Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện Hậu Lộc năm học: 2014 - 2015 môn thi: Hóa Học

doc 6 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 4698Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện Hậu Lộc năm học: 2014 - 2015 môn thi: Hóa Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 cấp huyện Hậu Lộc năm học: 2014 - 2015 môn thi: Hóa Học
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐT
 HẬU LỘC
Đề thi chính thức
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn Thi: HÓA HỌC 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 8/4/2015
Câu 1: (2 điểm) 
 Cho các axit sau đây: H3PO4, H2SO4, H2SO3, HNO3
1/ Viết công thức hóa học của oxit tương ứng với các axit trên và gọi tên oxit.
2/ Lập công thức của tất cả các muối tạo bởi gốc axit của các axit trên với kim loại Na và gọi tên muối.
Câu 2: (2 điểm) 
 Có 5 chất rắn màu trắng dạng bột gồm: CaCO3, CaO, P2O5, NaCl, Na2O. Hãy trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất trên. Viết phương trình phản ứng (nếu có)
Câu 3: (2 điểm) 
1/ Tính số mol của 13 gam Zn và đó là khối lượng của bao nhiêu nguyên tử Zn. Phải lấy bao nhiêu gam Cu để có số nguyên tử đúng bằng số nguyên tử Zn nói trên.
2/ Cho biết những lại hạt nào nhỏ hơn nguyên tử.
3/ Tính khối lượng NaCl cần thêm vào 600 gam dung dịch NaCl 20% để thu được dung dịch NaCl 40%.
Câu 4: (2 điểm) 
 Cho 16 gam CuO tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 20% đun nóng, sau đó làm lạnh dung dịch đến 100C. Tính khối lượng tinh thể CuSO4.5H2O đã tách ra khỏi dung dịch, biết độ tan của CuSO4 ở 100C là 17,4 gam.
Câu 5: (2 điểm) 
 Đặt cốc A đựng dung dịch HCl và cốc B đựng dung dịch H2SO4 loãng vào 2 đĩa cân sao cho cân ở vị trí cân bằng. Sau đó làm thí nghiệm như sau:
- Cho 11,2 g Fe vào cốc A đựng dung dịch HCl.
- Cho m gam Al vào cốc B đựng dung dịch H2SO4.
 Khi cả Fe và Al đều tan hết thấy cân ở vị trí thăng bằng. Tính m?
Câu 6: (2 điểm) 
 Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
1. FeCl2 + Cl2 FeCl3
2. C2H5OH + O2 CO2 + H2O
3. Zn + HNO3 Zn(NO3)2 + N2 + H2O
4. Fe3O4 + CO Fe + CO2
5. Na + H2O NaOH + H2
6. Cu(NO3)2 CuO + NO2 + O2
7. CxHy + O2 CO2 + H2O
8. FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2
Câu 7: (2 điểm) 
 Xác định chất tan và tính khối lượng dung dịch thu được cho mỗi thí nghiệm sau:
1/ Hòa tan 10ml C2H5OH vào 100ml H2O
Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml của H2O là 1 g/ml
2/ Hòa tan hoàn toàn 2,3 gam Na vào 100gam nước.
Câu 8: (2 điểm) 
1/ Khi phân tích một hợp chất gồm 3 nguyên tố Fe, S, O
Người ta thất rằng %Fe = 28%, S = 24%, %O còn lại. Hãy lập công thức hóa học của hợp chất, biết rằng hợp chất có 2 nguyên tử Fe.
2/ Sắt kết hợp với oxi tạo thành 3 hợp chất là FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hãy cho biết %O trong hợp chất nào là nhiều nhất.
Câu 9: (2 điểm) 
 Cho 4,48 lít khí CO (đktc) từ từ đi qua ống sứ nung nóng đựng 8 gam FexOy xảy ra phản ứng hoàn toàn theo sơ đồ sau:
FexOy + CO Fe + CO2
Sau khi phản ứng sau người ta thu được hỗn hợp khí X có tỷ khối so với H2 bằng 20.
1/ Cân bằng phương trình hóa học trên và xác định công thức của oxit sắt.
2/ Tính % theo thể tích của khí CO2 trong hỗn hợp khí X.
Câu 10: (2 điểm) 
1/ Khí CO2 có lẫn khí CO và O2. Hãy trình bày phương pháp để thu được khí CO2 tinh khiết.
2/ Cho 2,4 gam kim loại tác dụng hết với dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Xác định tên kim loại đó.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẬU LỘC
BIỂU CHẤM HỌC SINH GIỎI LỚP 8
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Môn Thi: HÓA HỌC 
Câu
Nội dung
Điểm
1
2,0
a/ Công thức oxit axit tương ứng
Axit
oxit axit
Tên gọi oxit
H3PO4
P2O5
Điphotpho pentaoxit
H2SO4
SO3
Lưu huỳnh trioxit
H2SO3
SO2
Lưu huỳnh đioxit
HNO3
N2O5
Đinitơ pentaoxit
1
b/ Công thức, tên gọi các muối của nguyên tố Na với các gốc axit tương ứng với các axit trên.
Công thức
Tên gọi
Na3PO4
Natri photphat
Na2HPO4
Natri hiđrophotphat
NaH2PO4
Natri đihiđrophotphat
Na2SO4
Natri sunfat
NaHSO4
Natri hiđro sunfat
Na2SO3
Natri sunfit
NaHSO3
Natri hiđro sunfit
NaNO3
Natri nitrat
1
2
2,0
- Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
- Cho nước vào các mẫu thử:
+ Nếu mẫu thử nào không tan, mẫu đó là CaCO3
+ Nếu mẫu thử nào tan tạo dung dịch đục là CaO
CaO + H2O Ca(OH)2
+ 3 mẫu tan tạo thành dung dịch trong suốt.
- Cho quì tím vào ba dung dịch còn lại:
+ Nếu mẫu nào làm quì tím chuyển sang đỏ, đó là dd H3PO4 là sản phẩm của P2O5 vì: P2O5 + 3H2O 2H3PO4
+ Nếu mẫu nào làm quì tím chuyển sang xanh, đó là dd NaOH là sản phẩm của Na2O vì: Na2O + 3H2O 2NaOH
+ Còn lại không có hiện tượng gì là: NaCl
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
3
1/ nZn = 13 : 65 = 0,2 (mol)
Số nguyên tử Zn = 0,2.6.1023 = 1,2.1023
Số nguyên tử Cu = số nguyên tử Zn = 1,2.1023
Hay nCu = nZn = 0,2 (mol)
 mCu = 0,2.64 = 12,8 gam
2/ Hạt nhỏ hơn hạt nguyên tử có 3 loại hạt là:
proton(p), nơtron(n) và hạt electron(e)
3/ mNaCl (200C) = 120 gam ...
Gọi khối lượng NaCl cần thêm vào là x gam (x >0)
Khối lượng NaCl cần thêm vào là : 120 + x (gam)
Khối lượng dung dịch sau khi thêm x gam NaCl vào là: 600 + x (gam)
Ta có: . Giải được x = 200 gam
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
2,0
nCuO = 16 : 80 = 0,2(mol)
PTHH: CuO + H2SO4 CuSO4 + H2O
 (mol) 0,2 0,2 0,2
Khối lượng dung dịch CuSO4: 0,2.80 + 0,2.98. = 114 (g)
Trong 114 g dung dịch CuSO4 nóng có chứa: 0,2.160 = 32 g
CuSO4 và 114 – 32 = 82 g H2O
Khi hạ nhiệt độ xuống 100C:
 Gọi số mol CuSO4.5H2O tách ra x mol
 Khối lượng CuSO4 trong dung dịch bão hòa là: 42 – 160x (g)
 Khối lượng H2O trong dung dịch bão hòa là: 82 – 90x (g)
Vì độ tan của CuSO4 ở 100C là 17,4 (g)
100 gam H2O hòa tan 17,4 gam CuSO4 tạo ra dung dịch bão hòa 
(82 – 90x) gam nước hòa tan (32 – 160x) gam CuSO4
 => x = 0,123(mol)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5
2,0
 Ta có: ; 
- Khi thêm Fe vào cốc đựng dd HCl (cốc A) có phản ứng:
 Fe + 2HCl FeCl2 + H2
 0,2 0,2
- Theo ĐLBTKL khối lượng cốc A tăng thêm là:
- Khi thêm Al vào cốc đựng ddH2SO4(cốc B) có phản ứng:
 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2
- Khối lượng cốc B tăng thêm là: = 
- Để cân thăng bằng thì: = 10,8; 
=> m = 12,15 (g)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
6
1. 2FeCl2 + Cl2 FeCl3
2. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O
3. 5Zn + 12HNO3 2Zn(NO3)2 + N2 + 6H2O
4. Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2
5. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2
6. 2Cu(NO3)2 2CuO + 4NO2 + O2
7. CxHy + (x + y/4)O2 xCO2 + y/2H2O
8. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
7
1/ Chất tan là C2H5OH
Khối lượng C2H5OH là: 0,8.10 = 8 gam
Khối lượng H2O là : 100.1 = 100 gam
Khối lượng dung dịch là: 100 + 8 = 108 gam
0,25
0,25
0,25
0,25
2/ Chất tan là NaOH vì khi cho Na vào H2O có xảy ra phản ứng
2Na + 2H2O 2NaOH + H2 (1)
2,3g 100g
nNa = 2,3 : 23 = 0,1(mol)
số mol H2 = số mol của Na = 0,1 (mol)
Theo ĐLBTKL ta có: mdd sau phản ứng = mNa + mnước = mhiđro
 = 2,3 + 100 – 0,1.2 = 102,1(g)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
8
a/ Vì hợp chất gồm 3 nguyên tố Fe, S, O
Gọi công thức cần lập là: FexSyOz (x, y, z N*)
Vì %Fe + %S + %O = 100%
%O = 100% -28% - 24% = 48%
Vì tỉ lệ % về khối lượng cũng chính là tỉ tệ về số mol nên ta có:
Ta có: 
x = 2; y = 3; z = 12 => Công thức của hợp chất là Fe2(SO4)3
b/ 
Vậy oxi trong Fe2O3 là nhiều nhất
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
9
(2,0đ)
Xác định công thức của FexOy
FexOy + yCO xFe + yCO2
Vì sau phản ứng thu được hỗn hợp khí nên FexOy hết, hỗn hợp khí X gồm CO dư và CO2
0,25
Mhh khí = 40 g/mol
0,25
Tính được 
nCO pư + nCO dư = nCO ban đầu = 4,48/22,4 = 0,2 mol
0,25
Gọi nCO dư = x mol; 
. Giải ta được x = 0,05 hay nCO dư = 0,05(mol)
 FexOy + yCO xFe + yCO2
(mol) 1 y x y
0,25
Theo (1) 
=> 56x + 16y = 8 : (0,15:y) = 53,33y
Giải x = 2, y = 3 là nghiệm hợp lý vậy công thức oxi sắt là Fe2O3
0,25
0,25
b. Tính % CO2 trong hỗn hợp
Tổng số mol hỗn hợp khí sau phản ứng = 0,05 + 0,15 = 0,2 (mol)
0,25
%CO2 = (0,15 : 0,2).100% = 75%
0,25
1/ - Dẫn hỗn hợp khí CO2 có lẫn khí CO và khí O2 qua dung dịch Ca(OH)2 dư, CO2 phản ứng hết, còn 2 khí CO và O2 thoát ra ngoài
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
Lọc tách kết tủa, rồi nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được khí CO2 tinh khiết:
CaCO3 CaO + CO2
0,25
0,25
0,25
0,25
2/ Gọi kim loại là A hóa trị x
TPHH: 2A + 2xHCl 2AClx + xH2
0,25
Số mol H2 = 0,1 mol
Theo PTHH: nA = 0,5.= (mol)
Theo bài mA = 2,4 gam => 
0,25
(A đồng thời là khối lượng mol của kim loại)
=> A = 12x
Vì A la kim loại nên hóa trị của A chỉ có thể có thể là I, II, III
Với x = 1 => A = 12 (loại)
 x = 2 => A = 24 (Mg)
 x = 3 => A = 36 (loại)
Vậy kim loại cần tìm là Mg
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_VA_DAP_AN_HSG_HOA_8_HAU_LOC_2014_2015.doc