Đề kiểm tra học kỳ I môn địa lý – Lớp 7 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn địa lý – Lớp 7 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kỳ I môn địa lý – Lớp 7 năm học 2014 - 2015 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 QUẬN TÂN BÌNH
 ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN ĐỊA LÝ – LỚP 7
 NĂM HỌC 2014 - 2015
Thời gian làm bài: 45phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3,5 điểm)
Dựa vào các hình dưới đây, hãy:
Mô tả đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc.
Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?
Câu 2: (2 điểm)
 Bằng kiến thức đã học, hãy nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.
Câu 3: (2 điểm)
Tính chất khắc nghiệt của đới lạnh thể hiện như thế nào?
Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?
Câu 4: (2,5 điểm)
 Quan sát hình dưới đây, hãy nhận xét sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa.Giải thích.
..HẾT..
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KIỂM TRA HKI NĂM HỌC 2014-2015
MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7
Câu
Nội dung cần đạt
Điểm
Ghi chú
1
a)Mô tả đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc.
-Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn.
b)Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?
-Thực vật cằn cỗi, động vật hiếm hoi.
-Cách thích nghi với cuộc sống trong hoang mạc của sinh vật là:
+Tự hạn chế sự mất nước. (dẫn chứng)
+Tăng cường dự trữ nước, dự trữ chất dinh dưỡng. (dẫn chứng)
1,0
0,5
1,0
1,0
Thiếu dẫn chứng trừ nửa số điểm.
2
Bằng kiến thức đã học, hãy nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới.
-Đưa nước vào hoang mạc bằng giếng nước cổ truyền, bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh mương dẫn nước để khai thác hoang mạc.
-Trồng cây gây rừng để vừa chống cát bay, vừa cải tạo khí hậu hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc hóa.
1,0
1,0
3
a)Tính chất khắc nghiệt của đới lạnh thể hiện như thế nào?
-Mùa đông: nhiệt độ luôn dưới -100C.
-Mùa hạ: ngắn và ít khi nóng đế 100C
-Mặt đất đóng băng quanh năm.
-Lượng mưa trung bình năm dưới 500mm, phần lớn dưới dạng tuyết.
b)Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?
-Loài thực vật đặc trưng là rêu, địa y
-Động vật có lớp mỡ, lớp lông dày, bộ lông không thấm nước. Một số loài di cư hoặc ngủ đông
1,0
1,0
4
Quan sát hình, hãy nhận xét sự thay đổi của các vành đai thực vật ở vùng núi đới nóng và vùng núi đới ôn hòa. Giải thích.
-Vùng núi đới nóng có 6 vành đai: rừng rậm, rừng cận nhiệt trên núi, rừng hỗn giao ôn đới trên núi, rừng lá kim ôn đới núi cao, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.
-Vùng núi đới ôn hòa có 5 vành đai: rừng lá rộng ôn đới, rừng hỗn giao ôn đới, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.
-Giải thích: vùng núi đới nóng có nhiệt độ cao, mưa nhiều hơn vùng núi ôn hòa.
1,0
1,0
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDịa 7.doc