Đề cương ôn tập môn Sinh 6 HK II

doc 2 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1130Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh 6 HK II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn tập môn Sinh 6 HK II
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN SINH 6 HK II
Câu 1: Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm, cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm? Cho ví dụ?
Hạt 1 lá mầm: phôi có 1 lá mầm, chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi nhũ.
Hạt 2 lá mầm: phôi có 2 lá mầm, chất dinh dưỡng ở lá mầm.
Cây 1 lá mầm là cây mà phôi của hạt có 1 lá mầm. Ví dụ: cây hẹ, cây ngô
Cây 2 lá mầm là cây mà phôi của hạt có 2 lá mầm. Ví dụ: cây chanh, cây mít 
Câu 2: Nêu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm? Khi gieo trồng muốn cho hạt nảy mầm tốt cần thực hiện những thao tác nào? 
Điều kiện cần cho hạt nảy mầm:
- Điều kiện bên trong: hạt giống tốt, hạt không bị mọt, không bị nứt sẹo hay nấm mốc.
- Điều kiện bên ngoài: đất, nước, không khí, nhiệt độ, môi trường thích hợp.
Muốn hạt nảy mầm tốt ta cần:
Làm đất tơi xốp.
Chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét và gieo hạt đúng thời vụ.
Câu 3: Trình bày vai trò của quả và hạt đối với đời sống con người?
Vai trò của quả và hạt:
Quả và hạt dùng làm lương thực, thực phẩm vì có chứa tinh bột, đường, chất đạm. Ví dụ: lúa, ngô, xoài, bưởi
Quả và hạt có chứa chất béo dùng để chế biến dầu thực vật như: đậu phộng, mè
Quả và hạt dùng trong công nghiệp như: quả bông, đay, cà phê
Quả và hạt dùng làm thuốc như: hạt sen, chanh, táo tàu
Câu 4: Nêu đặc điểm chung của tảo? Vai trò của tảo đối với đời sống con người? 
Tảo là thực vật bậc thấp, cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, có cấu tạo đơn giản, màu khác nhau và luôn có chất diệp lục, ầu hết tảo sống dưới nước.
Tảo góp phần cung cấp oxy và thức ăn cho động vật ở dưới nước, một số tảo dùng làm thức ăn cho người, gia súc và làm thuốc. Ngoài ra một số tảo có hại như làm bẩn nước, gây chết cá và gây hại cho cây trồng.
Câu 5: Nêu đặc điểm về đời sống và cơ quan sinh dưỡng của cây rêu?
Rêu thường ở những nơi ẩm ướt, góc tường, trên đất hay thân cây
Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu đã phân hóa thành thân, lá nhưng rễ là rễ giả, chưa có mạch dẫn.
Thân nhỏ, không phân nhánh.
Lá nhỏ chỉ có 1 lớp tế bào, có 1 gân lá ở giữa.
Rễ giả là những sợi nhỏ, hút nước và muối khoáng.
Câu 6: Trình bày chu trình sinh sản và phát triển của rêu?
 	Cây rêu đực 	Túi tinh 	 Tinh trùng 
Cây rêu con
Cây rêu cái 	Túi noãn 	 Trứng 
 Bào tử Túi bào tử 	 Bào tử Hợp tử
Câu 7: Trình bày chu trình sinh sản và phát triển của dương xỉ?
Cây dương xỉ 	Túi bào tử 	Bào tử
Tinh trùng 	Túi tinh
Hợp tử 	Nguyên tản
Trứng 	Túi noãn
Câu 8: So sánh đặc điểm của rêu và dương xỉ?
Đặc điểm
Cây rêu
Cây dương xỉ
Rễ
Rễ giả, là những sợi nhỏ
Rễ thật, có lông hút
Thân
Cấu tạo đơn giản, không phân nhánh.
Thân, cuống lá có mạch dẫn
Lá
Gồm có 1 lớp tế bào, có một đường gân nhỏ
Lá có nhiều lớp tế bào, lá chia thùy
Mạch dẫn
Chưa có mạch dẫn
Có mạch dẫn thật sự
Câu 9: Trình bày cơ quan sinh sản của cây thông?
Cơ quan sinh sản:
Cây sinh sản bằng nón đực và nón cái trên cùng 1 cây.
- Nón đực: nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm, nón đực gồm có trục nón, vảy (nhị) mang túi phấn, túi phấn chứa các hạt phấn.
- Nón cái: lớn hơn nón đực mọc riêng lẻ từng chiếc gồm có trục nón, các lá vảy ( lá noãn) và noãn.
Hạt của cây thông nằm lộ ra trên các lá noãn hở ( hạt trần).
Câu 10: Căn cứ vào đặc điểm nào xếp cây thông vào nhóm thực vật hạt trần?
- Do cây thông có các lá vảy mang các lá noãn hở nên hạt nằm lộ ra ngoài vì vậy cây thông là thực vật được xếp vào nhóm hạt trần.
Câu 11: Nêu sự khác nhau giữa cây 2 lá mầm và cây 1 lá mầm.
Đặc điểm
Cây 2 lá mầm
Cây 1 lá mầm
Kiểu rễ
Rễ cọc
Rễ chùm
Kiểu thân
Thân gỗ, thân cỏ hoặc thân leo
Thân cỏ hoặc thân cột
Kiểu gân lá
Gân hình mạng
Gân lá hình song song hay hình cung
Số cánh hoa
Có 4 – 5 cánh
Có 3 và 6 cánh hoa.
Số lá mầm của phôi
Phôi của hạt có 2 lá mầm
Phôi của hạt ó 1 lá mầm
Ví dụ
Cây bưởi, cây khoai tây, cây xoài.
Cây rẽ quạt, cây lúa, cây ngô
Câu 12: Vì sao ta phải tích cực trồng cây rừng?
Lá cây ổn định lượng khí CO2 và O2 trong không khí.
Giúp cho việc điều hòa khí hậu, cản bớt ánh sáng.
Thực vật làm giảm: ô nhiễm môi trường, lá cây ngăn bụi, cản gió, cản bớt ánh sáng.
Rừng có tác dụng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt.
Câu 13: Trình bày vai trò của thực vật đối với động vật và đối với con người?
Thực vật đối với động vật: Thực vật cung cấp oxy, thức ăn cho động vật, cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
Thực vật đối với con người: cung cấp nguyên liệu đáp ứng mọi nhu cầu trong đời sống của con người, cung cấp thức ăn, gỗ làm nhà, thuốc quý, củi để đốt bếp. 
Câu 14: Nêu sự khác nhau giữa cây hạt trần và cây hạt kín.
Cây hạt trần
Cây hạt kín
Rễ, thân, lá thật. Có mạch dẫn.
Chưa có hoa, quả.
Cơ quan sinh sản là nón
Hạt nằm lộ ra trên lá noãn hở.
Rễ, thân, lá thật; rất đa dạng. Có mạch dẫn hoàn thiện.
Có hoa, quả.
Cơ quan sinh sản là hoa, quả.
Hạt nằm trong quả

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_cuong_Sinh_6_HK2.doc