Đề số 11 - Tháng 6 môn Hóa 12

docx 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1454Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề số 11 - Tháng 6 môn Hóa 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề số 11 - Tháng 6 môn Hóa 12
Đề số 11-tháng 6-2016
Câu 1. Cho các cặp oxi hóa-khử Al3+/Al , Fe2+/Fe , Ni2+/Ni , Cu2+/Cu , Fe3+/Fe2+, được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của ion. Kim loại có khả năng khử được Fe3+ về Fe là:
A. Ni	B. Fe	C. Al	D. Cu.
Câu 2. Dãy các nguyên tố sắp xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần là:
A. Li, Na, K	B. Na, Ca, Al	C. K, Ca, Al	D. Al, Na, Mg
Câu 3. Cho 9,75 gam Zn tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được 0,84 lít khí (đktc) gồm một sản phẩm khử duy nhất. Sản phẩm khử duy nhất đó là :
A. H2	B. SO2	C. H2S	D. S
Câu 4. Kim loại Cu không phản ứng được với dung dịch nào sau đây:
 A. FeCl3.	B. AgNO3.	C. HBr.	D. HNO3.
Câu 5. Dãy gồm các ion đều oxi hóa được Cu là
 A. Fe3+, Ag+	B. Zn2+, Ag+	C. Fe2+, Ag+	D. Al3+, Sn2+
Câu 6. Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp
 A. Ngâm trong HCl loãng.	B. Ngâm trong dung dịch H2SO4.
 C. Ngâm trong dung dịch FeCl3.	D. Ngâm trong dung dịch hỗn hợp CuCl2, HCl.
Câu 7. Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 đến khi màu xanh của dung dịch biến mất. Khi đó, cho nước quì tím vào dung dich thì dung dịch chuyển sang màu:
 A. Đỏ.	B. Xanh.	C. Đỏ → xanh.	D. Xanh → đỏ.
Câu 8. Cho một mẫu hợp kim Na-Ca-K tác dụng với nước dư, thu được dung dịch X và 7,84 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là:
 A. 60ml. B. 175ml. C. 100ml. D. 150ml.
Câu 9. Quá trình điện phân dung dịch FeSO4 với điện cực trơ, màng ngăn xốp và quá trình ăn mòn gang thép trong không khí ẩm có đặc điểm chung là:
A. đều xảy ra sự oxi hóa ở cực dương.	B. đều xảy ra sự oxi hóa ở anot.
C. đều xảy ra sự oxi hóa ở cực âm.	D. đều xảy ra sự oxi hóa ở catot.
Câu 10. Chất nào sau đây vừa có thể tác dụng với dung dịch CuCl2, vừa tác dụng với dung dịch HCl.
A. MgO.	B. Ag.	C. Fe.	D. FeO.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. CrO3 tan dễ trong nước, tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm loãng.
B. Cr2O3 là oxit lưỡng tính, không tan trong dung dịch axit và kiềm loãng.
C. Do Cr(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính nên crom tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.
D. CrO là oxit bazơ, tan dễ dàng trong dung dịch axit.
Câu 12. Nước cứng là nước có chứa nhiều các ion nào sau đây:
A. Ba2+, Na+.	B. Ca2+, Fe2+.	C. Ca2+, Mg2+.	D. Mg2+, Ba2+.
Câu 13. Cho bột Fe vào dung dịch NaNO3 và HCl Đến phản ứng hoàn thu được dung dịch A, hỗn hợp khí X gồm NO và H2 và có chất rắn không tan. Trong dung dịch A chứa các muối:
A. FeCl2, ; NaCl.	B. FeCl3 ; NaCl.
C. Fe(NO3)3 ; FeCl3 ; NaNO3 ; NaCl.	D. FeCl2 ; Fe(NO3)2 ; NaCl ; NaNO3.
Câu 14. Dãy nào sau đây gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện:
A. Cu, Hg, Ag, Sn.	B. Au, Cu, Sr, Fe.	C. Ag, Cu, Au, Al.	D. Ca, Cu, Fe, Au.
Câu 15. Quặng nào sau đây giàu sắt nhất:
A. Hematit đỏ (Fe2O3).	B. Xiderit (FeCO3).	C. pirit (FeS2).	D. Manhetit (Fe3O4).
Câu 16. Hòa tan hết 3,24 gam kim loại X trong 100 ml dung dịch NaOH 1,5M, thu được 4,032 lít H2 (đktc). X là:
A. Zn.	B. K.	C. Al.	D. Cr.
Câu 17. Chất nào sau đây dùng để đúc tượng, bó bột:
A. thạch cao sống.	B. đá vôi.	C. thạch cao khan.	D. thạch cao nung.
Câu 18. Kim loại nào sau đây mềm nhất:
A. Na.	B. K.	C. Cs.	D. Li.
Câu 19. Kim loại có khả năng dẫn điện tốt nhất và kim loại có độ cứng cao nhất lần lượt là
A. Ag và W.	B. Cu và Cr.	C. Ag và Cr.	D. Au và Cr.
Câu 20. Phản ứng nào dưới đây không đúng?
A. Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2	B. Fe + 2Ag+ (dư) Fe3+ + 2Ag
C. Fe + 2Fe3+ 3Fe2+	D. Mg + 2Fe3+ (dư) Mg2+ + 2Fe2+
Câu 21. Cho 6,8 gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại kiềm thuộc 2 chu kỳ kế tiếp nhau vào nước dư thu được 2,24 lít H2 (đktc). Vậy 2 kim loại kiềm là:
 A. Na và K.	 B. K và Rb.	 C. Rb và Cs.	 D. Li và Na.
Câu 22. Có 3 mẫu hợp kim Fe–Al, Al–Zn, Ag–Mg. Có thể dùng dung dịch nào dưới đây có thể phân biệt 3 mẫu hợp kim trên?
A. HCl.	B. NaOH.	C. H2SO4 loãng.	D. HNO3
Câu 23. Nung hỗn hợp X gồm 0,3 mol Al và 0,1 mol Fe2O3 ở nhiệt độ cao trong điều điện không có không khí được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được V lít khí H2 (đktc). Tính V biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 2,24.	B. 5,6.	C. 4,48.	D. 3,36.
Câu 24. Hòa tan hoàn toàn một hợp gồm Ba, Na, K bằng một lượng nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Số mol HCl cần dùng để trung hoà dung dịch X là:
A. 0,3 mol	B. 0,4 mol	C. 0,2 mol	D. 0,15 mol
Câu 25. Tiến hành các thí nghiệm sau: 
 (1) Sục khí H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3; 
 (2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
 (3) Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
 (4) Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2;
 (5) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2;
 (6) Sục luồng khí NH3 vào dung dịch CuSO4 dư;
 (7) Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaCrO2.
 (8) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3.
 (9) Sục khí H2S qua dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường axit, đun nóng.
 (10) Sục O2 vào dung dịch FeSO4. Số thí nghiệm thu được kết tủa là:
 A. 9. B. 6. C. 7. D. 8.	
Câu 26. Hỗn hợp X chứa 3,6 gam Mg và 5,6 gam Fe cho vào 1 lit dung dịch chứa AgNO3 a M và Cu(NO3)2 a M thu được dung dịch A và m gam hỗn hợp chất rắn B. Cho A tác dụng với NaOH dư thu được kết tủa D. Nung D ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn E có khối lượng 18 gam. Giá trị m là
A. 38,8. B. 34,4.	C. 22,6.	 D. 31,2.
Câu 27. Cho bột sắt đến dư vào 200 ml dung dịch HNO3 4M thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Lọc bỏ phần rắn không tan thu được dung dịch X, cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch X thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn? 
	A. 16 gam B. 24 gam. C. 20 gam. D. 32 gam. 
Câu 28. Hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O và BaO. Hòa tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam Ba(OH)2. Hấp thụ hết 6,72 lít khí CO2 (đktc) vào Y, thu được khối lượng kết tủa là:
 A. 23,64.	B. 15,76.	 C. 21,92.	 D. 39,40.
Câu 29. Để khử hoàn toàn 3,04 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3 và Fe3O4 thì cần 0,05 mol H2, mặt khác hoà tan hoàn toàn 3,04 gam X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V ml khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đkc). Giá trị của V là 
	A. 224.	 B. 448.	 C. 336.	 D. 112.
Câu 30. Cho 63,2 gam hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu vào 800 ml dung dịch HCl 2,5M (dùng dư) thu được dung dịch X và còn lại 4,0 gam rắn chưa tan. Tiến hành điện phân dung dịch X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp đến khi khối lượng catot tăng 35,2 gam thì dừng điện phân. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.
 A. 57,4 gam. B. 79,0 gam. C. 114,8 gam. D. 86,1 gam.
Câu 31. Cho các nhận định sau:
 (1) Trong dãy Al, Al2O3, Al(OH)3, Cr, Cr(OH)3, Cr2O3, CrO3, Si, SiO2, H2SiO3 có 6 chất tan trong dd NaOH loãng.
 (2) Pb, Al, Zn và Ba có thể tác dụng với dung dịch HCl loãng (hoặc H2SO4 loãng) giải phóng khí H2.
 (3) Tương tự ancol etylic, phenol có thể phản ứng được với axit cacboxylic tạo thành este.
 (4) Phần lớn Niken dùng để chế tạo hợp kim, có tác dụng chống ăn mòn, chịu nhiệt cao.
 (5) Trong môi trường kiềm, Br2 có thể oxi hóa ion MnO2– thành MnO42–.
 (6) Trong pin điện hóa, cực âm xảy ra sự khử, còn cực dương xảy ra sự oxi hóa.
 (7) Cao su floropen và tơ clorin được điều chế từ các monome tương ứng là CH2=C(F)-CH=CH2 và CH2=CHCl.
 (8) Electron chuyển động xung quanh hạt nhân với vận tốc rất lớn, lớp K là lớp liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất.
 (9) Trong các nguyên tử Cr, Mg, Fe và Ca, ở trạng thái cơ bản, chỉ Cr có cấu hình có số electron độc thân ở obitan s.
 (10) Trong y học, glucozơ dùng làm thuốc tăng lực, còn trong công nghiệp, glucozơ dùng để tráng gương, ruột phích.
 (11) X tác dụng với Y (có xúc tác) tạo thành hợp chất Z có công thức phân tử là C3H9O2N. Số cặp X, Y thỏa mãn là 4.
 (12) Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.
 (13) Khí flo oxi hóa được tất cả các kim loại và tạo thành muối florua.
 (14) Photpho trắng không tan trong các dung môi hữu cơ thông thường.
 (15) Số đồng phân ancol bền, mạch hở có công thức phân tử C4H8O là 6.
 (16) Cacbohiđrat nhất thiết phải chứa nhóm chức ancol, là hợp chất đa chức và có công thức dạng chung là Cm(H2O)n.
 (17) Để tinh chế Ag từ hỗn hợp (Ag, Cu, Fe), sao cho khối lượng Ag không đổi, người ta dùng dung dịch Fe(NO3)3.
 (18) Chất hữu cơ dùng để sản xuất thuốc nổ TNT là toluen, chất hữu cơ dùng sản xuất thuốc trừ sâu 666 là benzen.
 (19) Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm là (C3H4O3)n, vậy công thức phân tử của X là C6H8O6.
 (20) Số đồng phân anđehit ứng với công thức C4H6O là 3. Số nhận định sai là:
 A. 9. B. 6. C. 8. D. 7.
Câu 32. Hỗn hợp X gồm FeS, FeS2, CuS tan vừa hết trong dung dịch chứa 0,33 mol H2SO4 đặc sinh ra 0,325 mol khí SO2 và dung dịch Y. Nhúng thanh Fe nặng 50 gam vào Y, phản ứng xong thấy thanh Fe nặng 49,48 gam và thu được dung dịch Z. Cho Z phản ứng với HNO3 đặc, vừa đủ sinh ra khí NO2 duy nhất và còn lại dung dịch E (không chứa NH4+). Khối lượng muối dạng khan có trong E là m gam. Giá trị của m là : 
	A. 20,57.	 B. 18,19. 	 C. 21,33.	 D. 21,41.
Câu 33. Cho các phát biểu sau: 
 (1) Teflon, nhựa novolac, poli propilen và tơ capron có thể điều chế từ phản ứng trùng hợp các monome tương ứng. 
 (2) Nhựa novolac và nhựa rezol đều có cấu trúc mạch không phân nhánh.
 (3) Nilon-6, sợi bông, poli (vinyl axetat) và benzylaxetat đều bị thủy phân khi tác dụng với NaOH loãng, đun nóng.
 (4) Bông, tơ visco, tơ tằm và thuốc súng không khói đều có nguồn gốc từ xenlulozơ.
 (5) Có thể dùng dung dịch HCl nhận biết các chất lỏng và dung dịch: axit axetic, benzen, anilin, natriphenolat.
 (6) Các hợp chất NaOH, Na2CO3, Na3PO4 có thể làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.
 (7) Thành phần chính của thạch cao nung là CaSO4.H2O hoặc CaSO4.0,5H2O. 
 (8) Dung dịch natri isovalerat trong nước có thể làm quỳ tím hóa xanh.
 (9) Dung dịch axit axetic hòa tan được CuO thu được dung dịch có màu xanh.
 (10) Để nhận biết etyl benzen, stiren và phenol người ta dùng dung dịch nước brom.
 (11) Các chất xilen, vinylaxetilen, vinylbenzen và metyl acrylat đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp. 
 (12) Hexa-2,4-đien có 4 đồng phân hình học.
 (13) Dãy các chất butan, propen, nhôm cacbua và natri axetat có thể trực tiếp điều chế CH4 bằng một phản ứng.
 (14) Các dung dịch có cùng nồng độ mol/lít, pH tăng dần trong dãy: KHSO4, CH3COONH4, CH3COONa, NaOH.
 (15) Nguyên tố X tạo hợp chất khí với hiđro là HX, vậy oxit cao nhất của X có công thức dạng X2O7.
 (16) Dùng dung dịch brom để phân biệt anion CO32– và anion SO32–.
 (17) Nước cứng có tác hại gây ngộ độc nếu uống phải.
 (18) Ag là kim loại dẫn nhiệt tốt nhất, xesi dùng để chế tạo tế bào quang điện.
 (19) Hàm lượng glucozơ không đổi trong máu người là 0,1%, muối natri glutamat là thành phần chính của bột ngọt.
 (20) Có thể dùng nước brom để phân biệt triolein, etylen glycol và axit fomic. Số phát biểu đúng là:
 A. 14. B. 13. C. 11. D. 12.
Câu 34. Cho các phát biểu sau: 
 (1) Dãy các chất phản ứng được với khí CO2 là Mg (t0), dung dịch CH3COONa, dung dịch C6H5ONa và cacbon (to).
 (2) Khi cho Pb dư vào dung dịch FeCl3 thì thu được kim loại Fe.
 (3) Các kim loại Zn, Fe, Ni và Sr có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng.
 (4) Trong một chu kỳ, nhìn chung thì bán kính nguyên tử giảm dần đồng thời năng lượng ion hóa giảm dần. 
 (5) Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá bằng hàm lượng K2O trong phân.
 (6) Các chất và ion: Br2, NO2, P, HCl, Cr2O3 đều có thể thể hiện tính khử và oxi hóa khi tham gia phản ứng hóa học.
 (7) Nhôm không tác dụng với nước do có màng oxit Al2O3 bảo vệ.
 (8) Na2HPO4, NaHCO3 và NH4OOC-COONa là các muối axit.
 (9) Dãy gồm có ion cùng tồn tại trong một dung dịch là Fe2+, H+, SO42 –, NO3–.
 (10) Điều chế F2 bằng phương pháp là điện phân nóng chảy KF.2HF ở 70-750C.
 (11) Tất cả các muối silicat đều không tan.
 (12) Cấu hình electron của ion Cr2+ và Fe2+ lần lượt là [Ar]3d4 và [Ar]3d54s1.
 (13) Tính oxi hóa tăng dần của các ion được sắp xếp trong dãy (từ trái qua phải): Fe2+, Al3+, Cu2+, Ag+.
 (14) Dùng quỳ tím ẩm có thể phân biệt được hai khí NO2 và Cl2 đựng trong bình mất nhãn.
 (15) Oxi có 3 đồng vị 16O, 17O, 18O, hiđro cũng có 3 đồng vị 1H, 2H, 3H. Số phân tử H2O khác nhau có thể có là 18.
 (16) Các aminoaxit là những chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao.
 (17) Trong y học, O3 dùng để chữa sâu răng, dùng để chữa bệnh đau dạ dày, khí CO2 gây mưa axit.
 (18) Dùng thủy ngân để xử lí bột lưu huỳnh rơi vãi. Số phát biểu đúng là:
 A. 8. B. 7. C. 6. D. 5.
Câu 35. Thuỷ phân không hoàn toàn m gam một nonapeptit mạch hở cấu tạo từ Alanin và Valin thu được hỗn hợp X gồm 131,04 gam Valin; 14,24 gam Alanin; 30,08 gam Val–Ala; peptit mạch hở A; peptit mạch hở B. Tổng khối lượng peptit A và peptit B trong hỗn hợp X là 342,72 gam; tỉ lệ số mol A:B=1:3; tổng số liên kết peptit trong A và B là 10; A,B đều cấu tạo từ Alanin và Valin. Đốt 1/10 hỗn hợp X cần 65,5872 lít O2 (đktc) thu được 6,4512 lít N2 (đktc). Đốt hỗn hợp gồm 0,025m gam A và 0,025m gam B cần V lít O2 (đktc). Giá trị của V gần nhất với :
 A. 30,5	B. 31,0	C. 31,5	D. 32,0
Câu 36. Hấp thụ 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch hỗn hợp X chứa x mol Na2CO3 và y mol NaOH thu được dung dịch chứa 2 muối có cùng nồng độ mol. Mặt khác rót từ từ dung dịch chứa 0,31 mol HCl vào dung dịch hỗn hợp X cũng thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc). Tỉ lệ x : y là
	A.	4 : 3	B.	5 : 4	C.	6 : 5	D.	7 : 6
Câu 37. Ở điều kiện tiêu chuẩn, hợp chất X chứa vòng benzen có khối lượng riêng đo được là d = 6,071 gam/lít. Biết khi cho X vào dung dịch AgNO3/NH3 dư rồi đun nóng thấy tạo thành kết tủa. Mặt khác, X phản ứng với natri thì không thấy có khí thoát ra. Có tất cả bao nhiêu công thức cấu tạo chứa vòng benzen thỏa mãn X?
 A.	6	 B.	8	 C.	9	 D.	11
Câu 38. Tiến hành đun nóng 8,96 lít hỗn hợp khí axetilen và H2 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 4,8 gam kết tủa; bình 2 chứa dung dịch brom thấy có 6,4 gam brom phản ứng. Làm khô khí thoát ra khỏi bình 2 rồi đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng vừa đủ 5,152 lít khí oxi. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Thành phần phần trăm theo thể tích của axetilen có trong hỗn hợp ban đầu là
	A.	40%	B.	30%	C.	20%	D.	25%
Câu 39. Điện phân dung dịch chứa 0,6 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian, dừng điện phân thu được dung dịch Y giảm 43 gam so với dung dịch ban đầu. Cho tiếp m gam Fe vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,5m gam hỗn hợp 2 kim loại. Giá trị m là
 A. 30,4	B. 15,2	C. 18,4	D. 36,8
Câu 40. Hỗn hợp X chứa 0,08 mol axetylen; 0,06 mol axetanđehit; 0,09 mol vinylaxetylen và 0,16 mol hiđro. Nung X với xúc tác Ni sau một thời gian thì thu được hỗn hợp Y có tỷ khối hơi so với H2 là 21,13. Dẫn Y đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam Z gồm 4 kết tủa có số mol bằng nhau, hỗn hợp khí T thoát ra sau phản ứng làm mất màu vừa hết 30 ml dung dịch brom 1M. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
 A. 27 B. 29 C. 26 D. 25
Câu 41. Hỗn hợp X gồm Na2O, Na2O2, Na2CO3, K2CO3, K2O, K2O2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y chứa 50,85 gam chất tan gồm các chất tan có cùng nồng độ mol; 3,024 lít hỗn hợp khí Z có tỉ khối hơi so với hiđro là 20,889. Giá trị của m là
	A.	30,392	B.	22,689	C.	21,780	D.	29,040
Câu 42. Hỗn hợp A gồm 2 peptit mạch hở X,Y (đều mạch hở, đều cấu tạo từ Glyxin và Valin, peptit Y nhiều hơn peptit X một liên kết peptit). Đốt 20,055 gam hỗn hợp A cần 26,964 lít O2 (đktc) thu được a mol CO2. Thêm 0,12a mol Ala–Gly–Val vào 20,055 gam hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Đốt cháy hỗn hợp B thu được a+0,9706 mol H2O. Phần trăm khối lượng Y trong hỗn hợp B gần nhất với
 A. 31,25%	 B. 32,16%	C. 30,35%	 D. 33,26%
Câu 43. Hỗn hợp A gồm ankan X, anken Y, amin no đơn chức mạch hở Z. Tỉ khối của A so với H2 bằng 14,7. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít A thu được 9,856 lít CO2 và 0,56 lít N2 (các thể tích khí đo ở đktc). Số liên kết đơn trong phân tử của Y là
	A.	11	B.	7	C.	4	D.	10
