Đề kiểm tra tuyển sinh vào 10 năm học 2012 - 2013 môn ngữ văn thời gian 120 phút ( không kể thời gian giao đề)

doc 6 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra tuyển sinh vào 10 năm học 2012 - 2013 môn ngữ văn thời gian 120 phút ( không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra tuyển sinh vào 10 năm học 2012 - 2013 môn ngữ văn thời gian 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
đề kiểm tra tuyển sinh vào 10
 Năm học 2012 - 2013
môn ngữ văn 
 Thời gian 120 phút( không kể thời gian giao đề)
___________________________
Phần I : Trắc nghiệm ( 2 điểm ) : Trong 8 câu , mỗi câu có bốn phương án trả lời A, B, C, D , trong đó chỉ có một phương án đúng. Hãy chọn phương án đúng để viết vào bài
Câu 1 : Phần trích “ Hay là quay về làng?
 Vừa chớm nghĩ như vậy,lập tức ông lão phản đối ngay” sử dụng phép liên kết nào dưới đây ?
A . Phép nối C . Phép lặp từ ngữ
B . Phép thế D .không sử dụng phép liên kết
Câu 2 : Nhận xét sau nói về tác giả nào?
“Thư sinh giết giặc bằng ngòi bút”
A. Nguyễn Dữ B. Nguyễn Du C. Nguyễn Đình Chiểu
Câu 3 : Nhân vật “thằng bán tơ” là nhân vật của tác phẩm nào
A. Hoàng Lê nhất thống chí
B. Truyện Kiều
C. Truyện Lục Vân Tiên
Câu 4 : Nhà thơ nào trong các tác giả sau đã trưởng thành từ trong phong trào Thơ mới
A. Chính Hữu
B. Phạm Tiến Duật
C. Huy Cận
D. Bằng Việt
Câu 5 : Các cụm từ “ cất phần ruộng , truất ngôi , trừ ngoại , tống ra khỏi làng” thuộc lọaị nào dưới đây ?
A . Tính từ B . động từ C .Cụm tính từ D. Cụm động từ
Câu 6 . Câu văn “ Từ ngày xảy ra chuyện ấy , hình như mụ ta lấy điều làm cho vợ chồng ông khổ ngấm khổ ngầm là mụ thích” có chứa thành phần nào dưới đây ?
A . Thành phần câu cảm thán C . Thành phần tình thái
B . Thành phần phụ chú D . Thành phần gọi đáp
Câu7.Những câu văn sau cho thấy nét đẹp nào của anh thanh nhiên?
 “ Không, bác đừng mất công vẽ cháu! Cháu giới thiệu với bác ông kỹ sư ở vườn rau dưới Sa Pa!...Hay là, đồng chí nghiên cứu khoa học cơ quan cháu ở dưới ấy đấy.”
A. Dũng cảm, gan dạ	
B. Khiêm tốn, thành thực	 
C. Chăm chỉ, cần cù 
D. Cởi mở, hào phóng
Câu 8 : Tình huống nào sau đây cần viết thư ( điện ) thăm hỏi
A. Em được tin chị gái em vừa nhận được học bổng xuất sắc trong khóa học ở nước ngoài
B. Em được tin quê ông bà em vừa bùng phát dịch lợn tai xanh
C. Em trai của em đạt giải nhất trong kì thi Olimpic Toán quốc gia
D. Đội bóng đá trường em vừa đoạt chức vô địch giải bóng đá của học sinh toàn tỉnh 
Phần II : Tự luận 
Câu 1 : Nêu hoàn cảnh sáng tác bài “Mùa xuân nho nhỏ”. Em hiểu gì về nhan đề bài thơ ?
(1,5 đ)
Câu 2 : Viết một đoạn văn khoảng 16 đến 18 câu nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” (2đ)
Câu 3 : Nêu cảm nhận của em về nhân vật ông họa sĩ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long ( 4,5 đ ) 
Đáp án đề kiểm tra tuyển sinh vào 10
 Năm học 2012 - 2013
môn ngữ văn 
phần I : trắc nghiệm ( 2 điểm ) Mỗi phương án đúng cho 0,25 điểm. Sai không cho điểm
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
B
C
D
C
B
B
Phần II : tự luận ( 8 điểm )
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
* Học sinh nêu đúng hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
- Bài thơ được sáng tác tháng 11 năm 1980, khi nhà thơ đang nằm trên giường bệnh, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời. 
