Một số bài toán Hay - Khó trong các đề thi thử môn Hóa

pdf 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1028Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài toán Hay - Khó trong các đề thi thử môn Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số bài toán Hay - Khó trong các đề thi thử môn Hóa
 1 
MỘT SỐ BÀI TOAN HAY - KHÓ 
GV : Phạm Thị Thủy – THPT Hậu Lộc 2 
Câu 1Điện phân 0,5 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,045M (d = 1,035 g/ml) với điện cực trơ, cường 
độ dòng điện 9,65A trong thời gian t giây, thu được dung dịch X có pH = 1,00, (d = 1,036 
g/ml) (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Giá trị của t là 
A. 45500. B. 55450. C. 96500. D. 57450. 
Câu 2 Hòa tan hết 20,0 gam hỗn hợp X gồm Cu và các oxit sắt (trong hỗn hợp X oxi chiếm 
16,8% về khối lượng) bằng dung dịch A chứa hỗn hợp b mol HCl và 0,2 mol HNO3 (vừa đủ) 
thu được 1,344 lít NO (đktc, là sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch Y. Cho dung 
dịch Y tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch AgNO3 thu được m gam kết tủa và dung dịch 
Z. Cho dung dịch Z tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, lọc kết tủa, nung đến khối 
lượng không đổi thu được 22,4 gam chất rắn. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là 
A. 83,29. B. 76,81. C. 70,33. D. 78,97. 
Câu 3Hòa tan 5,33 gam hỗn hợp 2 muối RCln và BaCl2 vào nước được 200 gam dung dịch X. Chia 
X thành hai phần bằng nhau: 
Phần 1: Cho tác dụng với 100 gam dung dịch AgNO3 8,5% thu được 5,74 g kết tủa X1 và dung 
dịch X2. 
Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,165 gam kết tủa X3. 
 Nồng độ % của R(NO3)n trong dung dịch X2 gần nhất với giá trị nào sau đây ? 
A. 1,24%. B. 0,72%. C. 1,36%. D. 1,42%. 
 Câu4 : Peptit X và peptit Y có tổng liên kết peptit bằng 8. Thuỷ phân hoàn toàn X cũng như Y 
đều thu được Gly và Val. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z chứa X và Y có tỷ lệ mol tương ứng 
1:3 thì cần dùng 22,176 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 vào 
bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 46,48 gam, khí thoát ra khỏi bình 
có thể tích 2,464 lít (đktc). Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp Z thu được a mol Gly và b mol Val. 
Tỷ lệ a:b là 
 A. 1:1 B. 1:2 C. 2:1 D. 2:3 
Câu 5 Hỗn hợp A gồm X, Y (MX < MY) là 2 este đơn chức có chung gốc axit. Đun nóng m gam 
A với 400 ml dung dịch KOH 1M dư thu được dung dịch B và (m - 12,6) gam hỗn hợp hơi gồm 2 
anđehit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp có tỉ khối hơi so với H2 là 26,2. Cô cạn dung dịch B thu 
được (m + 6,68) gam chất rắn khan. % khối lượng của X trong A là: 
A. 30,37% B. 36,44% C. 45,55% D. 
54,66% 
 Câu 6 Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X và 0,672 lít 
NO (đktc). Thêm dung dịch chứa 0,05 mol HCl vào dung dịch X thì thấy khí NO tiếp tục thoát 
ra và thu được dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong dung dịch Y cần vừa đủ 
100ml mol NaOH 1,3M. Dung dịch Y hòa tan tối đa bao nhiêu gam Cu? (biết NO là sản phẩm 
khử duy nhất của N+5) 
 A. 1,52 B. 2,88. C. 2,24. D. 1,60. 
Câu 7 : Hòa tan hoàn toàn 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam HNO3 50,4%, 
sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X. Cho 500ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch 
X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng 
không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối 
lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Nồng độ % của muối Fe(NO3)3 có trong dung 
dịch X gần nhất với giá trị nào dưới đây? 
