Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 880Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I - Năm học: 2015 - 2016 môn: Ngữ văn - lớp 7 thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GD - ĐT LONG HỒ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2015 - 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA PHƯỚC
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: LÝ THUYẾT (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 
Viết thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. 
Câu 2: (1 điểm)
Em hãy so sánh cụm từ ta với ta trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan với cụm từ ta với ta trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến?
Câu 3: (1 điểm) 
Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào? Tìm một thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa? 
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về người cha kính yêu của em.
---------- Hết --------
-----------------------------------------------------------------------
PHÒNG GD - ĐT LONG HỒ
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC: 2015 - 2016
ĐỀ CHÍNH THỨC
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA PHƯỚC
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)
PHẦN I: LÝ THUYẾT (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm) 
Viết thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. 
Câu 2: (1 điểm)
Em hãy so sánh cụm từ ta với ta trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan với cụm từ ta với ta trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến?
Câu 3: (1 điểm) 
Sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng như thế nào? Tìm một thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa? 
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Đề: Phát biểu cảm nghĩ về người cha kính yêu của em.
---------- Hết --------
PHÒNG GD - ĐT LONG HỒ
HƯỚNG DẪN CHẤM - NĂM HỌC: 2015 - 2016
TRƯỜNG THCS BÌNH HÒA PHƯỚC
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 7
* PHẦN I: LÝ THUYẾT (3 điểm)
Câu 1: (1 điểm)
Tiếng suối trong như tiếng hát xa (0.25đ)
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa (0.25đ)
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ (0.25đ)
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà (0.25đ)
Câu 2: (1 điểm)
- Cụm từ ta với ta trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” là chỉ một mình tác giả.
- Cụm từ ta với ta trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là chỉ tác giả với một người bạn.
Câu 3: Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động..(0.5 đ)
 Ví dụ: chân cứng đá mềm (0.5 đ)
* PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
	1. Mở bài:
	- Trong những quan hệ tình cảm của con người thì tình cha con là tình cảm máu thịt thiêng liêng.
	- Công lao to lớn của người cha được nhắc đến rất nhiều trong ca dao – dân ca ( dẫn chứng minh họa ).
	2. Thân bài:
* Vai trò của người cha:
	- Người cha đóng vai trò trụ cột, thường quyết định những việc quan trọng trong gia đình; là chỗ dựa về vật chất lẩn tinh thần của vợ con
	- Cha kèm cặp, dạy dổ, truyền kinh nghiệm sống và nâng đỡ các con trên bước đường tạo dựng sự nghiệp
* Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu:
	- Cha em chỉ là một người thợ bình thường, quanh năm vất vả với công việc 
	- Đức tính nổi bậc của cha là cần cù, chịu khó, hết lòng vì vợ con.
	- Cách dạy con của cha rất giản dị: nói ít làm nhiều, lấy lời nói, hành động của mình làm gương cho các con. Thái độ của cha cởi mở, dể gần, bao dung nhưng cũng rất nghiêm khắc.
	- Các con kính yêu, quý mến và tin tưởng ở cha, cố gắng chăm ngoan, học giỏi để cha vui lòng.
	3. Kết bài:
	- Công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ vô cùng to lớn, sánh ngang với núi cao, biển rộng.
- Con cái phải biết ơn và đền đáp công lao cha mẹ bằng lời nói và việc làm hiếu nghĩa hằng ngày.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_HKI.doc