SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2015 – 2016 TRƯỜNG THPT AN LƯƠNG ĐÔNG MÔN THI : HÓA HỌC KHỐI 10 Đề chính thức ( Thời gian : 45 phút) Mã đề : H103 Họ tên thí sinh:.. Số báo danh:.. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm) Câu 1: Số oxi hóa của nguyên tố N trong các chất và ion NH4+ , HNO3 , NO2 , NO3- lần lượt là -3 ; +3 ; +4 ; +5 B. -4 ; -3 ; +3 ; +4 ; +5 C. +3 ; -3 ; +4 ; +5. D. -3 ; +3 ; +4 ; -5 Câu 2: Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là: Có sự thay đổi số oxi hóa của một số chất. B. Tạo ra chất khí C.Có sự thay đổi màu sắc của các chất. D. Tạo ra chất kết tủa. Câu 3: Cho 1,2 gam kim loại A thuộc nhóm IIA, tác dụng với dung dịch HCl thu được 0,672 lít (đktc) H2 . Nguyên tố A là: Ba B. Mg C. Be D. Ca Câu 4: Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt mang điện trong hạt nhân nguyên tử là 13. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: Chu kì 3, nhóm VIIA. B. Chu kì 3, nhóm IIA. C. Chu kì 3, nhóm IIIA. D. Chu kì 2, nhóm IIIA. Câu 5: Liên kết hóa học trong phân tử được hình thành từ hai nguyên tử X ( Z= 11) và nguyên tử Y (Z=17) là loại liên kết : Cộng hóa trị có cực. B. Ion. C. Cộng hóa trị không cực. D. Cho nhận. Câu 6: Cấu hình e nào sau đây là đúng: 1s22s22p63s23p7 B. 1s22s22p63s23p6 C. 1s22s22p63s23p54s1 D. 1s22s22p63s23p34s2 Câu 7: Trong các phân lớp sau phân lớp nào đã bão hòa: 2p4 B. 1s1 C. 4p5 D. 3d10 Câu 8: Trong một chu kì, bán kính nguyên tử các nguyên tố: Tăng theo chiều tăng của tính phi kim. B. Giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. C.Giảm theo chiều tăng tính kim loại. D. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Câu 9: Cho các phân tử: N2 ; SO2 ; H2 ; HBr . Nhóm các phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực ? SO2 ; HBr B. N2 ; SO2 C. N2 ; H2 D. H2 ; HBr Câu 10: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. X là các nguyên tố: Cl B. Li C. N D. Al Câu 11: Liti có 2 đồng vị 7Li chiếm 92,5 % và 6Li chiếm 7,5% . Nguyên tử khối của Liti là: 7,00 B. 6,93 C. 6,82 D. 6,50 Câu 12: Trong phản ứng : Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O ; Cl2 đóng vai trò gì Chất khử. B. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử. C. Không là chất oxi hóa, không là chất khử D. Chất oxi hóa Câu 13: Cho các nguyên tố 16S , 17Cl , 14Si . Tính phi kim của chúng sắp xếp theo thứ tự : Cl > Si > S B. Si > S > Cl C. Si > Cl > S D. Cl > S > Si Câu 14: tìm câu SAI trong các câu sau: Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm. Câu 15: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là: Cs. B. Li C. F. D. I II. PHẦN TỰ LUẬN : (5 điểm) Câu 1: (1 điểm) Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: N2 , H2O Câu 2: (1 điểm) Công thức hợp chất khí với Hiđro của một nguyên tố là RH3 . Oxit cao nhất của nó chứa 56,34% Oxi về khối lượng. Xác định nguyên tố R. Câu 3: (2 điểm) Cân bằng các phương trình phản ứng oxi – hóa khử sau theo phương pháp thăng bằng electron NH3 + CuO → Cu + N2 + H2O FeS + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O Câu 4: (1 điểm) Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại M thuộc nhóm IIA trong bảng tuần hoàn vào dung dịch HNO3 loãng thu được dung dịch M(NO3)2 và 0,448 lít khí N2 duy nhất ( đktc) . Gọi tên kim loại M.
Tài liệu đính kèm: