Câu 4: Nhận xét nào sau đây sai? A. FeO có cả tính khử và oxi hóa. B. Gang là hợp kim của Fe và C, trong đó có từ 2-5% khối lượng C. C. Quặng hematit đỏ có thành phần chính là Fe2O3. D. Đồng thau là hợp kim của đồng và thiếc. Câu 7: Gang và thép là những hợp kim của sắt có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp và đời sống. Gang và thép có những điểm khác biệt nào sau đây là không đúng ? A. Thép dẻo và bền hơn gang. B. Điều chế gang thường từ quặng hematit, còn điều chế Fe từ quặng pirit sắt. C. Hàm lượng cacbon trong gang cao hơn trong thép. D. Gang giòn và cứng hơn thép. Câu 27: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch FeCl3 là: A. Fe, Mg, Cu, Ag, Al B. Au, Cu, Al, Mg, Zn C. Fe, Zn, Cu, Al, Mg D. Cu, Ag, Au, Mg, Fe Câu 37: Dãy các kim loại điều chế bằng phương pháp điên phân dung dịch muối của chúng là: A. Al;Fe;Cr B.Fe;Cu;Ag C.Mg;Zn;Cu D.Ba;Ag;Cu Câu 5: Trong các loại quặng sắt, quặng có hàm lượng sắt cao nhất ( nhưng hiếm) là A. hematit nâu. B. manhetit. C. xiđerit. D. hematit đỏ. Câu 6: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là A. CuSO4 và FeCl2. B. CuSO4 và HCl. C. ZnCl2 và FeCl3. D. HCl và AlCl3. Câu 7: Cho sắt phản ứng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí không màu, hóa nâu trong không khí. Chất khí đó là A. NO2. B. N2O. C. NH3. D. NO. Câu 8: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5) A. 2,8. B. 1,4. C. 5,6. D. 11,2. Câu 9: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5) A. 11,2. B. 0,56. C. 5,60. D. 1,12. Câu 10. Hoà tan hoàn toàn Fe dư trong dung dịch HNO3 loãng , sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (ở đktc) và m gam muối. Giá trị của m là A. 5,4gam. B. 3,6 gam. C. 7,26gam. D. 1,2 gam. Câu 13: Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí (ở đktc). Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được m gam một chất rắn. Giá trị m là A. 1,4 gam. B. 4,2 gam. C. 2,3 gam. D. 3,2 gam. Câu 14: Hỗn hợp X gồm Cu và Fe, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc). Giá trị của V là: A. 1,12 lít. B. 2,24 lít. C. 4,48 lít. D. 3,36 lít. Câu 15: Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh sắt ra rửa sạch, sấy khô thấy khối lượng tăng 1,2 gam. Khối lượng Cu đã bám vào thanh sắt là A. 9,3 gam. B. 9,4 gam. C. 9,5 gam. D. 9,6 gam. Câu 17: Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là A. 1,9990 gam. B. 1,9999 gam. C. 0,3999 gam. D. 2,1000 gam Câu 19. Một hỗn hợp gồm 13 gam kẽm và 5,6 gam sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng dư. Thể tích khí hidro (đktc) được giải phóng sau phản ứng là. A. 2,24 lit. B. 4,48 lit. C. 6,72 lit. D. 67,2 lit. Câu 21: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu được 2,24 lít khí hiđro (ở đktc), dung dịch X và m gam chất rắn không tan. Giá trị của m là (Cho H = 1, Fe = 56, Cu = 64) A. 6,4 gam. B. 3,4 gam. C. 5,6 gam. D. 4,4 gam. Câu 24: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Fe(OH)2. Câu 25: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch A. NaOH. B. Na2SO4. C. NaCl. D. CuSO4. Câu 26: Dãy gồm hai chất chỉ có tính oxi hoá là A. Fe(NO3)2, FeCl3. B. Fe(OH)2, FeO. C. Fe2O3, Fe2(SO4)3. D. FeO, Fe2O3. Câu 27: Cho sơ đồ chuyển hoá: FeFeCl3Fe(OH)3 (mỗi mũi tên ứng với một phản ứng). Hai chất X, Y lần lượt là A. HCl, NaOH. B. HCl, Al(OH)3. C. NaCl, Cu(OH)2. D. Cl2, NaOH. Câu 28: Hợp chất sắt (II) sunfat có công thức là A. FeSO4. B. Fe(OH)3. C. Fe2O3. D. Fe2(SO4)3. Câu 29: Sắt có thể tan trong dung dịch nào sau đây? A. FeCl2 . B. FeCl3. C. MgCl2. D. AlCl3. Câu 30: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)3. D. Fe(NO3)3. Câu 31: Nhận định nào sau đây sai? A. Sắt tan được trong dung dịch CuSO4. B. Sắt tan được trong dung dịch FeCl3. C. Sắt tan được trong dung dịch FeCl2. D. Đồng tan được trong dung dịch FeCl3. Câu 40: Để khử hoàn toàn 30 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO cần dùng 5,6 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là A. 28 gam. B. 26 gam. C. 22 gam. D. 24 gam. Câu 41: Khử hoàn toàn 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 2,24 lít CO (ở đktc). Khối lượng sắt thu được là A. 5,6 gam. B. 6,72 gam. C. 16,0 gam. D. 8,0 gam. Câu 42: Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là A. 231 gam. B. 232 gam. C. 233 gam. D. 234 gam. Câu 44: Khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe2O3 bằng H2 (to), kết thúc thí nghiệm thu được 9 gam H2O và 22,4 gam chất rắn. % số mol của FeO có trong hỗn hợp X là: A. 66,67%. B. 20%. C. 67,67%. D. 40%. Câu 45: Nung một mẫu thép thường có khối lượng 10 gam trong O2 dư thu được 0,1568 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo khối lượng của cacbon trong mẫu thép đó là A. 0,82%. B. 0,84%. C. 0,85%. D. 0,86%.
Tài liệu đính kèm: