PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Hoá học 8 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm). Hãy chọn đáp án đúng. Câu 1. Dãy các chất nào sau đây thường được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ? A. KMnO4, CaCO3. B. KClO3, H2SO4. C. KMnO4, KClO3. D. KClO3, HNO3. Câu 2. Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm, khi cho khí H2 đi qua ống nghiệm đựng bột CuO thì A. bột CuO chuyển dần từ màu đen sang màu đỏ của Cu. B. bột CuO không đổi màu. C. chỉ thấy xuất hiện những giọt H2O ở cuối ống nghiệm. D. bột CuO chuyển dần thành chất lỏng. Câu 3. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với H2O ở nhiệt độ thường ? A. Na2O, P2O5. B. Na2O, Fe3O4. C. Na, Fe3O4. D. Na2O, CuO. Câu 4. Cho 200 ml dung dịch CuSO4 2M. Khối lượng chất tan có trong dung dịch này là A. 0,4 gam. B. 160 gam. C. 64 gam. D. 320 gam. Câu 5. Hỗn hợp khí H2 và O2 là hỗn hợp nổ. Hỗn hợp sẽ gây nổ mạnh nhất nếu trộn khí O2 với khí H2 theo tỉ lệ về khối lượng là A. 1 : 2. B. 1 : 8. C. 2 : 1. D. 8 : 1. Phần II. Tự luận (7,5 điểm). Câu 6. Hoàn thành các sơ đồ phản ứng sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? a) P2O5 + H2O ? b) KClO3 KCl + ? c) S + O2 ? d) Al + HCl AlCl3 + H2 e) FexOy + H2 Fe + H2O. Câu 7. Chia a gam kim loại Zn thành hai phần bằng nhau. - Phần 1 tác dụng vừa đủ 300 ml dung dịch HCl, thu được dung dịch X và 6,72 lít khí (ở đktc). - Phần 2 đốt cháy trong bình đựng V lít (đktc) khí O2, kết thúc phản ứng thu được 16,2 gam ZnO. a) Viết các phương trình hoá học xảy ra. b) Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan? c) Tìm giá trị của a và V. Câu 8. Bằng phương pháp hóa học, hãy nhận biết các khí (đựng riêng biệt trong các lọ mất nhãn): H2, O2, CO2. --------Hết-------- Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. PHÒNG GD&ĐT TAM ĐẢO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015-2016 Môn: Hoá học 8 Phần I. Trắc nghiệm khách quan (2,5 điểm). Mỗi câu chọn đúng 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án C B A C D Phần II. Tự luận (7,5 điểm). Câu Nội dung Điểm Câu 6 (2,5 điểm) a) P2O5 + 3H2O 2H3PO4 (phản ứng hóa hợp) 0,5 b)2KClO3 2KCl + 3O2 (phản ứng phân hủy) 0,5 c) S + O2 SO2 (phản ứng hóa hợp) 0,5 d) 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2 (phản ứng thế) 0,5 e) FexOy + yH2 xFe + yH2O (phản ứng thế) 0,5 Câu 7 (3,5 điểm) a) Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (1) 0,25 2Zn + O2 2ZnO (2) 0,25 b) – Theo đề: nH2=6,7222,4=0,3(mol) 0,25 - Theo PT (1) ta có nH2=nZnCl2=nZn(phần 1)=0,3(mol) 0,5 => mZnCl2=n.M=0,3.136=40,8(g) 0,5 c) a = 0,3.2.65 = 39 (g) 0,5 - Do 2 phần bằng nhau => nZn(phần 1)=nZn(phần 2)=0,3(mol) - Theo đề: nZnO=16,281=0,2(mol) 0,5 - Theo PT (2) ta thấy Zn còn dư và nO2=12nZnO=0,1(mol) 0,5 => VO2(đktc)=0,1.22,4=2,24(lít) 0,25 Câu 8 (1,5 điểm) - Cho các mẫu qua than nóng đỏ. Khí làm than bùng cháy => O2, còn lại H2 và CO2 không có hiện tượng gì. 0,25 PT: C + O2 CO2 0,5 - Cho hai khí còn lại qua bột CuO nung nóng, khí nào làm bột CuO từ màu đen chuyển dần sang màu đỏ của Cu => H2, không có hiện tượng gì là CO2 0,25 PT: CuO + H2 Cu + H2O 0,5 Lưu ý: Ở câu 7,8 HS giải theo cách khác và lập luận đúng vẫn cho điểm tối đa.
Tài liệu đính kèm: