Đề thi Kì thi học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn : Sinh học 6 thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 3 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kì thi học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn : Sinh học 6 thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Kì thi học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn : Sinh học 6 thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIỆT HÙNG KÌ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2015-2016
ĐỀ B
 MÔN : SINH HỌC 6
 THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT
 (không kể thời gian phát đề)
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0.25 điểm.
Câu 1: Tính chất đặc trưng của thực vật Hạt kín:
A. Có,rễ,thân lá thật sự.	B. Có sự sinh sản bằng hạt.
C. Thân có mạch dẫn.	D. Có hoa,quả,hạt nằm trong quả.
Câu 2: Dương xỉ sinh sản bằng: 
A. Hạt.	B. Bào tử.	
C. Nón.	D. Lá
Câu 3: Quả và hạt phát tán nhờ gió có đặc điểm: 
A. Có màu sắc sặc sỡ.	B. Có vị ngọt có hương thơm.
C. Có cánh hoặc có túm lông.	D. Có lông dính có gai móc.
Câu 4: Trong các nhóm quả sau nhóm nào toàn quả khô?
A. Quả cà chua, quả ớt,quả chanh.	B. Quả dừa, quả đu đủ, quả táo.
C. Quả đậu đen, quả so đũa, quả xoài.	D. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả cải.
Câu 5:Nhóm cây gồm toàn cây Một lá mầm:
A. Cây lúa, cây ngô, cây cau.	B. Cây chuối, cây xoài, cây ớt.
C. Cây lúa, cây cam, cây mận.	D. Cây cau, cây bưởi, cây tre.
Câu 6: Cây nào sau đây có hại cho sức khỏe con người (nếu ta sử dụng không đúng cách)
A. Cẩm lai.	B. Cây cần sa.	
C.Cây tam thất.	D. Cây thông.
Câu 7: Quả chanh thuộc loại quả gì?
A. Quả khô nẻ. 	B. Quả khô không nẻ.	
C. Quả hạch	D. Quả mọng.
Câu 8: Quyết là những thực vật:
A. Có rễ, thân, lá, sinh sản bằng hạt.	B. Có rễ, lá, cấu tạo đơn giản.
C. Có rễ, thân, lá, sinh sản bằng bào tử.	D. Có thân, lá sinh sản bằng bào tử.
Câu 9:Căn cứ vào đâu để phân biệt các loại quả?
A. Vỏ quả.	B. Hạt.	
C. Thịt quả.	D. Phôi.
Câu 10: Hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác gọi là :
A. Hoa đơn tính.	B. Hoa lưỡng tính.	
C. Hoa giao phấn.	D. Hoa tự thụ phấn.
 Câu 11: Trong các hình thức phát tán của quả và hạt thì hình thức giúp thực vật phát tán rộng và nhanh nhất là:
A. Tự phát tán.	B. Phát tán nhờ gió.	
C. Phát tán nhờ động vật.	D. Phát tán nhờ con người.
Câu 12: Bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là:
A. Đài hoa – cánh hoa.	B. Nhị - nhụy.	
C. Nhụy – noãn.	D. Nhị - hạt phấn.
II.PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm )
Câu 1: Nêu đặc điểm của thực vật Hạt kín? (2 điểm)
Câu 2: Trình bày đặc điểm phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm.(2 điểm)
Câu 3: Vai trò của thực vật đối với thiên nhiên và trong đời sống con người.(2 điểm)
Câu 4: Người ta nói rằng “ Những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn.” Hãy cho biết điều đó đúng hay sai? Vì sao? (1 điểm)
---Hết---
TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIỆT HÙNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 6 
ĐỀ B
 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0.25 điểm.
CÂU HỎI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CÂU ĐÚNG
D
B
C
D
A
B
D
C
A
C
D
B
II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: Đặc điểm thực vật Hạt kín:
-Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm, lá đơn, lá kép, thân đứng, thân leo, thân bò.trong thân có mạch dẫn.(0,5 đ)
- Cơ quan sinh sản: Hoa,quả, hạt, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là ưu thế của cây Hạt kín vì nó được bảo vệ tốt. (0,5 đ)
- Hoa và quả có nhiều dạng khác nhau.(0,5 đ)
-Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm tiến hóa hơn cả.(0,5 đ)
Câu 2: Phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm:
Lớp Một lá mầm
Lớp Hai lá mầm
Rễ: Chùm
Rễ: Cọc
Thân : Cỏ, cột
Thân : Gỗ, leo.
Gân lá song song, hình cung.
Gân lá hình mạng.
Hoa có 3 hoặc 6 cánh.
Hoa có 5 cánh.
Hạt có phôi 1 lá mầm
Hạt có phôi 2 lá mầm
Câu 3: Vai trò của thực vật:
-Đối với thiên nhiên: Thực vật giúp cân bằng lượng khí cacbonic và oxy trong không khí, góp phần điều hòa khí hậu, làm giảm ô nhiễm môi trường, chống xói mòn, hạn chế ngập lụt hạn hán, bảo vệ nguồn nước ngầm.(1 đ)
-Đối với đời sống con người: Cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ dùng trong xây dựng , công nghiệp, làm thuốc,(1đ)
Câu 4: Những hạt rơi chậm thường được gió mang đi xa hơn vì những hạt rơi chậm là hạt nhẹ thích nghi với cách phát tán nhờ gió.( 1 đ)
---Hết---
 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VIỆT HÙNG HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC 6 
 HỌC KỲ II NĂM HỌC 2014-2015
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm )
Học sinh chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0.25 điểm.
CÂU HỎI
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
CÂU ĐÚNG
D
C
B
A
A
B
C
D
C
B
C
D
II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm)
Câu 1: ( 3 điểm )
*Các cách phát tán của quả và hạt:
	Nhờ gió, nhờ động vât, tự phát tán. Ngoài ra còn có một vài cách phát tán khác: nhờ nước, nhờ con người,	( 1 điểm )
Đặc điểm thích nghi:
	-Nhờ gió: nhẹ, có cánh hoặc có túm lông (quả chò, quả bồ công anh,)	(0.75 điểm)
	-Nhờ động vật: có gai móc, lông cứng hoặc quả và hạt động vật thường ăn 
(ké đầu ngựa, hạt thông,)	(0.75 điểm)
	-Tự phát tán: vỏ quả khi chín tự tách hoặc mở để hạt rơi ra ngoài (quả đậu, quả cải,)	( 0.5 điểm )
Câu 2: ( 2 điểm )
Rêu (0.75điểm)
Dương xỉ (0.75điểm)
-Chưa có rễ chính thức 
-Thân nhỏ không phân nhánh
-Thân và lá chưa có mạch dẫn 
-Rễ chính thức
-Lá non cuộn tròn lại ở đầu
-Thân và lá có mạch dẫn
=>Dương xỉ có cấu tạo phức tạp hơn	(0.5điểm) 
Câu 3: ( 2 điểm )
*Giống nhau: Có vỏ và phôi	(1 điểm)
*Khác nhau: 
Hạt cây Hai lá mầm (0.5điểm)
Hạt cây Một lá mầm (0.5điểm)
-Lá mầm chứa chất dinh dưỡng dự trữ
-Phôi có hai lá mầm
-Phôi nhũ chứa chất dinh dưỡng dự trữ
-Phôi có một lá mầm
---Hết---
GVBM
Nguyễn Thanh Phong

Tài liệu đính kèm:

  • docDE THI HK II SINH 6 15-16 de 2.doc