Đề kiểm tra môn : Địa lý – Thời gian 45 phút – Tiết 7

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 844Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn : Địa lý – Thời gian 45 phút – Tiết 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn : Địa lý – Thời gian 45 phút – Tiết 7
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊA 6
ĐỀ KIỂM TRA MÔN : ĐỊA LÝ – THỜI GIAN 45 PHÚT – TIẾT 7
Họ tên giáo viên : Đoàn Thị Minh Nguyệt
Trường THCS Lộc Hạ.
NỘI DUNG ĐỀ
I. Trắc nghiệm: Khoanh tròn ý em cho là đúng.
Câu 1: Vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời là thứ
a. Hai	b. Ba
c. Bốn	 d. Năm
Câu 2: Đường nối liền hai điểm cực bắc và cực nam trên bề mặt quả địa cầu là đường
a. Vĩ tuyến	b. Kinh tuyến
c. Xích đạo	d. Tất cả đều sai
Câu 3: Đường vĩ tuyến gốc chia đôi quả địa cầu làm hai nửa bằng nhau
a. Đúng	b. Sai
Câu 4: Kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến
a. 90o	b. 360o
c. 180o	d. 0o
Câu 5: Điền tọa độ địa lí của các điểm trên hình sao cho hợp lí
 KT gốc
 20o 10o 0o 10o 20o 30o
 20o 
 C	A:	
 10o 	
 A 0o Xích đạo 	B:
 10o 	C:	
 B
 20o
II. Tự luận: 
Câu 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống cho các tỉ lệ bản đồ sau
 1 1 1 1
100.000 900.000 1.200.000
Câu 2: Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 Km. Trên bản đồ VN khoảng cách đo được giữa 2 TP là 15 cm. Hỏi bản đồ có tỉ lệ là bao nhiêu?
Hết
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I. Trắc nghiệm(3Đ)
1- b ; 2-b ; 3 – a ; 4 – c ; 5: A : 10oT-O : B; 10oĐ- 10oN ; C :20o Đ-10oN 
II. Tự luận(7Đ)
Câu 1 . (3đ)Mẫu số càng nhỏ giá trị càng lớn 
 1 1 1 1
100.000 900.000 1.200.000
Câu 2: (4đ)Khoảng cách từ Hà Nội đến Hải Phòng là 105 Km. Trên bản đồ VN khoảng cách đo được giữa 2 TP là 15 cm. 
Vì 105 : 15 = 7
Tức là 1cm trên bản đồ bằng 7000m ngoài thực tế
Vậy bản đồ có tỉ lệ là :
 1 
7000
Vì 105 : 15 = 7
Hết
ĐỀ KIỂM TRA MÔN : ĐỊA LÝ – THỜI GIAN 45 PHÚT – TIẾT 18
Họ tên giáo viên : Đoàn Thị Minh Nguyệt
Trường THCS Lộc Hạ.
NỘI DUNG ĐỀ
Đề bài 
Phần I: Trắc nghiệm (3điểm)
	Khoanh vào chữ cái đầu câu của đáp án đúng nhất:
Câu 1: Bán kính của Trái Đất là bao nhiêu?
	 A. 6073 km	B. 6037 km
	 C. 6370 km	D. 6307km
Câu 2: Trái Đất gồm mấy lục địa?
	 A. 3	B. 4
	 C. 5	D. 6
Câu 3: Bề mặt Trái Đất được phân chia thành mấy khu vực giờ?
	 A. 24	 	C. 25
 B.26	D. 27
Câu 4: Trong ngày Hạ chí vị trí nào của Trái Đất ngả về phía Mặt trời?
	 A. Nửa cầu Bắc	B. Nửa cầu Nam
	 C. Tây bán cầu	D. Đông bán cầu. 
Câu 5: Dựa vào độ cao người ta phân chia thành mấy loại núi?
	 A. 1	B. 2
	 C. 3	D. 5
Câu 6: Nội lực sinh ra những hiện tượng nào?	
 A. Núi lửa, xói mòn, phong hóa 	 C. Xâm thực, động đất, xói mòn
 B. Sóng thần, động đất, núi lửa	 D. Núi lửa, xói mòn, phong hóa.
Phần II: Tự luận (7điểm)
Câu 7: (4điểm) 
Trái Đất có những chuyển động quay nào? Nêu những hệ qủa của mỗi chuyển động.
Câu 8: (3điểm) 
Nội lực, ngoại lực là gì? Nêu tác động của nội lực và ngoại lực?
Hết
ĐÁP ÁN
I/ TRẮC NGHIỆM (3 Điểm) 
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
C
D
A
A
C
B
Mỗi đáp án đúng được 0,5đ
II. TỰ LUẬN (7 Điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 7 (4,0đ)
Trái đất có 2 chuyển động quay:
- Chuyển động tự quay quanh trục tưởng tượng
- Chuyển động này sinh ra các hệ quả:
+ Hiện tượng có ngày và đêm luân phiên nhau
+ Hiện tượng lệch hướng các chuyển động
 Ở nửa cầu Bắc các chuyển động lệch sang Phải 
 Ở nửa cầu Nam các chuyển động lệch sang Trái 
- Chuyển động quay quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hình elip gần tròn 
- Các hiện tượng được sinh ra từ chuyển động này:
+ Hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa.