 A. 14%. B. 28%. C. 12%. D. 37%. 
 2 
Câu 8 :Hòa tan hết 5,36 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong dung dịch chứa 0,03 
mol HNO3 và 0,12 mol H2SO4, thu được dung dịch Y và 224 ml NO (đktc). Cho 2,56 gam Cu 
vào Y, thu được dung dịch Z. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, NO là sản phẩm khử duy 
nhất của N+5. Khối lượng muối trong Z là 
 A. 16,924. B. 18,465. C. 19,424. D. 23,176. 
Câu 9 Điện phân dd hỗn hợp CuSO4 ( 0,05 mol) và NaCl .bằng dòng điện có cường độ không 
đổi 2A ( điện cực trơ màng ngăn xốp ) sau thời gian t (s) thì ngừng điện phân thu được dung 
dịch Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích 2,24 l (đktc) . dd Y có thể hòa tan tối đa 0,8g 
MgO biết hiệu suất pư điện phân 100% các khí sinh ra không tan trong dung dịch . giá trị của 
t là 
A.8685 B. 772 C.6755 D.4825 
Câu 10 Hỗn hợp X gồm H2 và một anken (là chất khí ở điều kiện thường) có số mol bằng 
nhau. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với He bằng 11,6. Hiệu suất 
của phản ứng hiđro hóa là A. 25,0%. B. 62,5%. C. 37,5%. D. 
75,0%. 
Câu 11 Hỗn hợp E gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều no, đơn chức, mạch hở) và este Z 
được tạo bởi X, Y. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 4,032 lít O2 (đktc), thu được 3,136 lít 
CO2 (đktc). Đun nóng m gam E với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau khi phản ứng kết thúc, 
cô cạn dung dịch thu được 5,68 gam chất rắn khan. Công thức của X là 
 A. C3H7COOH. B. HCOOH. C. C2H5COOH. D. CH3COOH. 
Câu 12Cho 0,1 mol anđehit đơn chức, mạch hở X phản ứng vừa đủ với 0,3 mol AgNO3 trong 
dung dịch NH3, thu được 43,6 gam kết tủa. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn 4 gam X cần a mol 
H2. Giá trị của a là A. 0,15. B. 0,05. C. 0,20. D. 0,10. 
Câu 13 Hỗn hợp X gồm phenol (C6H5OH) và một axit cacboxylic đơn chức, mạch hở. Cho 26 
gam X tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được dung dịch Y và 66,2 gam kết tủa 2,4,6-
tribromphenol. Dung dịch Y phản ứng tối đa với V lít dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Mặt 
khác, cho 26 gam X phản ứng hết với Na dư, thu được 32,6 gam muối. Giá trị của V là A. 
0,8. B. 0,9. C. 0,6. D. 0,7. 
Câu 15: X là hỗn hợp gồm HOOC-COOH, OHC-COOH, OHC-C≡C-CHO, OHC-C≡C-
COOH; Y là axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Đun nóng m gam X với lượng dư dung 
dịch AgNO3 trong NH3, thu được 23,76 gam Ag. Nếu cho m gam X tác dụng với NaHCO3 dư 
thì thu được 0,07 mol CO2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm m gam X và m gam Y cần 0,805 
mol O2, thu được 0,785 mol CO2. Giá trị của m là 
 A. 8,8. B. 4,6. C. 6,0. D. 7,4. 
Câu 16 Hỗn hợp T gồm ba peptit mạch hở X, Y, Z có tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3 : 4. Thủy 
phân hoàn toàn 35,97 gam T thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 0,29 mol A và 0,18 mol B. 
Biết tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z bằng 16, A và B đều là aminoaxit no, có 1 
nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH trong phân tử. Nếu đốt cháy 4x mol X hoặc 3x mol Y đều thu 
được số mol CO2 bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp T thu được N2, 0,74 mol 
CO2 và a mol H2O. Giá trị a gần nhất là: 
A. 0,65. B. 0,67. C. 0,69. D. 0,72. 
 3 
Câu 17 Hốn hợp X gồm tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) chỉ được tạo 
ra từ Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy (chỉ gồm 
CO2, H2O và N2) vào bình đựng 140 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, sau khi các phản ứng xảy ra 
hoàn toàn thấy có 840 ml (dktc) một khí duy nhất thoát ra và thu được dung dịch có khối 
lượng tăng 11,865 gam so với khối lượng dung dịch Ba(OH)2 ban đầu.Giá trị của m gần với 
giá trị nào nhất sau đây? 
A. 7,26 B. 6,26. C. 8,25. D. 7,25. 
Câu 18: Hỗn hợp X gồm C3H6, C4H10, C2H2 và H2. Cho m gam X vào bình kín có chứa một 
ít bột Ni làm xúc tác. Nung nóng bình thu được hỗn hợp Y. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 
vừa đủ V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu 
được một dung dịch có khối lượng giảm 21,45 gam. Nếu cho Y đi qua bình đựng lượng dư dung 
dịch brom trong CCl4 thì có 24 gam brom phản ứng. Mặt khác, cho 11,2 lít (đktc) hỗn hợp X đi 
qua bình đựng dung dịch brom dư trong CCl4, thấy có 64 gam brom phản ứng. Biết các phản ứng 
đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V gần với giá trị nào sau đây nhất 
A. 22. B. 21,00. C. 10. D. 21,5. 
Câu 19: X và Y lần lượt là các tripeptit và hexapeptit được tạo thành từ cùng một amoni axit 
no mạch hở, có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X bằng 
O2 vừa đủ thu được sp gồm CO2, H2O và N2 có tổng khối lượng là 40,5 gam. Nếu cho 0,15 
mol Y tác dụng hoàn toàn với NaOH (lấy dư 20% ), sau phản ứng cô cạn dd thu được bao 
nhiêu gam chất rắn ? 
A. 9,99 gam B. 87,3 gam C. 94,5 gam D. 107,1 gam 
 Câu 20Đun nóng 4,63 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở với dung dịch KOH (vừa đủ). 
Khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 8,19 gam muối khan của các amino axit 
đều có dạng H2NCmHnCOOH. Đốt cháy hoàn toàn 4,63 gam X cần 4,2 lít O2 (đktc), hấp thụ 
hết sản phẩm cháy (CO2, H2O, N2) vào dung dịch Ba(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được m gam 
kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 21,87 gam. Giá trị của m gần giá trị nào nhất 
sau đây? 
 A. 35,0. B. 27,5. C. 32,5. D. 30,0. 
 Câu 21: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,03 mol Cu và 0,09 mol Mg vào dung dịch chứa 
0,07 mol KNO3 và 0,16 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch chỉ chứa các muối sunfat 
trung hòa và 1,12 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm các oxit của nitơ có tỉ khối so với H2 là x. Giá 
trị của x là: 
A. 20,1 B. 19,5 C. 19,6 D. 18,2 
Câu 22Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện 
không có không khí (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit sắt thành sắt), thu được chất rắn X. 
Cho toàn bộ X vào dung dịch NaOH dư thu được 1,2096 lít khí (đktc), dung dịch Y và chất rắn 
Z. Sục khí CO2 dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thu được 7,8 gam kết tủa. Hòa tan hoàn 
toàn rắn Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được 2,4864 lít SO2 (đktc) và dung dịch có 
chứa 18,0 gam muối. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhiệt nhôm là A. 80,0%. B. 72,0%.
 C. 75,0%. D. 64,0%. 
Câu 23: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ mạch hở (đều chưa C, H, O) trong phân tử mỗi chất 
có hai nhóm trong số các nhóm –CHO, -CH2OH, -COOH. Đốt cháy hoàn toàn 17,1 gam X thu 
được 11,2 lít CO2 (đktc) và m gam H2O. Cho 17,1 gam X tác dụng hết với Na dư, thu được 2,8 
lít H2 (đktc). Mặt khác, cho 17,1 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 
trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là 
 4 
A. 4,5 B. 6,3 C. 9,0 D. 12,6 
Câu 24: Hỗn hợp X gồm 4 chất hữu cơ đều có cùng công thức phân tử C2H8O3N2. Cho một 
lượng X phản ứng vừa đủ với V ml dung dịch NaOH 0,5M và đun nóng, thu được dung dịch Y 
chỉ gồm các chất vô cơ và 6,72 lít (đktc) hỗn hợp Z gồm 3 amin. Cô cạn toàn bộ dung dịch Y 
thu được 29,28 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của V là 
A. 420 B. 480 C. 960 D. 840 
Câu 25: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 (trong đó oxi chiếm 25,8% về 
khối lượng của X) vào dung dịch H2SO4 loãng, rất dư, thu được dung dịch Y. Biết rằng 1/10 
dung dịch Y làm mất màu vừa đủ 30 ml dung dịch KMnO4 0,2M. Giá trị của m gần giá trị 
nào nhất sau đây? 
A. 49,6 B. 88,8 C. 44,4 D. 74,4 
Câu 26: Có 3,94 gam hỗn hợp X gồm bột Al và Fe3O4 (trong đó Al chiếm 41,12% về khối 
lượng), thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hoàn toàn hỗn hợp X trong chân không thu được hỗn 
hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa 0,314 mol HNO3 thu được dung dịch Z chỉ 
có các muối và 0,02 mol một khí duy nhất NO. Cô cạn dung dịch Z, rồi thu lấy chất rắn khan 
nung trong chân không đến khối lượng không đổi thu được hỗn hợp khí và hơi T. Khối lượng 
của T gần giá trị nào nhất sau đây? 
A. 14,15 gam B. 15,35 gam C. 15,78 gam D. 14,58 gam 
Câu 27: Đun nóng 0,045 mol hỗn hợp A chứa hai peptit X, Y (có số liên kết peptit hơn kém 
nhau 1 liên kết) cần vừa đủ 120ml KOH 1M , thu được hỗn hợp Z chứa 3 muối của Gly, Ala, 
Val trong đó muối của Gly chiếm 33,832% về khối lượng . Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 
13,68 gam A cần dùng 14,364 lít khí O2 (đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó tổng khối 
lượng của CO2 và H2O là 31,68 gam.Phần trăm khối lượng muối của Ala trong Z gần nhất 
với: 
 A. 50% B. 55% C. 45% D. 60% 
Câu 28: Thủy phân hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm hai peptit mạch hở X và Y bằng dung 
dịch NaOH thu được 9,02 gam hỗn hợp gồm các muối của Gly, Ala, Val. Mặt khác nếu đốt 
cháy hoàn toàn m gam E thì cần 7,056 lít O2(đktc), thu được 4,32 gam H2O. Giá trị của m là: 
A.6,36. B.7,36. C. 4,36. D. 3,36. 
Câu 29 Đun nóng 0,16 mol hỗn hợp E gồm hai peptit X (CxHyOzN6) và Y (CnHmO6Nt) cần 
dùng 600 ml dung dịch NaOH 1,5M chỉ thu được dung dịch chứa a mol muối của glyxin và b 
mol muối của alanin. Mặt khác đốt cháy 30,73 gam E trong O2 vừa đủ thu được hỗn hợp CO2, 
H2O và N2, trong đó tổng khối lượng của CO2 và nước là 69,31 gam. Giá trị a : b gần nhất với 
A. 0,730. B. 0,810. C. 0,756. D. 0,962. 
Câu 30 Peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit bằng 8.Thủy Phân hoàn toàn X cũng như 
Y điều thu được Gly Và Val .đốt hoàn toàn hỗn E chứa X và Y có tỉ lệ mol 1:3 cần dùng 
22,176.l Oxi (đktc) sp cháy gồm CO2 H2O và N2 . dẫn toàn bộ sp cháy vào Ca(OH)2 dư thấy 
khối lượng bình tăng 46,48 .g .khí thoát ra khỏi bình có thể tích 2,464 .l phần trăm khối lượng 
pepyit Y trong E gần với . 
A.91% B.82,5% C.82% D.81,5% 

Tài liệu đính kèm:

  • pdf30_bai_toan_kho_trong_cac_de_thi_thu_2016.pdf