* ý nghĩa nhan đề của bài thơ
- Nhan đề này đặc biệt ở chỗ : mùa xuân là một khái niệm trừu tượng , lại được đặt cạnh tính từ “nho nhỏ”
- Nhan đề bài thơ được đặt theo nghệ thuật ẩn dụ : mượn hình ảnh mùa xuân để nói đến ước nguyện sống của tác giả 
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là một sáng tạo mới mẻ của nhà thơ Thanh Hải:
+Mùa xuân là mùa cây cối đâm chồi,nảy lộc,mang sức sống tràn trề mãnh liệt. Mượn hình ảnh đẹp của thiên nhiên ,tác giả muốn bầy tỏ ước nguyện giản dị , chân thành và rất khiêm nhường từ đáy lòng mình : muốn được làm một mùa xuân trong muôn mùa xuân của đất trời để cống hiến cho đời những điều tốt đẹp nhất.Mong được là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân rộng lớn của đất nước ,của cuộc đời
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 2 
*Yêu cầu về hình thức : 
+ Học sinh biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu của đề bài
+ Số dòng : 16 – 18 câu
+ Giữa các câu có sự liên kết
*Yêu cầu về nội dung :
- giới thiệu khái quát nội dung nghị luận : câu tục ngữ “Gần mực thì đen,gần đèn thì sáng” : mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi con người
- Giải thích nghĩa :
+ “Mực” có màu đen, tượng trưng cho những gì không tốt đẹp, những cái xấu xa.
+ “Đèn” là vật phát ra ánh sáng, tượng trưng cho cái tốt đẹp, sáng sủa
+ Từ hai hình ảnh tương phản nhau, câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm : gần người tốt thì sẽ tốt, gần người xấu thì sẽ xấu
- Khẳng định – chứng minh mặt đúng :
+ Câu tục ngữ rất đúng , bởi vì con người không sống lẻ loi đơn đọc một mình mà luôn luôn có mối liên hệ với những người xung quanh trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội. Do đó sẽ bị ảnh hưởng tốt hoặc xấu
+ Dẫn chứng : Lưu Bình nhờ sống gần người bạn tốt là Dương Lễ nên đã trở thành người hữu ích cho xã hội..
 Câu tục ngữ khác có nội dung tương tự : “ ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”
 Hoặc câu ca dao : “Thói thường gần mực thì đen
 Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
- Đánh giá mở rộng : 
+ Có một số trường hợp đặc biệt, có thể gần mực mà không đen : VD hình ảnh anh Nguyễn Văn Trỗi trong thời Mỹ – ngụy đang chiếm đóng miền Nam nước ta,anh là bông sen tỏa ngát hương thơm từ chốn bùn đen hôi tanh
+ Có một số trường hợp có thể gần đèn mà không sáng : Có bạn hs ngồi cạnh bạn học sinh giỏi, ý thức tốt thế mà không học tập bạn ấy, bản thân cứ ngồi làm việc riêng, không chú ý ghi chép..
- Bài học rút ra : Câu tục ngữ là lời khuyên bảo quý giávề cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường với việc hình thành nhân cách con người
+ Bản thân sẽ cố gắng “gần mực” mà không “đen” và sẽ là ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
a. Yêu cầu về kĩ năng
- Học sinh biết làm bài nghị luận văn học. Có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi câu
b. Yêu cầu về nội dung 
I. Mở bài 
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long 
- Giới thiệu truyện: “Lặng lẽ Sa Pa: 
- Giới thiệu nhân vật: ông họa sĩ: một nhân vật phụ nhưng để lại nhiều ấn tượng: là người say mê nghệ thuật, có tâm hồn nhạy cảm
II. Thân bài
1.Khái quát 
- Truyện được viết năm 1970, trong một chuyến đi thực tế ở Lào Cai, khi Miền Nam đang kháng chiến chống Mĩ, Miền Bắc hăng hái xây dựng CNXH để chi viện cho Miền Nam.
- Tác giả đặt nhân vật ông họa sĩ vào một tình huống cơ bản : ông đi thực tế ở Lào Cai và được gặp gỡ nhân vật anh thanh niên ,một chàng trai làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu . Cuộc gặp gỡ tình cờ này đã góp phần thể hiện những suy nghĩ ,những cảm nhận của ông về nhân vật chính . Đồng thời ,người đọc cũng hiểu được những nét đẹp ở ông 
2. vai trò của nhân vật.
- ông họa sĩ chỉ là nhân vật phụ của truyện nhưng có vai trò rất quan trong trong truyện: người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn và những ý nghĩ của ông họa sĩ để quan sát, trần thuật và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính của truyện. Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật.
3.Ông là người nghệ sĩ chân chính , có lòng yêu nghề sâu sắc, luôn khao khát đi tìm đỉnh cao của nghệ thuật. 
- Ông đã nhiều tuổi, đã đến lúc nghỉ hưu nhưng ông vẫn muốn đi một chuyến thực tế ở Lào Cai. Ông đã xin hoãn buổi liên hoan chia tay ông nghỉ hưu để đi vẽ. Ông vẫn muốn dành thời gian cho nghệ thuật hơn là nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi. 
