Đề kiểm tra môn Hóa học, học kỳ II, lớp 9 - Đề số 2

doc 3 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1126Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học, học kỳ II, lớp 9 - Đề số 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Hóa học, học kỳ II, lớp 9 - Đề số 2
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC, HỌC KỲ II, LỚP 9
Đề số 2 (Thời gian làm bài: 45 phút) I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)
Hãy khoanh tròn một trong các chữ A, B, C, D trước phương án chọn đúng.
Câu 1. Dãy nào sau đây đều gồm các chất thuộc loại polime?
A. Metan, etilen, polietilen
B. Metan, tinh bột, polietilen
C. Poli (vinyl) clorua, etilen, polietilen
D. Poli (vinyl) clorua, tinh bột, polietilen
Câu 2. Dẫn 1mol khí axetilen vào dung dịch chứa 2 mol brom. Hiện tượng nào sau đây
đúng?
A. Không có hiện tượng gì xảy ra.
B. Màu da cam của dung dịch brom nhạt hơn so với ban đầu. C. Màu da cam của dung dịch brom đậm hơn so với ban đầu. D. Màu da cam của dung dịch brom chuyển thành không màu.
Câu 3. Đốt cháy sắt hoàn toàn trong khí Clo. Hòa tan chất rắn tạo thành trong nước rồi cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH. Đặc điểm nào sau đây của sản phẩm phản ứng là đúng?
A. Chỉ tạo thành dung dịch không màu. B. Có chất kết tủa màu xanh tạo thành.
C. Có chất kết tủa màu nâu đỏ tạo thành. D. Có dung dịch màu nâu đỏ tạo thành.
Câu 4. Đốt nóng hỗn hợp bột CuO và C theo tỉ lệ mol là 2:1 ở nhiệt độ cao rồi dẫn khí thu
được vào bình đựng nước vôi trong dư. Hiện tượng nào sau đây chứng tỏ có phản ứng xảy ra?
A. Nước vôi trong vẩn đục và có hơi nước tạo thành. B. Có chất rắn màu đỏ và hơi nước tạo thành.
C. Có hơi nước tạo thành còn màu chất rắn không thay đổi. D. Có chất rắn màu đỏ tạo thành và nước vôi trong vẩn đục.
Câu 5. Nhỏ từ từ dung dịch axit HCl vào cốc đựng một mẩu đá vôi nhỏ cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây có thể quan sát được?
A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan.
B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí.
C. Không sủi bọt khí, đá vôi không tan. D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần và tan hết.
Câu 6. Đốt cháy chất hữu cơ X trong oxi tạo ra sản phẩm là CO2, H2O và khí N2. X là
A. xenlulozơ	B. tinh bột	C. protein	D. poli (vinyl clorua)
Câu 7. Dẫn 0,1mol khí C2H4 (đktc) sục vào dung dịch chứa 10 gam brom.
Màu da cam của dung dịch brom sẽ
A. chuyển thành vàng nhạt.	B. chuyển thành không màu	.
C. chuyển thành vàng đậm hơn. D. không thay đổi gì.	(Br = 80) Câu 8. Chỉ dùng dung dịch iot và dung dịch AgNO3 trong NH3 có thể phân biệt được mỗi chất trong nhóm nào sau đây?
A. Axit axetic, glucozơ, saccarozơ.
B. Xenlulozơ, rượu etylic, saccarozơ. C. Hồ tinh bột, rượu etylic, glucozơ . D. Etilen, rượu etylic, glucozơ.
II. Tự luận (6, 0 điểm)
Câu 9. (2, 5 điểm)
Hãy viết phương trình hoá học và ghi rõ điều kiện của các phản ứng sau:
a) Trùng hợp etilen
b) Axit axetic tác dụng với magie.
c) Oxi hóa rượu etylic thành axit axetic.
d) Điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn.
e) Đun nóng hỗn hợp rượu etylic và axit axetic có axit sunfuric đặc làm xúc tác.
Câu 10. (3,5 điểm)
Quá trình quang hợp của cây xanh tạo ra tinh bột và khí oxi từ khí cacbonic, nước.
1) Tính khối lượng khí cacbonic đã phản ứng và khối lượng khí oxi sinh ra nếu có
0,81 tấn tinh bột tạo thành.
2) Hãy giải thích tại sao để bảo vệ môi trường không khí trong sạch, người ta cần trồng nhiều cây xanh?
3) Từ 0,81 tấn tinh bột có thể sản xuất được bao nhiêu tấn rượu etylic theo sơ đồ:
Tinh bột

nuoc
⎯⎯axit⎯→ glucozơ

30 do−32 do
⎯⎯m⎯en ⎯→ rượu etylic
Giả thiết hiệu suất của cả quá trình là 80%.
(H = 1 ; C= 12; O= 16 )

Tài liệu đính kèm:

  • docBo_Hoa_92_02.doc