Đề 1 kiểm tra học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 8 (thời gian làm bài: 90 phút)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1035Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 8 (thời gian làm bài: 90 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Ngữ văn lớp 8 (thời gian làm bài: 90 phút)
 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 
 HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1 (3 điểm):
a) Kể tên các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn đã học?
b) Thế nào là câu nghi vấn? Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
c) Xác định các ví dụ dưới đây thuộc kiểu câu nào?
Ví dụ 1: “Anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh!”
Ví dụ 2: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Câu 2 (1 điểm):
a) Thế nào là hành động nói?
b) Hãy cho biết mục đích của hành động nói trong đoạn trích sau:
	“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.”
	(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 3 (6 điểm): 
Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh của gia đình.
Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. 
..
 PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016 
 HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
 (Thời gian làm bài: 90 phút)
Câu 1 (3 điểm):
a) Kể tên các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn đã học?
b) Thế nào là câu nghi vấn? Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
c) Xác định các ví dụ dưới đây thuộc kiểu câu nào?
Ví dụ 1: “Anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh!”
Ví dụ 2: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
Câu 2 (1 điểm):
a) Thế nào là hành động nói?
b) Hãy cho biết mục đích của hành động nói trong đoạn trích sau:
	“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.”
	(Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai)
Câu 3 (6 điểm): 
Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh của gia đình.
Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. 
..
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM 
 HẢI LĂNG	 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016
 MÔN: NGỮ VĂN 8
Câu 1 (3 điểm):
a) Kể tên các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn đã học?
b) Thế nào là câu nghi vấn? Đặt một câu nghi vấn dùng để bộc lộ cảm xúc.
c) Xác định các ví dụ dưới đây thuộc kiểu câu nào?
Ví dụ 1: “Anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh!”
Ví dụ 2: “Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
a) Kể được các kiểu câu chia theo mục đích phát ngôn đã học: (1 điểm)
Câu nghi vấn	Câu cầu khiến	Câu cảm thán	Câu trần thuật
b) Nêu đúng chức năng câu nghi vấn:	(0,5đ)
	Câu nghi vấn là câu: 
	- Có những từ nghi vấn (ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, (có) ... không, (đã) ... chưa,...) hoặc có từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn).
	- Có chức năng chính là dùng để hỏi.
	Khi viết, câu nghi vấn kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
 	+ Cho ví dụ đúng yêu cầu:	(0,5đ)
c) Xác định đúng kiểu câu:
Ví dụ 1: câu cầu khiến.	(0,5đ)
Ví dụ 2: câu cảm thán. 	(0,5đ)
..............................................................................
Câu 2 (1 điểm):
a) Thế nào là hành động nói?
b) Hãy cho biết mục đích của hành động nói trong đoạn trích sau:
	“Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.”
	 (Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn, Ngữ văn 8, tập hai)
a) Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.	(0,5đ) 
b) Mục đích của hành động nói trong đoạn trích:	 
Bày tỏ nỗi niềm tâm sự đau đớn, xót xa, căm giận quân giặc xâm lược, lo lắng đến quên ăn, mất ngủ trước vận mệnh tổ quốc đang ngàn cân treo sợi tóc, từ đó khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của các tướng sĩ.	(0,5đ)
..............................................................................
Câu 3 (6 điểm): 
Một số bạn đang đua đòi theo lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hoá dân tộc và hoàn cảnh của gia đình.
Em hãy viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn đó thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn. 
1. Yêu cầu: 
- Bài viết cần trình bày rõ ràng ý kiến, suy nghĩ, quan điểm của cá nhân về cách ăn mặc không lành mạnh và có lời khuyên đúng về cách ăn mặc.
- Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần với những nội dung cơ bản sau:
a) Mở bài: Nêu vấn đề về lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa dân tộc và hoàn cảnh gia đình.
 	b) Thân bài: 
- Trình bày ý kiến cá nhân về cách ăn mặc không lành mạnh.
- Phê phán lối ăn mặc không lành mạnh.
- Thuyết phục để bạn thay đổi cách ăn mặc đó.
 	c) Kết bài: Nêu suy nghĩ hoặc lời khuyên...
2. Biểu điểm:
	- Điểm 5,5-6,0: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài viết đầy đủ các ý nói trên; Diễn đạt trôi chảy, dùng từ sáng tạo, gợi hình, gợi cảm; Trình bày sạch sẽ, rõ ràng. 
	- Điểm 4,0-5,0: Bố cục đảm bảo 3 phần, bài viết thể hiện được các yêu cầu cơ bản; Diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ, sạch.
	- Điểm 3,0-3,5: Bố cục chưa đảm bảo, nêu chưa được một nửa số ý trên; Viết sai lỗi chính tả khá nhiều.
	- Điểm <3: Bài làm yếu, mắc lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt...
 	- Điểm 0: Trường hợp bỏ bài.
* Tùy mức độ bài làm của học sinh, giáo viên chấm điểm hợp lý, khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, giàu cảm xúc.
................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docHK2_1516.doc