Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 15

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1378Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 15
 ĐỀ ÔN TỔNG HỢP 15
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 80,08 gam hỗn hợp X gồm C3H7OH, C2H5OH và CH3OC3H7 thu được 95,76 gam H2O và V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V là?
A. 129,6 lít	B. 87,808 lít	C. 119,168 lít	D. 112 lít
Câu 2: Tráng bạc hoàn toàn 5,72g một anđehit X no đơn chức, mạch hở. Toàn bộ lượng bạc thu được đem hoà tan hết vào dung dịch HNO3 đặc nóng giải phóng V lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Sau phản ứng khối lượng dung dịch thay đổi 16,12g (giả sử hơi nước bay hơi không đáng kể). Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. CH3CHO	B. HCHO	C. C2H5CHO	D. C3H7CHO
Câu 3: X có công thức phân tử là C8H10O. X tác dụng được với NaOH. X tác dụng với Dung dịch brom cho Y có công thức phân tử là C8H8OBr2. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo thỏa mãn ?
A. 6	B. 5	C. 4	D. 3
Câu 4:Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và CuO trong điều kiện không có không khí. Cho chất rắn sau phản ứng vào dung dịch NaOH (dư) thu được 672 ml khí H2 và chất rắn X. Hoà tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng (dư) thấy có 448 ml khí NO (các phản ứng xảy ra hoàn toàn và các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị m là
A. 2,94 B. 29,40	C. 34,80	 D. 3,48 
Câu 5: Một loại nước cứng có chứa Ca2+ 0,002M ; Mg2+ 0,003M và HCO-3. Hãy cho biết cần lấy bao nhiêu ml dd Ca(OH)2 0,05M để biến 1 lít nước cứng đó thành nước mềm (coi như các phản ứng xảy ra hoàn toàn và độ tan của MgCO3 lớn hơn độ tan của Mg(OH)2).
A. 200 ml	B. 140 ml	C. 100 ml	D. 160 ml
Câu 6: Cho 2 miếng Zn có cùng khối lượng vào cốc (1) dựng dung dịch HCl dư và cốc 2 đựng dung dịch HCl dư có thêm một ít CuCl2. (Hai dung dịch HCl có cùng nồng độ mol/l). Hãy cho biết kết luận nào sau đây không đúng?
A. khí ở cốc (1) thoát ra nhiều hơn ở cốc (2).
B. khí ở cốc (1) thoát ra chậm hơn ở cốc (2).
C. khí ở cốc (1) thoát ra ít hơn ở cốc (2)
D. cốc (1) ăn mòn hóa học và cốc (2) ăn mòn điện hóa học
Câu 7: Cho 43,6 gam chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 2 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 49,2 gam muối và 0,2 mol ancol. Lượng NaOH dư được trung hoà vừa hết bởi 0,5 lít dung dịch HCl 0,8M. Công thức cấu tạo của X là:
A. (CH3COO)2C2H4.	B. C3H5(COOCH3)3.	C. (HCOO)3C3H5.	D. (CH3COO)3C3H5.
Câu 8: Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, S, H2O2, FeCl3, AgNO3 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là:
A. 4 chất	B. 2 chất	C. 3 chất	D. 5 chất
Câu 9: Chất X có công thức phân tử C3H5Br3, đun X với dung dịch NaOH thu được chất hữu cơ Y có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 trong điều kiện thích hợp. Số cấu tạo X thỏa mãn là:
A. 4	B. 2	C. 3	D. 5
Câu 10: Cho hỗn hợp X gồm 12 gam Fe2O3 và 13 gam Cu vào 200 ml dung dịch HCl thấy còn lại 14,92 gam chất rắn không tan. Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl.
