Phòng GD & ĐT Vũng Liêm Trường THCS Nguyễn Chí Trai ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: HÓA HỌC 8 Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ A I- PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm. Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng hóa hợp? A- CaCO3 CaO + CO2 B- H2O + SO3 H2SO4 C- Fe + CuCl2 FeCl2 + Cu D- CuO + H2 Cu + H2O Câu 2: Dãy nào gồm các oxit có công thức đúng? A- CuO, CaO, KO2 B- CaO, NaO, FeO C- CO2, CuO, Na2O D- Fe2O3, KO2, Fe3O4 Câu 3: Khử 1mol CuO theo phương trình sau: H2 + CuO Cu + H2O Khối lượng nước thu được sau phản ứng là: A- 18g. B- 9g C- 4,5g. D- 2,25g. Câu 4: Khi cho 2 lít khí hidro tác dụng với 2 lít khí oxi thì: A- Hidro dư 1 (lít) B- Hidro dư 0,5 (lít) C- Oxi dư 1 (lít) D- Oxi dư 0,5 (lít) Câu 5: Cho phản ứng hóa học: H2 + ? Pb + H2O Chất ở vị trí ? trong phản ứng là: A- H2 B- PbO C- Pb D- H2O Câu 6: Cặp chất nào có thể dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? A/ Zn và H2O B/ Fe và H2SO4 C/ C và O2 D/ KMnO4 và KClO3 Câu 7: Dãy nào gồm các chất làm đổi màu quỳ tím thành đỏ? A/ HCl, H2SO4 B/ NaOH, Ca(OH)2 C/ Mg(OH)2, Na2SO4. D/ Fe2O3, Fe3O4 Câu 8: Dãy nào gồm các bazơ? A- KOH, NaOH, Mg(OH)2 B- K2O, Na2O, MgO C- H2SO4, NaCl, MgSO4 D- Na2SO4, CaCO3, HCl Câu 9: Cho các axit: H2SO4, H2SO3 và H3PO4. Dãy nào sau đây gồm các oxit axit tương ứng với các axit trên? A/ CO, CO2, SO2 B/ SO3, SO2, NO2 C/ SO3, SO2, P2O5 D/ P2O3, P2O5, N2O5 Câu 10: Có những chất rắn sau: CaO, P2O5, CaCO3, dùng những thuốc thử nào để có thể phân biệt được các chất trên? A. Dùng axit và giấy quì tím B. Dùng axit H2SO4 và phenolphtalein C. Dùng nước và giấy quì tím D. Dùng dung dịch NaOH Câu 11: Chất nào sau đây KHÔNG làm cho quì tím đổi màu: A. HNO3 B. NaOH C. Ca(OH)2 D. NaCl Câu 12: Khi cho khí hidro đi qua bột CuO đun nóng có hiện tượng: A. CuO bốc hơi B. Xuất hiện chất có màu đỏ gạch và hơi nước. C. Xuất hiện hơi nước. D. Xuất hiện chất có màu đỏ gạch. II- PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Cấu 1: (2đ) Viết các phương trình hóa học thực hiện chuyển hóa sau: a/ Na Na2O NaOH b/ P P2O5 H3PO4 Cấu 2: (2đ) Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ chứa 1 trong 3 dung dịch không màu sau đây: KCl, Ca(OH)2 và HCl. Bằng phương pháp hóa học, hãy nêu cách nhận biết từng dung dịch trên. Cấu 3: (3đ) Trong phòng thí nghiệm, người ta cho axit clohiđric (HCl) tác dụng với kẽm để điều chế khí hidro. a/ Lập phương trình hóa học của phản ứng. b/ Tính khối lượng kẽm cần dùng để tác dụng vừa đủ với 18,25 (g) HCl. c/ Dẫn khí hidro thu được qua bột đồng (II) oxit đã đun nóng, tính khối lượng đồng nguyên chất thu được sau phản ứng. Cho biết: H = 1; O = 16; Zn = 65 ; Cu = 64, Cl = 35,5 --- HẾT --- Môn: HÓA HỌC 8 HỌC KÌ II Năm học 2015-2016 I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) ĐỀ A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 B C A C B B A A C C D B II/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: a/ (1) 4Na + O2 2Na2O (0,5đ) (2) Na2O + H2O 2NaOH (0,5đ) b/ (1) 4P + 5O2 2P2O5 (0,5đ) (2) P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (0,5đ) Câu 2: Lấy mẫu thử: (0,25đ) KCl Ca(OH)2 HCl Quì tím (0,25đ) Còn lại (tím) (0,5đ) Xanh (0,5đ) Đỏ (0,5đ) Câu 3: - Số mol HCl: nHCl = 18,25 : 36,5 = 0,5 (mol) (0,5đ) a. Phương trình hóa học: Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (0,5đ) mol 1mol mol 0,25mol 0,5mol 0,25mol (0,25đ) b. Khối lượng kẽm cần dùng là: mZn = nZn x 65 = 0,25 x 65 = 16.25 (g) (0,5đ) c. H2 + CuO Cu + H2O (0,5đ) mol 1mol 0,25mol 0,25mol (0,25đ) mCu = nCu x 64 = 0,25 x 64 = 16 (g) (0,5đ) (Học sinh có thể làm bài theo cách khác, nếu đúng vẫn được hưởng số điểm tương ứng). Ban giám hiệu Tổ bộ môn Huỳnh Thiên Quang Ngày 24 tháng 3 năm 2016 Giáo viên ra đề Trần Phượng Tường Huynh
Tài liệu đính kèm: