Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 08

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1333Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề ôn tập tổng hợp môn thi: Hóa học - Đề 08
ĐỀ ÔN TỔNG HỢP 08
Câu 1: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Cho Cu(OH)2 trong môi trường kiềm vào dung dịch anbumin sẽ xuất hiện màu tím xanh.
B. Các dung dịch glixin, alanin, lysin đều không làm đổi màu quỳ.
C. Liên kết peptit là liên kết tạo ra giữa 2 đơn vị α - aminoaxit.
D. Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ.
Câu 2: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm CuO, a mol Cu và b mol Cu(NO3)2 vào dung dịch HCl thu được dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Quan hệ giữa a và b là:
A. 2a = b.	B. a = 3b.	C. 2a = 3b.	D. 3a = 2b.
Câu 3: Cho lượng dư dung dịch HCl đặc tác dụng với 34,8 gam MnO2 có đun nóng sinh ra khí A . Chia A làm hai phần. Phần một tác dụng hết với lượng dư Mg thu được 14,25 gam muối. Phần hai tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1,2 M tạo dung dịch D. Giả thiết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn, thì nồng độ mol của NaOH trong dung dịch D là :
A. 0,2M	B. 0,6M	C. 0,4M	D. 0,8M
Câu 4: Cho hơi nước đi qua than nung nóng đỏ sau khi loại bỏ hơi nước dư thu được 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO và H2. Hấp thụ X vào dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 39,4 gam kết tủa và có V lít khí Y thoát ra. Cho Y tác dụng với CuO dư nung nóng sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn giảm m gam. Giá trị của m là: A. 8,4 gam	B. 11,2 gam	C. 9,6 gam	D. 4,8 gam
Câu 5: Khi thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol peptit A mạch hở (A tạo bởi các amino axit có một nhóm amino và một nhóm cacboxylic) bằng lượng dung dịch NaOH gấp đôi lượng cần phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp chất rắn tăng so với khối lượng A là 78,2gam. Số liên kết peptit trong A là: A. 20	 B. 10	 C. 18 	D. 9
Câu 6: Cho dãy gồm các chất Na, Mg; Ag, O3, Cl2, HCl, Cu(OH)2, Mg(HCO3)2, CuO, NaCl, C2H5-OH, C6H5-OH, C6H5-NH2, CH3ONa, CH3COONa, số chất tác dụng được với axit propionic là:
A. 7	B. 10	C. 9	D. 8
Câu 7: Để trung hòa 200ml dung dịch aminoaxit X 0,5M cần 200 gam dung dịch NaOH 4%, cô cạn dung dịch sau phản ứng được 17,7 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là (biết X có mạch C không phân nhánh)
A. H2NC2H3(COOH)2.	B. CH3C(NH2)(COOH)2.
C. (H2N)2CHCH(COOH)2.	D. H2NCH(COOH)2.
Câu 8: Một dung dịch Ba(NO3)2 được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch Na2CO3 dư tạo ra 0,1 mol kết tủa trắng. Cho thêm vào phần hai 0,3 lít dung dịch HCl 2M và 22,4 gam bột Cu thì thấy thoát ra x mol khí NO (duy nhất). x có giá trị là
A. 0,30.	B. 0,20.	C. 0,15.	D. 0,23.
Câu 9: Cho m gam xenlulozơ tác dụng vừa đủ với 56,7 gam HNO3 có trong hỗn hợp HNO3 đặc và H2SO4 đặc, tạo thành 97,2 gam hỗn hợp X gồm xenlulozơ đinitrat và xelulozơ trinitrat. Gía trị m và thành phần phần trăm về khối lượng của xenlulozơ đinitrat trong X lần lượt là:
A. 57,6 và 38,89%	B. 56,7 và 38,89%	C. 56,7 và 61,11%	D. 40,5 và 61,11%
Câu 10: Cho dung dịch X gồm: 0,007 mol Na+; 0,003 mol Ca2+; 0,006 mol Cl- 0,006 mol HCO3- và 0,001 mol NO3- Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần một lượng vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là A. 0,180.	B. 0,222.	C. 0,444.	D. 0,120.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây sai ?
A. C2H4 , C2H2 , CH2=CH-CH2-Cl đều phản ứng với H2O (khi có điều kiện thích hợp)
B. Một mol HCC-CH2-CH=O tác dụng tối đa 2 mol AgNO3 trong dung dịch NH3 dư .
C. Xét một số nhóm thế trên vòng benzen : –CH3, –COOH, –COOR, –OCH3, –NH2, –NO2, –Cl, -OH, và –SO3H. Trong số này, có 5 nhóm định hướng thế vào vị trí octo hoặc para
D. Các aminoaxit đều là chất rắn ở điều kiện thường
Câu 12: Dãy gồm tất cả các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
A. Tơ poli(etilen terephtalat) , poli(phenol-fomanđehit), tơ nilon-6,6 .
B. Polivinyl axetat, tơ tằm, tơ poli(etilen terephtalat) [-O-CH2-CH2-OOC-C6H4-CO-]n
C. Poli(phenol-fomanđehit), tơ capron, tơ visco.
D. Cao su isopren, tinh bột, tơ enang ([-NH-(CH2)6-CO-]n).
Câu 13: Bốn kim loại Na; Al; Fe và Cu được ấn định không theo thứ tự X, Y, Z, T biết rằng: X, Y được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy; X đẩy được kim loại T ra khỏi dung dịch muối; Z tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nóng nhưng không tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc nguội. X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Na; Fe; Al; Cu.	B. Na; Al; Fe; Cu.	C. Al; Na; Cu; Fe.	D. Al; Na; Fe; Cu.
Câu 14: Trong một cốc nước cứng chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ và c mol HCO3?. Nếu chỉ dùng nước vôi trong, nóng dư Ca(OH)2 pM để làm giảm độ cứng của cốc thì người ta thấy khi thêm V lít nước vôi trong vào cốc, độ cứng trong cốc là nhỏ nhất. Biểu thức tính V theo a, b, p là
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 15: Ba nguyên tử có các electron trên các lớp electron lần lượt là: X (2, 8, 5); Y (2, 8, 6); Z (2, 8, 7). Dãy nào được xếp theo thứ tự giảm dần tính axit?
A. H2YO4>HZO4>H3XO4	B. H3XO4>H2YO4>HZO4
C. H2ZO4>H2YO4>HXO4	D. HZO4>H2YO4>H3XO4
Câu 16: Nguyên tố Cu có nguyên tử khối trung bình là 63,54 có 2 đồng vị X và Y, biết tổng số khối là 128. Số nguyên tử đồng vị X = 0,37 số nguyên tử đồng vị Y. Vậy số nơtron của đồng vị Y ít hơn số nơtron của đồng vị X là: A. 2	 B. 1	 C. 6	 D. 4
Câu 17: Hỗn hợp A gồm ancol metylic và ancol no, đơn chức X. Cho 7,6g A tác dụng với Na dư thu được 1,68lít khí H2 ở đktc. Mặt khác oxi hoá hoàn toàn 7,6g hỗn hợp A bằng CuO nung nóng, rồi cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 21,6g bạc. Công thức cấu tạo của X là
A. C2H5OH	B. CH3CH2CH2OH
C. CH3CH(OH)CH3	D. CH3CH2CH2CH2OH
Câu 18: Cho các chất sau: propyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, natri phenolat, anilin, muối natri của axit amino axetic, ancol benzylic. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là A. 1.	 B. 4. 	C. 2.	 D. 3.
Câu 19: Hỗn hợp X gồm tất cả các este thuộc loại hợp chất thơm là đồng phân cấu tạo của nhau ứng với công thức phân tử C8H8O2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Tổng số muối và tổng số ancol trong dung dịch sau phản ứng lần lượt là:
A. 5; 1	B. 7; 2	C. 6; 1	D. 5; 2
Câu 20: Cho các thí nghiệm sau : 
	TN1: Thuỷ phân tinh bột thu được hợp chất A
	TN2: Lên men giấm ancol etylic thu được hợp chất hữu cơ B
	TN3: Hyđrat hoá etylen thu được hợp chất hữu cơ D
	TN4: Hấp thụ C2H2 vào dung dịch HgSO4 ở 800C thu được hợp chất hữu cơ E .
Chọn sơ đồ phản ứng đúng biểu diễn mối liên hệ giữa các chất A, B, D, E (Biết mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng)
A. D → E → B → A.	B. A → D → B → E.	C. A → D → E → B.	D. E → B → A → D.
Câu 21: Cho a gam bột Fe vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,4M và H2SO4 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,8a gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của a và V lần lượt là
A. 20,8 và 4,48	B. 17,8 và 4,48	C. 35,6 và 2,24	D. 30,8 và 2,24
Câu 22: Oxi hóa một ancol đơn chức A bằng oxi có mặt chất xúc tác thu được một hỗn hợp X gồm: anđêhit , axit tương ứng , nước và ancol còn dư . Lấy m gam hỗn hợp X trên cho tác dụng hết với Na ta thu được 8,96 lit H2 (đktc) và hỗn hợp Y , cho Y bay hơi thì còn lại 42,5 gam chất rắn . Mặt khác 4m gam hỗn hợp X cho tác dụng với sôđa dư thu được 8,96 lit khí (đktc) . Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 64,8 gam Ag. % ancol đã bị oxi hóa thành axit và dông thức phân tử của A là:
A. 6,67% ; CH3OH	B. 6,67 ; C2H5OH	C. 33,3% ; CH3OH	D. 33,3% ; C2H5OH
Câu 23: Hỗn hợp X gồm một anđehit và một ankin có cùng số nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X thu được 3a mol CO2 và 1,8a mol H2O. Hỗn hợp X có số mol 0,1 tác dụng được với tối đa 0,14 mol AgNO3 trong NH3 (điều kiện thích hợp). Số mol của anđehit trong 0,1 mol hỗn hợp X là
A. 0,02.	B. 0,04.	C. 0,03.	D. 0,01.
Câu 24: Cho a gam Si tác dụng với dung dịch KOH (dư) thu được 8,96 lít khí (ở đktc). Giá trị của a là: A. 7,0.	 B. 8,4.	 C. 5,6. 	D. 4,2.
Câu 25: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, CrO3, ZnO, Ca(HCO3)2, Al(OH)3, CrO, CO2, NO2, P2O5, N2O5, PCl5, Al4C3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng, nguội là
A. 10.	B. 12.	C. 9.	D. 11.
Câu 26: Có hỗn hợp NaI và NaBr . Hòa tan hỗn hợp vào nước. Cho Br2 dư vào dung dịch. Sau phản ứng thực hiện xong, làm bay hơi dung dịch, làm khô sản phẩm,thì thấy khối lượng của sản phẩm nhỏ hơn khối lượng của hỗn hợp 2 muối ban đầu là m(g). Lại hòa tan sản phẩm vào nước và cho clo lội qua cho đến dư. Làm bay hơi dung dịch và làm khô chất còn lại người ta thấy lượng chất thu được lại nhỏ hơn khối lượng của muối phản ứng là m gam. Thành phần phần trăm của khối lượng NaBr trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?
A. 6,7%.	B. 4,5%.	C. 7,3%.	D. 3,7%.
Câu 27: Từ butan, chất vô cơ và điều kiện phản ứng có đủ. Số phương trình phản ứng tối thiểu để điều chế glixerol là: A. 5.	 B . 7.	 C. 4.	 D. 6.
Câu 28: Cho phương trình ion sau: Al + NO3- + OH- + H2O ¾® AlO2- + NH3
 Tổng các hệ số (các số nguyên tối giản) của các chất tham gia và tạo thành sau phản ứng là
A. 28.	B. 19.	C. 18.	D. 29.
Câu 29: Số hợp chất ứng với công thức phân tử C4H11NO3 đều tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl( khi tác dụng với dung dịch NaOH dư chỉ tạo ra một muối vô cơ duy nhất) là:
A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 30: Hỗn hợp ban đầu gồm 1 ankin, 1 anken, 1 ankan và H2 với áp suất 4 atm. Đun nóng bình với Ni xúc tác để thực hiện phản ứng cộng sau đó đưa bình về nhiệt độ ban đầu được hỗn hợp Y, áp suất hỗn hợp Y là 3 atm. Tỉ khối hỗn hợp X và Y so với H2 lần lượt là 24 và x. Giá trị của x là
A. 24.	B. 32.	C. 18.	D. 34.
Câu 31: Hỗn hợp A gồm Al và Zn. Hòa tan hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp A vào dung dịch HCl dư thu được 10,08 lít khí (ở đktc). Mặt khác, nếu đem hòa tan 22,2 gam hỗn hợp A trên vào dung dịch HNO3 loãng dư thấy thoát 2,24 lít khí X (đktc) và tổng khối lượng muối trong dung dịch thu được là 79 gam. Khí X là: A. NO2.	 B. N2O	C. N2 .	 D. NO.
Câu 32: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8g bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4g kim loại. Giá trị của x là
A. 3,25	B. 1,25	C. 1,5	D. 2,25
 Câu 33: Cho khí H2S tác dụng với các chất: dung dịch NaOH, khí clo, nước clo, dung dịch KMnO4/H+, khí oxi dư đun nóng, dung dịch FeCl3, dung dịch ZnCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng và số trường hợp trong đó lưu huỳnh bị oxi hóa lên S+6 là:
A. 6 - 3	B. 6 -1	C. 6 -2	D. 7 - 2
Câu 34: Dung dịch muối X có pH < 7, khi tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa không tan trong axit, khi tác dụng với dung dịch Na2CO3 nóng sinh khí và tạo kết tủa trắng keo. X là
A. (NH4)2SO4 .	B. (NH4)3PO4 .	C. KHSO4.	D. Al2(SO4)3.
Câu 35: Trộn 0,5mol C2H5OH và 0,7 mol C3H7OH. Sau đó dẫn qua H2SO4 đặc nóng. Tất cả ancol đều bị khử nước (không có ancol dư). Lượng anken sinh ra làm mất màu 1 mol Br2 trong dung dịch. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Vậy số mol H2O tạo thành trong sự khử nước trên là:
A. 1mol	B. 1,1mol	C. 1,2mol	D. 2,2mol
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol chất hữu cơ X thu được sản phẩm gồm 2 mol CO2, 11,2 lít N2 (ở đktc) và 63 gam H2O. Tỉ khối hơi của X so với He = 19,25. Biết X dễ phản ứng với dung dịch HCl và NaOH. Cho X tác dụng với NaOH thu được khí Y. Đốt cháy Y thu được sản phẩm làm đục nước vôi trong. X có công thức cấu tạo là
A. HCOONH3CH3	B. CH3COONH4.	C. CH3CH2COONH4.	D. CH2(NH2)COOH
Câu 37: Cho m gam hỗn hợp gồm CH3COOCH=CH2 và CH3COOC6H5 tác dụng vừa đủ với 0,4mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng được x gam muối khan, dẫn phần hơi vào dung dịch AgNO3 dư thấy có 0,4mol Ag tạo thành. Giá trị của m là
A. 30,8g.	B. 44,4g.	C. 35,6g.	D. 31,2g.
Câu 38: Cho các phản ứng sau :
 (1) F2 + H2O → 	(2) Ag + O3 → 
 (3) KI + H2O + O3 → 	 (4) Nhiệt phân Cu(NO3) 2 → 
 (5) Điện phân dung dịch H2SO4 → 	(6) Điện phân dung dịch CuCl 2 
 (7) Nhiệt phân KClO3 → 	 (8) Điện phân dung dịch AgNO3 → 
 Số phản ứng mà sản phẩm tạo ra có O2 là
A. 7.	B. 8.	C. 6.	D. 5.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ X mach hở cần tối thiểu 10,08 lít oxi (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2 )qua bình đựng Ba(OH) 2 dư, thấy khối lượng bình tăng lên 23,4 gam và có 70,92 gam kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lit (đktc). Công thức phân tử của X là: A. C2H7 O2N.	 B. C3H5 O2N	 C. C3H7 O4N.	 D. C3H7 O2N.
Câu 40: Có hai bình kín không giãn nở đựng đầy các hỗn hợp khí ở toC như sau:
- Bình (1) chứa H2 và Cl2; Bình (2) chứa CO và O2. Sau khi đun nóng các hỗn hợp để phản ứng xảy ra, đưa nhiệt độ về trạng thái ban đầu thì áp suất trong các bình thay đổi như thế nào?
A. Bình (1) giảm, bình (2) tăng.	B. Bình (1) không đổi, bình (2) tăng.
C. Bình (1) tăng, bình (2) giảm.	D. Bình (1) không đổi, bình (2) giảm.
Câu 41: Cho 200 ml dung dịch AgNO3 2,5a mol/l tác dụng với 200 ml dung dịch Fe(NO3)2 a mol/l. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 17,28 gam chất rắn và dung dịch X. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch X thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 43,05	B. 40,18	C. 34,44	D. 28,7
Câu 42: Đun 1 mol hỗn hợp C2H5OH và C4H9OH (tỷ lệ mol tương ứng là 3:2) với H2SO4 đặc ở 140oC thu được m gam ete, biết hiệu suất phản ứng của C2H5OH là 60% và của C4H9OH là 40% . Giá trị của m là: A. 53,76 gam	 B. 19,04 gam	 C. 28,4 gam	 D. 23,72 gam
Câu 43: Amphetamine (X) là thành phần chính trong các loại ma túy tổng hợp, có tác dụng nguy hiểm hơn rất nhiều so với các loại ma túy tự nhiên và bán tổng hợp. Phân tích định lượng X cho thấy thành phần % khối lượng các nguyên tố C, H và N tương ứng là 80,05; 9,635; và 10,37%. Biết phân tử khối của X nhỏ hơn 200. Công thức phân tử của X là
A. C9H10N2.	B. C10H13N2	C. C18H26N2.	D. C9H13 N.
Câu 44: Cho phản ứng sau: 2SO2(k) + O2(k) 2SO3(k) ;H < 0
Để cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận thì: (1): tăng tăng nhiệt độ, (2): tăng áp suất, (3): hạ nhiệt độ, (4): dùng xúc tác là V2O5, (5): Giảm nồng độ SO3. Biện pháp đúng là:
A. 2, 3, 5.	B. 2, 3, 4, 5.	C. 1, 2, 3, 4, 5.	D. 1, 2, 5.
Câu 45: Hỗn hợp X gồm một anđehit đơn chức, mạch hở và một ankin (phân tử ankin có cùng số nguyên tử H nhưng ít hơn một nguyên tử C so với phân tử anđehit). Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp X thu được 2,4 mol CO2 và 1 mol nước. Nếu cho 1 mol hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng kết tủa thu được tối đa là
A. 144 gam.	B. 308 gam.	C. 230,4 gam.	D. 301,2 gam.
Câu 46: Hoà tan hoàn toàn m gam kim loại Cr bằng dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí (đktc). Khối lượng lưu huỳnh tối thiểu cần dùng để phản ứng hết với lượng Cr trên là:
A. 1,6 g	B. 6,4 g	C. 3,2 g	D. 4,8 g
Câu 47: Cho 2 amin mạch hở lần lượt có công thức phân tử là C3H9N, C4H11N . Có tổng số đồng phân amin bậc một là: A. 5	 B. 6	 C. 7	 D. 4
Câu 48: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là:
A. Fe, Zn, Cu, Al, Mg	B. Au, Cu, Al, Mg, Zn	C. Cu, Ag, Au, Mg, Fe	D. Fe, Mg, Cu, Ag, Al
Câu 49: Cho các chất : bông, tơ capron, tơ xenlulozơ axetat, tơ visco , tơ tằm ,tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là: A. 4	 B. 5	 C. 3	 D. 2
Câu 50: Phản ứng nào sau đây không thuộc phản ứng tự oxi hoá khử ?
A. Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O
B. 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O
C. 4KClO3 → KCl + 3KClO4
D. Fe3O4 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O

Tài liệu đính kèm:

  • docĐỀ ÔN TỔNG HỢP 08.doc