Câu 44. Cho m gam hỗn hợp X gồm metanol, etilen glycol và glixerol tác dụng với Na dư thu được một lượng hiđro bằng lượng hiđro thoát ra từ phản ứng điện phân 538,8 ml dung dịch NaCl 2M điện cực trơ có màng ngăn xốp đến khi dung dịch chứa 2 chất tan có khối lượng bằng nhau. Đốt m gam hỗn hợp X cần 17,696 lít O2 (đktc). Giá trị m là 
	A. 22,10	B. 15,20	C. 21,40	D. 19,80 
Câu 45. Có hai bình điện phân mắc nối tiếp (1) và (2): bình (1) chứa 38ml dung dịch NaOH có CM= 0,5M; bình (2) chứa dung dịch 2 muối Cu(NO3)2 và NaCl có tổng khối lượng chất tan là 258,2g. Điện phân điện cực trơ có màng ngăn đến khi bình (2) có khí thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng lại. Ở bình (1), định lượng xác định nồng độ NaOH sau khi điện phân là 0,95M (nước bay hơi không đáng kể). Cho dung dịch ở bình (2) phản ứng với lượng dư bột Fe, sau phản ứng khối lượng bột Fe bị hoà tan là m(g) và thoát ra khí NO(sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
 A. 16 	 B. 11	C. 7	D. 19
Câu 46. Dung dịch X gồm CuCl2 0,2M; FeCl2 0,3M; FeCl3 0,3M. Cho m(g) bột Mg vào 100 ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B. Thêm dung dịch KOH dư vào B được kết tủa D. Nung D trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 5,4g chất rắn E. Giá trị của m là:
 A. 2,88 	 B. 0,84 	 C. 1,32 	D. 1,44
Câu 47. Hỗn hợp X gồm hai hợp chất là đồng phân của nhau (chỉ chứa một loại nhóm chức). Lấy 0,15 mol X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thấy tạo thành 10,8 gam Ag. Mặt khác, cho 22,2 gam X tác dụng với 350 ml dung dịch NaOH 2M, sau phản ứng thu được dung dịch Y và 11,0 gam hai ancol no, đơn chức, mạch hở, là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cô cạn Y, nung nóng chất rắn thu được với CaO cho đến phản ứng toàn thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 gần nhất với: 
	A. 3.	B. 4.	C. 5.	 D. 6.
Câu 48. Hòa tan hết 31,8 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 1,96 mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa 2 chất tan và 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 4,54375. Mặt khác cho 31,8 gam rắn X vào dung dịch chứa NaHSO4 và 0,25 mol HNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và 10,64 gam hỗn hợp khí Z gồm 5 khí không màu, trong đó có 0,03 mol khí N2. Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 2,3 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của khí NO có trong hỗn hợp Z là
	A. 12,4%.	B. 16,2%.	C. 14,1%.	D. 15,4%.
Câu 49. Hỗn hợp X gồm 4 hiđrocacbon đều ở thể khí có số nguyên tử cacbon lập thành cấp số cộng và có cùng số nguyên tử hiđro. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y có tỉ khối hơi so với He là 9,5. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng dung dịch Br2 thấy lượng Br2 phản ứng là a mol; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Hỗn hợp khí T thoát ra khỏi bình có thể tích là 1,792 lít chỉ gồm các hiđrocacbon. Đốt cháy hoàn toàn T trong oxi dư thu được 4,32 gam nước. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của a là 
	A. 0,12 mol.	B. 0,14 mol.	C. 0,13 mol.	D. 0,16 mol.
Câu 50. X là axit cacboxylic đơn chức; Y và Z là hai ancol thuộc dãy đồng đẳng của ancol alylic (MY < MZ); E và F lần lượt là các este tạo bởi X với Y và X với Z (tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử F gấp 4 lần tổng số nguyên tử cacbon trong phân tử X). Đốt cháy hoàn toàn 14,08 gam hỗn hợp T gồm X, Y, Z, E, F trong oxi dư, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 10,08 gam nước. Nếu cho 14,08 gam hỗn hợp T tác dụng với Na dư thì thu được tối đa 1,792 lít khí H2 (đktc). Khối lượng muối thu được khi cho 14,08 gam hỗn hợp T tác dụng với dung dịch KOH dư là
	 	A. 11,76 gam.	B. 13,44 gam.	C. 15,68 gam.	D. 12,96 gam.

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_so_11thang_62016.docx