+ Hiện tượng các mùa trong năm
 Hai mùa chính: mùa Hè, mùa Đông
 Hai mùa chuyển tiếp: Mùa Thu, mùa Xuân
1đ
0,5đ
0,5đ
1đ
0,5đ
0,5đ
Câu 8 (3,0đ)
Nội lực là lực sinh ra từ trong lòng Trái Đất.
Ngoại lực là lực sinh ra từ bên ngoài Trái Đất.
Nội lực sinh ra hiện tượng động đất, núi lửa, sóng thần.
Ngoại lực gây ra xâm thực, sói mòn, sạt lở,...
0,75đ
0,75đ
0,75đ
0,75đ
Hết
ĐỀ KIỂM TRA MÔN : ĐỊA LÝ – THỜI GIAN 45 PHÚT – TIẾT 28
Họ tên giáo viên : Đoàn Thị Minh Nguyệt
Trường THCS Lộc Hạ.
NỘI DUNG ĐỀ
A.TRẮC NGHIỆM:(3 ĐIỂM)
	I.Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:( 2 điểm).
	Câu 1: Lớp vỏ khí gồm mấy tầng:
	A. 2 tầng	B. 3 tầng	C. 4 tầng	D. 5 tầng
	Câu 2: Nguyên nhân sinh ra gió:
	A. Là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp thấp đến nơi có khí áp cao.	
	B. Là sự chuyển động của không khí từ nơi khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.	
	C. Là sự chuyển động của không khí từ đất liền ra biển.	
	D. Tất cả đều sai.
	Câu 3:Dụng cụ để đo nhiệt độ không khí:
	A. Ẩm kê	B. Nhiệt kế	C. Vũ kế	D.Khí áp kế.
	Câu 4:Nước ta nằm trong đới khí hậu nào?
	A. Ôn đới mát mẻ.	 B. Nhiệt đới nóng ẩm.
 C. Hàn đới lạnh lẽo.	 D. Cả 3 đều đúng.
 II. Điền vào chỗ trống:(1 điểm).
	Câu 5: Điền vào chỗ trống với những từ cho sẵn để hoàn thành câu nói sâu đây: “10%, 16 km, 90%, loãng”.
“Không khí càng lên cao càng..................Khoảng ............... không khí tập trung ở vĩ độ gần ..................sát mặt đất.Phần còn lại tuy dày tới hàng chục nghìn km nhưng chỉ có ...............không khí”.
B.TỰ LUẬN: (7 ĐIỂM)
	Câu 1: Nêu giới hạn và đặc điểm của tầng đối lưu?( 3 điểm)
	Câu 2: Mưa được hình thành trong điều kiện như thế nào? Dụng cụ để đo lượng mưa là gì? (2 điểm)
	Câu 3: Tại sao không khí có độ ẩm? Độ ẩm không khí phụ thuộc vào yếu tố nào? (2 điểm)
Hết
ĐÁP ÁN 
A. TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)
 I. Em hãy chọn câu trả lời đúng nhất:( 2 điểm).
 Câu 1:B	Câu 2:B	Câu 3:B	Câu 4:B
 II. Điền vào chỗ trống:(1 điểm).
“Không khí càng lên cao càng loãng .Khoảng 90% không khí tập trung ở vĩ độ gần 16 km sát mặt đất.Phần còn lại tuy dày tới hàng chục nghì km nhưng chỉ có 10 % không khí”.
B. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
 Câu 1: Nêu giới hạn và đặc điểm của tầng đối lưu?( 3 điểm)
 	- Cao từ 0-16 km, tập trung tới 90% không khí.
	- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
	- Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng và là nơi sinh ra các hiện tượng: mây, mưa, sấm, chớp...
	Câu 2: Mưa được hình thành trong điều kiện như thế nào? Dụng cụ để đo lượng mưa là gì? (2 điểm)
	-Mưa:khi không khí bốc lên cao, bị lạnh dần, hơi nước sẽ ngưng tụ thành các hạt nước nhỏ, tạo thành may. Gặp điều kiện thuận lợi, hơi nước tiếp tục ngưng tụ, làm các nước to dần, rơi xuống thành mưa.
Câu 3: Tại sao không khí có độ ẩm? Độ ẩm không khí phụ thuộc vào yếu tố nào? (2 điểm)
	-Không khí bao giờ cũng chứa một lượng hơi nước nhất định nên không khí có độ ẩm.
	- Nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng chứa hơi nước của không khí: nhiệt độ càng cao, lượng hơi nước chứa càng nhiều.
