ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 2 HƯỚNG DẪN CHẤM PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN : SINH 6 Câu 1: Hiện tượng thụ tinh là gì? Sau khi thụ tinh, quả và hạt được hình thành như thế nào? (2 điểm) Thụ tinh là hiện tượng tế bào sinh dục đực ( hạt phấn ) kết hợp với tế bào sinh dục cái ( nõan) tạo thành hợp tử . (0,75 điểm) Sinh sản có hiện tượng thụ tinh được gọi là sinh sản hữu tính. (0,5 điểm) Sau khi thụ tinh: - Hợp tử phát triển thành phôi. (0,25 điểm) - Noãn phát triển thành hạt chứa phôi. (0,25 điểm) - Bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt. (0,25 điểm) Câu 2: Muốn hạt nẩy mầm cần đảm bảo những điều kiện gì? (1 điểm) Muốn cho hạt nảy mầm ngoài chất lượng hạt cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp (0,5 điểm) Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo, chống hạn chống úng, chống rét phải gieo hạt đúng thời vụ. (0,5 điểm) Câu 3: So sánh cơ quan sinh dưỡng của Rêu và Dương xỉ? (2 điểm) Rêu Dương xỉ Rễ giả Rễ thật (0,5 điểm) Thân không phân nhánh Thân ngầm, hình trụ (0,5 điểm) Chưa có mạch dẫn Đã có mạch dẫn (0,5 điểm) Lá nhỏ Lá non cuộn tròn, lá già thẳng có cuốn dài (0,5 điểm) Câu 4: Lớp Hai lá mầm và lớp một lá mầm phân biệt nhau ở những đặc điểm nào? Đặc điểm nào là cơ bản nhất ? (1.5 điểm) - Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm phân biệt nhau ở: kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa, dạng thân và số lá mầm của phôi. (1điểm) - Đặc điểm cơ bản nhất là số lá mầm của phôi. (0,5 điểm) Câu 5: Vai trò của thực vật đối với việc bảo vệ đất và nguồn nước?(2 điểm) Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, (0,25 điểm) nhờ có hệ rễ giữ đất (0,25 điểm)và tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra (0,25 điểm)nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn(0,25 điểm), sạt lở đất, (0,25 điểm) hạn chế lũ lụt, (0,25 điểm) giữ được nguồn nước ngầm, (0,25 điểm)tránh hạn hán. (0,25 điểm) CHÚ THÍCH HÌNH : ( 1,5 điểm ) a – Lá Mầm chứa chất dinh dưỡng dự trữ (0,5 điểm) b – Chồi mầm (0,5 điểm) c – Thân mầm (0,5 điểm) d – Lá mầm (0,5 điểm) Tên hình :Một nửa hạt đỗ đen dã bóc vỏ Phôi (0,5 điểm)
Tài liệu đính kèm: