chất: X: glucozơ ; Y: fructozơ ; Z: Saccarozơ ; T: Xenlulozơ. Các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3,t0 cho ra Ag là
	A. Z, T B. X, Z C. Y, Z D. X, Y
Câu 27 : Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu biết hiệu suất lên men đạt 80%? (C= 12, H= 1 ,O=16 )
A. 290kg	B.295,3kg	C.300kg	D.350kg
Câu 28: Cho sơ đồ chuyển hóa sau : Tinh bột ® X ® Y® Axit axetic. X và Y lần lượt là :
 A. glucozơ; ancol etylic B. glucozơ, etyl axetat C. fructozơ , glucozơ D. ancol etylic , anđehit axetic 
Câu 29: Sự sắp xếp nào theo trật tự tăng dần lực bazơ của các hợp chất sau đây đúng ?
A.C2H5NH2 < (C2H5)2NH < NH3 <C6H5NH2 B.(C2H5)2NH < NH3 < C6H5NH2 < C2H5NH2
C. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH D. NH3 < C2H5NH2 < (C2H5)2NH < C6H5NH2 
Câu 30: Ứng với công thức C4H11N có số đồng phân amin bậc 1 là :
	A.	3	B.	4	C.	5	D.	6
Câu 31: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2? 
	A. Metyletylamin. 	B. Etylmetylamin. 	 C. Isopropanamin. 	 D. Isopropylamin
Câu 32: Trung hòa 11,8 gam một amin đơn chức cần 200 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là: 
( C= 12, H = 1, N = 14)
 	A. C2H5N B. CH5N 	C. C3H9N 	D. C3H7N
Câu 33: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. 	B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. 	D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 34: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí α?
	A. 4.	B. 3.	C. 2.	D. 5.
Câu 35: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2?
A. NaCl. 	B. HCl. 	C. CH3OH. 	D. NaOH.
Câu 36: Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 15,0 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 19,4 gam muối khan. Công thức của X là (C =12; H= 1, O =16, N=14, Na=23)
A. H2NC3H6COOH. 	 B. H2NCH2COOH. 	 C. H2NC2H4COOH. 	 D. H2NC4H8COOH
Câu 3:7 Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng của axit terephtalic với chất nào sau đây?
A. Ancol etylic. B. Etilen. 	C. Glixerol.	 	 D. Etylen glicol.
Câu 38: Chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch HCl và tác dụng với nước brom tạo kết tủa. Tên gọi của X là
A. alanin.	B. anilin.	C. etyl amin. 	D. phenol.

Tài liệu đính kèm:

  • docbt_on_thi_hoc_ky_1.doc