Hết
ĐỀ KIỂM TRA MÔN : ĐỊA LÝ – THỜI GIAN 45 PHÚT – TIẾT 35
Họ tên giáo viên : Đoàn Thị Minh Nguyệt
Trường THCS Lộc Hạ.
NỘI DUNG ĐỀ
I.Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1 (0,5 điểm) : Lưu vực sông là :
A.Nơi các con sông nhỏ đổ vào sông chính.
B.Tất cả phụ lưu, chi lưu, sông chính.
	C.Diện tích đất đai cung cấp nước cho một con sông.
Câu 2 (0,5 điểm) : Sự thay đổi nhiệt độ không khí phụ thuộc vào:
A.Gần biển hay xa biển. C. Vĩ độ địa lí.
B.Độ cao địa hình. D. Tất cả các ý trên.
Câu 3 (1,0 điểm) : Nối ý ở cột A với cột B sao cho đúng ( chẳng hạn 1-a).
A.Tính chất khối khí
Đáp án
B. Nơi hình thành
1. Nóng và Khô.
1-
a. ở vĩ độ thấp trên đại dương.
2. Lạnh và Khô.
2-
b. ở vĩ độ thấp trên lục địa.
3. Nóng và ẩm.
3-
c. ở vĩ độ cao trên đại dương.
4. Lạnh và ẩm.
4-
d. ở vĩ độ cao trên lục địa.
II, Phần tự luận ( 8,0 điểm ).
Câu 1 (2,5 điểm): Sông và hồ khác nhau như thế nào? Nêu giá trị kinh tế của sông, ngòi? Kể tên hai hệ thống sông lớn ở nước ta?
Câu 2 (2,5 điểm): Đất là gì? Nêu đặc điểm của Đất? Chúng ta cần làm gì để nâng cao độ phì cho đất?
Câu 3 (3,0 điểm) : Dựa vào sơ đồ sau: 
B
A
a. Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao và giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó?
b. Nếu địa điểm A có độ cao 0 mét thì địa điểm B có độ cao là bao nhiêu mét?
Hết
ĐÁP ÁN 
I: Phần trắc nghiệm: (2,0 điểm)
Câu 1: C (0,5 điểm).
Câu 2: D (0,5 điểm).
Câu 3: (1 điểm)
	Nối 1 với b	Nối 2 với d	Nối 3 với a	Nối 4 với c
(Mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
II: Phần tự luận: (8,0 điểm)
Câu 1: (2,5 điểm) Sông và hồ khác nhau như thế nào? Nêu giá trị kinh tế của sông, ngòi? Kể tên hai hệ thống sông lớn ở nước ta?
	a. Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trên bề mặt lục địa. (1 điểm)
	b. Giá trị kinh tế của sông ngòi: (1 điểm)
	+ Bồi đắp phù sa cho các đồng bằng.
	+ Giá trị thủy điện và thủy lợi.
	+ Giao thông vận tải và du lịch.
	+ Nuôi trồng đánh bắt hải sản. 
	c. Kể tên hai hệ thống sông lớn ở nước ta. (0,5 điểm)
	+ Hệ thống Sông Hồng.	
	+ Hệ thống Sông Cửu Long.
Câu 2 (2,5 điểm): Đất là gì? Nêu đặc điểm của Đất? Chúng ta cần làm gì để nâng cao độ phì cho đất?
	a, Khái niệm : Đất trồng là lớp vật chất mỏng, vụn bở bao phủ trên bề mặt các lục địa. và đảo (0,5 điểm).
	b, Đặc điểm quan trọng của đất là độ phì : đất có độ phì cao là đất tốt, đất có độ phì thấp là đất xấu (0,5 điểm).
	c, Biện pháp nâng cao độ phì cho đất (1,5 điểm):
	+ Bón phân chuồng, phân xanh.
	+ Trồng cây cải tạo đất.
	+ Các biện pháp về làm đất.
	+ Thau chua, rửa mặn cho đất.
Câu 3 : (3,0 điểm) Dựa vào sơ đồ.
a. Hãy nhận xét sự thay đổi nhiệt độ không khí theo độ cao và giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó?
b. Nếu địa điểm A có độ cao 0 mét thì địa điểm B có độ cao là bao nhiêu mét?
a, Nhận xét : ở dưới chân núi nhiệt độ cao (250C), trên đỉnh núi nhiệt độ thấp hơn (190C) giảm 60C so với dưới chân núi (1,0 điểm).
	 Kết luận : Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm (0,5 điểm).
	 Giải thích : Càng lên cao không khí càng loãng, ít bụi và hơi nước nên khả năng hấp thụ nhiệt thấp. ở gần mặt đất mật độ không khí dày đặc, nhiều bụi và hơi nước nên hấp thụ nhiệt và bức xạ nhiều hơn (1 điểm).
	b. Nếu địa điểm A ở độ cao 0 mét thì địa điểm B có độ cao là 1000 mét. (0,5 điểm)
Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kt_dia_6.doc