- Cả cuộc đời ông dành cho nghệ thuật, gắn bó với nghề vẽ tranh. Ông đã vẽ nhiều, sáng tác nhiều nhưng ông vẫn không cảm thấy thỏa mãn, luôn thấy là ít. Ông vẫn muốn săn lùng, tìm kiếm đối tượng nghệ thuật mong tạo ra một tác phẩm kiệt tác để lại cho đời. Lúc nào ông cũng trăn trở “phải vẽ được cái gì suốt đời mình thích”.
4.Ông là một người nghệ sĩ có tầm hồn nhạy cảm.
- Ngay từ khi nghe bác lái xe giới thiệu về anh thanh niên, ông đã cảm thấy “xúc động mạnh khi nhìn thấy: người con trai tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ từ trên sườn núi trước mặt chạy lại chỗ xe đỗ”. 
+ Ngay từ giây phút gặp gỡ đầu tiên với anh thanh niên, ông đã bị cuốn hút. Tâm hồn ông thực sự rung động trước sự độc đáo, khác biệt ở anh.
- Sau đó ,ông rất ngạc nhiên khi bước lên bậc thang bằng đất, thấy người con trai đang hái hoa. Ông cảm nhận được sự lạc quan yêu đời ở anh
+ Rồi ông lại thấy có “cảm giác bối rối” khi nghe anh kể về công việc của mình. Bằng sự từng trải nghề nghiệp và niềm khao khát của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng của nghệ thuật, ông biết mình đang xúc động và bối rối vì đã “ bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết. 
+ ôi , một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác, một nét mới đủ là giá trị một chuyến đi dài.”
- Cảm hứng được khơi gợi đã thôi thúc người họa sĩ sáng tác. Ông thực sự xúc động trước những nét đẹp bình dị, đáng quý của anh. Chính anh đã khơi gợi cảm hứng ở ông. 
+ Anh thanh niên muốn dành hai mươi phút để nghe chuyện dưới xuôi. Nên ông đã phải hứa mười ngày sau trở lại, ông sẽ kể cho anh nghe. 
+ Còn bây giờ, ông muốn dành tất cả số thời gian 20 phút ngắn ngủi trong cuộc gặp gỡ với anh để tìm hiểu thật kĩ về anh, để đưa anh vào bức vẽ của mình. 
- Ông muốn làm một bức phác họa chân dung về anh thanh niên. Nhưng làm thế nào để “cho người xem hiểu được anh ta , mà lại không phải hiểu như một ngôi sao xa ? Và làm thế nào đặt được chính tầm lòng của nhà họa sĩ vào giữa bức tranh đó ? 
+ Chao ôi , bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”.
- ông chấp nhận những thử thách của quá trình sáng tác , ông đã bắt cảm hứng của mình hiện lên trang giấy : “ Cũng may mà bằng mấy nét , họa sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên”.
+ Ông bắt tay vào vẽ một chân dung anh thanh niên nhưng ông thấy “người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm ông nhọc quá”, anh ta khó vẽ quá. 
- Đã đến lúc phải chia tay anh rồi. ông tặc lưỡi đứng dậy đầy luyến tiếc 
5. Đánh giá 
* đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Khi xây dựng nhân vật ông họa sĩ, tác giả đã đặt ông vào một tình huống hợp lí, được gặp gỡ với nhân vật chính 
- Người kể chuyện nhập vào cái nhìn và ý nghĩ của ông để trần thuật, để miêu tả: làm cho nhân vật chính được khắc họa một cách khách quan, góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề và nội dung của tác phẩm.
- Cách kể chuyện tự nhiên, sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận đã làm nên sức hấp dẫn cho người đọc về nhân vật cũng như về nội dung câu chuyện 
* Đánh giá về nội dung
- Ông họa sĩ chỉ là nhân vật phụ, nhưng qua những cảm xúc , suy nghĩ của nhân vật này , bức chân dung của nhân vật chính thêm sáng đẹp, từ đó người đọc có thể thấy được những phẩm chất cao đẹp của anh thanh niên, của những con người lao động, công hiến hết mình cho đất nước
- Những cảm xúc và suy tư của ông họa sĩ về anh thanh niên , về những vấn đề của nghệ thuật , của đời sống đã góp phần tạo nên chiều sâu tư tưởng của tác phẩm
- Ông họa sĩ là hiện thân của những con người lao động nghệ thuật chân chính, lao động hết mình cống hiến cho đất nước.
III. Kết bài
- Khái quát về nhân vật, liên hệ bản thân
* Lưu ý : Tùy vào mức độ làm bài của học sinh để cho điểm cho phù hợp. Tránh việc đếm ý cho điểm. 
- Sai nhiều lỗi chính tả trừ 0,5 điểm
- Trình bày cẩu thả, dập xóa trừ 0,5 điểm
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25

Tài liệu đính kèm:

  • docTDINH.doc