A. 2,15M	B. 1,89M	C. 1,35M	D. 0,7875M
Câu 11: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ A, B chỉ chứa một loại nhóm chức. Cho m gam X tác dụng hết với NaOH thu được một muối của axit hữu cơ đơn chức và hỗn hợp 2 ancol, tách nước hoàn toàn hai ancol này ở điều kiện thích hợp chỉ thu được một anken làm mất màu vừa đủ 24 gam Br2. Biết A, B chứa không quá 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Giá trị của m là :
A. 22,2 g	B. 11,1 g	C. 13,2 g	D. 26,4 g
Câu 12: Dãy gồm các chất đều có khả năng làm đổi màu dung dịch quì tím là
	A. CH3NH2, C2H5NH2, HCOOH B. C6H5NH2, C2H5NH2, HCOOH 
	C. CH3NH2, C2H5NH2, H2N-CH2-COOH D. CH3NH2, C6H5OH, HCOOH 
Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng sau:	 X + H2SO4 (đặc, nóng) Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
Số chất X trong chương trình phổ thông có thể thực hiện phản ứng trên là:
A. 7.	B. 6.	C. 5.	D. 8.
Câu 14: Chia 0,30 mol hỗn X gồm C2H6, C2H4, C2H2 thành hai phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,40 gam H2O. Cho phần 2 lội qua dung dịch brom (dư) thấy khối lượng bình nước brom tăng 2,70 gam. Phần trăm khối lượng của C2H6 có trong hỗn hợp X là
A. 71,42% B. 35,71%	C. 33,33%	 D. 34,05%
Câu 15: Cho 3,76 gam hỗn hợp X gồm Mg và MgO có tỉ lệ mol tương ứng là 14:1 tác dụng hết với dung dịch HNO3 thì thu được 0,448 lít một khí duy nhất (đo ở đktc) và dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 23 gam chất rắn khan T. Xác định số mol HNO3 đã phản ứng ?
	 A. 0,28	B. 0,34 C. 0,36 D. 0,32
Câu 16: Thực hiện các thí nghiệm sau: 
 Thí nghiệm 1: Trộn 0,015 mol ancol no X với 0,02 mol ancol no Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na được 1,008 lít H2.
 Thí nghiệm 2: Trộn 0,02 mol ancol X với 0,015 mol ancol Y rồi cho hỗn hợp tác dụng hết với Na được 0,952 lít H2.
 Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp ancol như trong thí nghiệm 1 thu được 6,21 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O.
Biết thể tích các khi đo ở đktc và các ancol đều mạch hở. Công thức 2 ancol X và Y lần lượt là
A. C3H6(OH)2 và C3H5(OH)3. B. C2H4(OH)2 và C3H5(OH)3.	
C. CH3OH và C2H5OH.	 D. C2H5OH và C3H7OH.
Câu 17: Cho các chất sau: C2H5OH, C6H5OH, C2H5NH2, dung dịch C6H5NH3Cl, dung dịch NaOH, CH3COOH, dung dịch HCl loãng. Cho từng cặp chất tác dụng với nhau có xúc tác, số cặp chất có phản ứng xảy ra là:
A. 10	B. 11	C. 9	D. 8
Câu 18: Có các sơ đồ phản ứng tạo ra các khí như sau:
MnO2 + HClđặc khí X +  ; 	KClO3 khí Y + ;
NH4Cl(r) + NaNO2(r) khí Z +  ; 	FeS + HCl khí M + ...;
Cho các khí X, Y, Z , M tiếp xúc với nhau (từng đôi một) ở điều kiện thích hợp thì số cặp chất có phản ứng là:
A. 5.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 19: Cho các trường hợp sau:
(1). O3 tác dụng với dung dịch KI. (5). KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.
(2). Axit HF tác dụng với SiO2. (6). Đun nóng dung dịch bão hòa gồm NH4Cl và NaNO2.
(3). Khí SO2 tác dụng với nước Cl2. (7). Cho khí NH3 qua CuO nung nóng.
(4). MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng.
Số trường hợp tạo ra đơn chất là
	A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 20: A là hỗn hợp các muối Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2. Trong đó O chiếm 55,68% về khối lượng. Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch chứa 50 gam muối, lọc kết tủa thu được đem nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được m gam oxit. Giá trị của m là:
A. 12,88 B. 23,32	C. 18,68	D. 31,44
Câu 21: Khi cracking hoàn toàn 3,08g propan thu được hỗn hợp khí X. Cho X sục chậm vào 250 ml dung dịch Br2 thấy dung dịch Br2 mất màu hoàn toàn và còn lại V lít khí ở đktc và có tỷ khối so với metan là 1,25. Nồng độ mol Br2 và V có giá trị là:
A. 0,14 M và 2,352 lít	B. 0,04 M và 1,568 lít	C. 0,04 M và 1,344 lít	D. 0,14 M và 1,344 lít
Câu 22: Dung dịch X chứa 14,6 gam HCl và 22,56 gam Cu(NO3)2. Thêm m (gam) bột sắt vào dung dịch X, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp kim loại có khối lượng là 0,5m (gam) và chỉ tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m là 
	A. 1,92. B. 20,48. C. 9,28. D. 14,88.
Câu 23: A là hỗn hợp khí gồm SO2 và CO2 có tỷ khối hơi so với H2 là 27. Dẫn a mol hỗn hợp khí A qua bình đựng 1 lít dung dịch KOH 1,5a M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m và a là:
A. m=203a	B. m=193,5a	C. m=129a	D. m=184a
Câu 24: Cho phản ứng : 3H2(khí) + Fe2O3 (rắn) D 2Fe + 3H2O (hơi) Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
B. Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
C. Thêm H2 vào hệ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
D. Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận
Câu 25: Điện phân nóng chảy Al2O3 khi đó tại anot thoát ra một hỗn hợp khí gồm O2 10%; CO 20% và CO2 70%. Tổng thể tích khí là 6,72 m3 (tại nhiệt độ 8190C và áp suất 2,0 atm). Tính khối lượng Al thu được tại catot?
A. 2,16 kg	B. 5,40 kg	C. 4,86 kg	D. 4,32 kg
Câu 26: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt electron trong các phân lớp p là 7. Số hạt mang điện của một nguyên tử Y nhiều hơn số hạt mang điện của một nguyên tử X là 6 hạt. Hợp chất của X, Y có dạng:
A. X2Y.	B. XY2.	C. X2Y3.	D. X3Y2.
Câu 27: Cho một số tính chất: Có cấu trúc polime dạng mạch nhánh (1); tan trong nước (2); tạo với dung dịch I2 màu xanh (3); tạo dung dịch keo khi đun nóng (4); phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (5); tham gia phản ứng tráng bạc (6). tinh bột có các tính chất
A. (1); (3); (4) và (6)	B. (3); (4) ;(5) và (6)	C. (1); (2); (3) và (4)	D. (1); (3); (4) và (5)
Câu 28: Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch chứa chất X thấy tạo kết tủa T màu vàng. Cho kết tủa T tác dụng với dung dịch HNO3 dư thấy kết tủa tan. Chất X là 
	A. KCl. B. K3PO4. C. KI. D. KBr. 
Câu 29: Cho các chất sau: axit glutamic, valin, lysin, alanin, trimetylamin, anilin, metylamoni clorua, phenylamoni clorua. Số chất làm quỳ tím chuyển màu đỏ, màu xanh, không đổi màu lần lượt là:
A. 3, 2, 3.	B. 2, 2, 4.	C. 3, 1, 4.	D. 1, 3, 4.
Câu 30: Lấy 8,76 g một đipeptit tạo ra từ glyxin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng là:
A. 0,12 lít	B. 0,24 lít	C. 0,06 lít	D. 0,1 lít
Câu 31: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn HCO3- + OH- → CO32- + H2O ?
A. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O	
B. 2NaHCO3 + 2KOH → Na2CO3 + K2CO3 + 2H2O
C. 2NaHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + Na2CO3 + 2H2O	
D. Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2H2O
Câu 32: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 60%. Dung dịnh sau phản ứng chia thành hai phần bằng nhau. Phần I tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được x mol Ag. Phần II làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa y mol brom. Giá trị của x, y lần lượt là:
A. 0,24; 0,06.	B. 0,12; 0,06.	C. 0,32; 0,1.	D. 0,48; 0,12.
Câu 33: Cho một lượng bột Zn vào dung dịch X gồm FeCl2 và CuCl2. Khối lượng chất rắn sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn nhỏ hơn khối lượng bột Zn ban đầu là 0,5 gam. Cô cạn phần dung dịch sau phản ứng thu được 13,6 gam muối khan. Tổng khối lượng các muối trong X là
A. 13,1 gam	B. 19,5 gam	C. 14,1 gam	D. 17,0 gam
Câu 34: Hiđro hóa hoàn toàn anđehit X thu được ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O theo tỷ lệ nCO2 : nH2O = 2 : 3 và số mol O2 cần dùng gấp 2,5 lần số mol Y đã bị đốt cháy. Khi cho 0,1 mol X tác dụng với AgNO3 trong dung dịch NH3 dư thu được tối đa bao nhiêu gam Ag?
A. 10,8 gam	B. 43,2 gam	C. 21,6 gam	D. 32,4 gam
Câu 35: Có 6 dung dịch đựng riêng biệt trong 6 ống nghiệm (NH4)2SO4, FeCl2, Cr(NO3)3, K2CO3, NaHSO3 Al(NO3)3. Cho Ba(OH)2 đến dư vào 5 dung dịch trên. Sau khi phản ứng kết thúc, số ống nghiệm có kết tủa là:
A. 5	B. 4	C. 3	D. 2
Câu 36: Dùng muối iốt hàng ngày để phòng ngừa dịch bệnh bướu cổ. Muối iôt có thành phần
A. I2 + NaCl	 B. NaCl + NaI	
C. NaCl + KI( hoặc KIO3)	 D. NaI3 + NaCl
Câu 37: Chất hữu cơ X có tỉ khối hơi so với metan bằng 4,625. Khi đốt cháy X thu được số mol H2O bằng số mol X đã cháy, còn số mol CO2 bằng 2 lần số mol nước. X tác dụng đươc với Na, NaOH và AgNO3 trong dung dịch NH3 sinh ra Ag. Công thức cấu tạo của X là:
A. HOCH2CH2CHO	B. HOOC-COOH	C. HCOOCH2CH3	D. HOOC-CHO
Câu 38: Cho phản ứng oxi hóa-khử sau : FeCl2 + KMnO4 + H2SO4 ® .. Vậy các chất sản phẩm là : (chọn phương án đúng nhất)
A. Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, Cl2, H2O	B. Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, HCl, H2O
C. FeSO4, MnSO4 , K2SO4, FeCl3, H2O	D. FeCl3, Fe2(SO4)3, MnSO4 , K2SO4, H2O
Câu 39: Khử hoàn toàn m gam Fe2O3 cần 5,376 lít CO (đktc). Mặt khác cho m gam Fe2O3 tác dụng vừa đủ với dung dịch HI 0,3M thu được dung dịch X. Nồng độ ion I- có trong dung dịch X là:
A. 0,2M B. 0,05M	C. 0,1M	 D. 0,3M
Câu 40: Cho m gam mỗi chất vào trong bình có dung tích không đổi, rồi nung cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn và sau đó đều đưa về 273oC, có áp suất bình là P. Chất nào sau đây cho ra giá trị P lớn nhất ?
A. AgNO3	B. KClO3 (xt: MnO2)	C. KMnO4	D. KNO3
Câu 41: Cho những nhận xét sau :
1-	Để điều chế khí H2S người ta cho muối sunfua tác dụng với các dung dịch axit mạnh như HCl, HNO3, H2SO4(đặc) 
2-	Dung dịch HCl đặc, S, SO2, FeO vừa có khả năng thể hiện tính khử vừa có khả năng thể hiện tính oxi hoá.
3- Vỏ đồ hộp để bảo quản thực phẩm làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây sát tới lớp sắt bên trong, khi để ngoài không khí ẩm thì thiếc bị ăn mòn trước. 
4- Hỗn hợp BaO và Al2O3 có thể tan hoàn toàn trong nước. 
5- Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Ca(HCO3)2 thì thấy xuất hiện kết tủa. 
6- Hỗn hợp bột gồm Cu và Fe3O4 có thể tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng. 
Số nhận xét đúng là 
A. 3 	 B. 4 	 C. 5 	 D. 6
Câu 42: Hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO. Cho khí CO dư qua X nung nóng được chất rắn Y . Hòa Y vào dung dịch NaOH dư được dung dịch E và chất rắn G. Hòa tan chất rắn G vào dd Cu(NO3)2 dư thu được chất rắn F. Xác định thành phần của chất rắn F.
A. Cu, MgO.	B. Cu	C. Cu, Al2O3, MgO.	D. Cu, MgO, Fe3O4
Câu 43: Cần tối thiểu bao nhiêu gam NaOH (m1) và Cl2 (m2) để phản ứng hoàn toàn với 0,01 mol CrCl3. Giá trị của m1 và m2 lần lượt là:
A. 6,4 và 1,065	B. 3,2 và 0,5325	C. 6,4 và 0,5325	D. 3,2 và 1,065
Câu 44:Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5 M vào 0,4 lít dung dịch X gồm Na2CO3 và KHCO3 thu được 1,008 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y thu được 29,55 gam kết tủa. Nồng độ mol/lit của Na2CO3 và KHCO3 trong dung dịch X lần lượt là 
	A. 0,1125M và 0,225M 	 B. 0,2625M và 0,225M 	
 C. 0,2625M và 0,1225M	 D. 0,0375 M và 0,05M 
Câu 45: Những chất là “thủ phạm” chính gây ra các hiện tượng: hiệu ứng nhà kính; mưa axit; thủng tầng ozon (là các nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu toàn cầu) tương ứng lần lượt là:
A. CO2 ; SO2 , N2 ; CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3).	 
B. N2 , CH4 ; CO2, H2S ; CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3).
C. CO2 ; SO2 , NO2 ; CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3) 
D.CFC (freon: CF2Cl2 , CFCl3) ; CO, CO2 ; SO2, H2S.
Câu 46: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được (m + 8) gam hỗn hợp Y gồm hai axit. Đem đốt cháy hết hỗn hợp Y cần vừa đủ 29,12 lít O2 (ở đktc). Giá trị m là:
A. 18,47	B. 22,47	C. 24,8	D. 26,2
Câu 47: Khi phân tích thành phần một ancol đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân ancol ứng với công thức phân tử của X là
A. 1	 B. 2	 C. 3	 D. 4
Câu 48: X là este tạo bởi a-amino axit Y (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với ancol đơn chức Z. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol X trong 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch thu được 13,7 gam chất rắn và 4,6 gam ancol Z. Vậy công thức của X là:
A. CH3-CH(NH2)-COOC2H5	B. CH3-CH(NH2)-COOCH3
C. H2N-CH2-COOC2H5	D. H2N-CH2-COOCH2-CH=CH2
Câu 49: Từ toluen muốn điều chế o-nitrobenzoic người ta thực hiện theo sơ đồ sau
 C6H5CH3 _____ + X(xt, t0) → ( A ) _____+Y(xt, t0) → o-O2N-C6H4-COOH	
X, Y lần lượt là:
A. KMnO4 và HNO3	B. HNO3 và H2SO4	C. HNO3 và KMnO4	D. KMnO4 và NaNO2
Câu 50: Cho các chất sau đây: 1) CH3COOH, 2) C2H5OH, 3) C2H2, 4) C2H6 5) HCOOCH=CH2, 6) CH3COONH4, 7) C2H4. Dãy gồm các chất nào sau đây đều được tạo ra từ CH3CHO bằng một phương trình phản ứng là:
A. 1, 2	B. 1, 2, 6.	C. 1, 2, 5, 7	D. 1, 2, 3, 5, 7.
B
A
B
D
D
C
D
A
C
C
C
A
A
B
C
B
D
D
A
C
A
B
C
C
C
C
D
B
A
A
B
A
A
B
B
C
D
A
A
B
B
A
D
B
C
C
D
C
C
B

Tài liệu đính kèm:

  • doc15.doc