Phòng GD & ĐT Vũng Liêm Trường THCS Nguyễn Chí Trai ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: HÓA HỌC 9 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3,0 đ) Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1: Dãy nào sau đây gồm các chất đều có thể làm mất màu dung dịch brom? A. CH4 , C6H6 B. C2H2 , C2H4 C. CH4 , C2H2 D. C6H6 , C2H2 Câu 2: Chất nào không tác dụng với natri : A. Nước. B. Dầu hỏa. C. Axit axetic. D. Rượu etylic. Câu 3: Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là : A. Phân tử có vòng 6 cạnh B. Phân tử có 3 liên kết đôi C. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa 3 liên kết đơn và 3 liên kết đôi D. Phân tử có vòng 6 cạnh chứa 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn Câu 4: Dầu mỏ là: A. một đơn chất B. một hợp chất phức tạp C. một hỗn hợp phức tạp D. một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hiđrocacbon Câu 5: Để dập tắt xăng dầu cháy, người ta dùng cách nào có hiệu quả nhất trong các cách sau A. Phun nước vào ngọn lửa B. Dùng chăn trùm lên ngọn lửa C. Phủ cát hoặc dùng chăn trùm lên ngọn lửa D. Phủ cát hoặc trùm chăn ướt lên ngọn lửa Câu 6: Người ta thu khí axetilen bằng cách đẩy nước vì axetilen : A. Không tan trong nước B. Ít tan trong nước C. Là chất khí D. Nhẹ hơn không khí Câu 7: Khi cho dung dịch axit axetic vào ống nghiệm chứa đồng (II) oxit, lắc kĩ, để yên sau một lúc ta thấy dung dịch có màu: A. Xám B. Đen C. Xanh lam D. Không màu Câu 8: Oxi hóa chất A theo sơ đồ sau: A + O2 CH3COOH + H2O . A là chất nào trong các chất sau? A. C2H5OH B. C2H5-COOH C. CH3COOC2H5 D. CH3COONa Câu 9: Đốt cháy 2,24 lit khí metan (đktc) thì thể tích khí cacbonic thu được là: A. 22,4lit B. 2,24 lit C. 0,224 lit D. 4,48 lit Câu 10: Dựa vào dữ kiện nào sau đây để nói một chất là vô cơ hay hữu cơ? A. Trạng thái (rắn, lỏng, khí) B. Màu sắc. C. Độ tan trong nước. D. Thành phần nguyên tố. Câu 11: Các chất có liên kết đôi dễ tham gia phản ứng: A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng trao đổi D. Phản ứng phân hủy Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn rượu etylic, rồi cho toàn bộ sản phẩm vào dung dịch Ca(OH)2 (dư), hiện tượng quan sát được là: A. Tạo thành dung dịch có màu xanh. B. Có chất khí bay lên C. Không có hiện tượng gì xảy ra. D. Có chất kết tủa màu trắng. B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7,0đ) Câu 1: (2 điểm) Hãy hoàn thành các phương trình hóa học thực hiện chuỗi phản ứng sau: C2H4 C2H5OH CH3COOH CH3COOC2H5 CH3COONa Câu 2: (2 điểm) Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng 1 trong 3 chất khí không màu sau: CH4, O2, C2H4. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt 3 lọ hóa chất trên. Viết PTHH minh họa (nếu có). Câu 3: (3 điểm) Cho bezen tác dụng với dung dịch brom để điều chế 15,7g brombenzen. a/ Tính khối lượng brom cần dùng. b/ Nếu hiệu suất phản ứng đạt 80% thì khối lượng benzen cần sử dụng là bao nhiêu gam? (Cho biết Br = 80; H = 1; O = 16) ĐÁP ÁN + BIỂU ĐIỂM Môn: HÓA HỌC 9 HỌC KÌ II Năm học 2015-2016 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) ĐỀ A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B B D D D B C A B D B D II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (1) C2H4 + H2O C2H5OH (0,5đ) (2) C2H5OH + O2 CH3COOH + H2O (0,5đ) (3) C2H5OH + CH3COOH CH3COOC2H5 + H2O (0,5đ) (4) CH3COOC2H5 + NaOH CH3COONa + C2H5OH (0,5đ) Câu 2: Lấy mẩu thử. (0,25đ) CH4 O2 C2H4 Dd brom (0,25đ) Không phản ứng (0,25đ) Mất màu dd brom (0,5đ) C2H4 + Br2 à C2H4Br2 Cl2 (0,25đ) Mất màu khí clo (0,5đ) CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl Còn lại (0,25đ) (Không phản ứng) Câu 3: Số mol C6H5Br: = 15,7 : 157 = 0,1 mol (0,5đ) PTHH: C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr (0,5đ) 1mol 1mol 1mol 0,1mol 0,1mol 0,1mol (0,25đ) a/ Khối lượng brom cần dùng: mBr = 0,1 x 160 = 16 (g) (0,75đ) b/ Khối lượng benzen cần sử dụng: (1đ) (Học sinh có thể làm bài theo cách khác, nếu đúng vẫn được hưởng số điểm tương ứng). Ban giám hiệu Tổ bộ môn Huỳnh Thiên Quang Ngày 24 tháng 3 năm 2016 Giáo viên ra đề Trần Phượng Tường Huynh
Tài liệu đính kèm: