UBND THÀNH PHỐ PHÚC YÊN TRUNG TÂM GDNN-GDTX ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: Ngữ văn. Lớp: 12 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề. Đề thi gồm 02 trang. PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm). Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Người làm xiếc đi dây rất khó Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn Đi trọn đời trên con đường chân thật Yêu ai cứ bảo là yêu Ghét ai cứ bảo là ghét Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu. Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã Bút giấy tôi ai cướp giật đi Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. (Trích Lời mẹ dặn- Phùng Quán, dẫn theo http:// www.thivien.net). Sự thân thiện, hòa đồng cùng vẻ đẹp mạnh mẽ, hiện đại là những nét riêng giúp hoa hậu người Ê đê ghi dấu qua hơn hai tuần thi thố cùng 93 cô gái đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ. Câu 1 : Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,5 điểm). Câu 2 : Chỉ ra những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự tác động của hoàn cảnh sống không thể làm nhà văn thiếu chân thật ? (0,5 điểm). Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về ý thơ: Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời (1,0 điểm). Câu 4: Anh/ chị hãy nhận xét về quan điểm của nhân vật “tôi” trong đoạn thơ trên? (1,0 điểm). PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm). Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, nhà văn Nguyễn Minh Châu hai lần miêu tả tâm trạng của nghệ sĩ Phùng trước cảnh đẹp. Khi ở trên bãi biển, tình cờ phát hiện cảnh tượng con thuyền trong sương mai: “ Có lẽ suốt một đời cầm máy ảnh... Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.” và khi trở về thành phố, mỗi lần ngắm lại tấm ảnh nghệ thuật đen trắng: “...mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai..., và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất chắc chắn, hòa lẫn trong đám đông...”. (SGK Ngữ văn 12- tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 70, tr.77 và tr.78 ). Phân tích nhân vật nghệ sĩ Phùng trong hai lần miêu tả trên, từ đó làm nổi bật quá trình thay đổi nhận thức của nhân vật này. ------------- Hết ------------ Họ và tên thí sinh: .................................................................... Số báo danh: ...................................................................... Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. UBND THÀNH PHỐ PHÚC YÊN TRUNG TÂM GDNN-GDTX HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 MÔN: Ngữ văn. Lớp: 12. Hướng dẫn chấm gồm 03 trang. PHẦN Câu Nội dung Điểm I. ĐỌC HIỂU 1 Đoạn trích được viết theo thể thơ tự do. 0,5 2 Những hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự tác động của hoàn cảnh sống không thể làm nhà văn thiếu chân thật: - Dù ai ngon ngọt nuông chiều - Dù ai cầm dao dọa giết - Đường mật công danh. - Sét nổ trên đầu. 0,5 3 Ý thơ Tôi muốn làm nhà văn chân thật chân thật trọn đời có thể được hiểu là: Tác giả muốn làm một nhà văn suốt đời phản ánh chân thực đời sống, không “tô hồng” cũng không “bôi đen” hiện thực. 1,0 4 -Học sinh nêu cảm nhận của riêng mình về nhân vật “tôi” trong đoạn thơ, cần nhấn mạnh ý: đó là một con người- một nhà văn trung thực và dũng cảm. - Lí giải hợp lí, có lập luận riêng thuyết phục. II. LÀM VĂN Yêu cầu về kĩ năng - Đây là kiểu bài nghị luận văn học, đòi hỏi HS biết cách vận dụng được các kĩ năng làm văn nghị luận, kiến thức văn học sử, kiến thức về tác giả, tác phẩm, năng lực cảm thụ...để làm bài. - Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, dẫn chứng phù hợp. Yêu cầu về nội dung: Bài viết cần đảm bảo được những ý sau: I/ Mở bài : Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm, đoạn trích, vấn đề nghị luận: - Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của VHVN thời kì đổi mới. Ông có nhiều tác phẩm viết về đời thường mang cảm hứng thế sự và triết lí nhân sinh khiến cho người đọc phải trăn trở, day dứt. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” mang đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, được viết trong hoàn cảnh đất nước đang bước vào giai đọan đổi mới sau chiến tranh. - Có thể nói ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm đã được nhà văn thể hiện sinh động thông qua quá trình chuyển biến về nhận thức của nhân vật Phùng. Trong tác phẩm, nhà văn Nguyễn Minh Châu hai lần miêu tả tâm trạng của nghệ sĩ Phùng trước cảnh đẹp. Khi ở trên bãi biển, tình cờ phát hiện cảnh tượng con thuyền trong sương mai: “ Trong giây phút bối rối, tôi tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.” và khi trở về thành phố, mỗi lần ngắm lại tấm ảnh nghệ thuật đen trắng... 1,0 II/ Thân bài: Tóm tắt khái quát tác phẩm- Giới thiệu sơ lược nhân vật Phùng. Vào truyện, ta gặp gỡ Phùng- người nghệ sĩ nhiếp ảnh giàu tình cảm và yêu nghề. Anh lựa chọn đi về vùng biển nơi có người bạn chiến đấu cũ, vừa chụp ảnh lịch Tết, vừa tranh thủ thăm bạn. 1. Tâm trạng của nghệ sĩ Phùng trước cảnh đẹp khi ở trên bãi biển, tình cờ phát hiện cảnh tượng con thuyền trong sương mai: Phùng thực sự xúc động và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của cảnh chiếc thuyền ngoài xa mờ ảo trên biển, trong ánh bình minh (cảnh đắt trời cho, đẹp như bức tranh, vẻ đẹp đơn giản và toàn bích). Có thể nói giây phút ấy hạnh phúc tràn ngập tâm hồn anh do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại. Anh cảm thấy “bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”.Trong thoáng chốc, anh “ tưởng chính mình vừa khám phá thấy cái chân lý của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Đó là tâm trạng của người nghệ sĩ đa cảm, nhạy bén trước thiên nhiên và con người, yêu nghệ thuật, cảm nhận cuộc đời thật đẹp, tin tưởng sức mạnh của cái Đẹp khiến tâm hồn con người trở nên trong trẻo vô cùng. 2. Tâm trạng của nghệ sĩ Phùng khi trở về thành phố, mỗi lần ngắm lại tấm ảnh nghệ thuật đen trắng: - Tấm ảnh rất đẹp, được chọn trong bộ lịch Tết năm đó, và mãi mãi về sau còn được treo ở nhiều nơi. Chi tiết xuất hiện ở cuối tác phẩm, nhưng ý nghĩa của nó lại gợi nhắc bối cảnh mà nó ra đời, gợi những suy tư. - Hình ảnh đầu tiên mà Phùng luôn nhớ lại: màu hồng hồng của ánh sương mai, con thuyền “lưới vó” có một màu sương vô cùng tuyệt mĩ bao xung quanh. Hình ảnh cái Đẹp luôn làm trái tim nghệ sĩ rung động mãnh liệt, mang lại ý vị nghệ thuật sâu sắc trong sáng tạo. - Tuy nhiên, phía sau đó lại là một điều khác, gợi cảm xúc khác về cuộc đời và con người. Lồng trong bức ảnh đẹp lại là bóng hình người đàn bà hàng chài khốn khổ, nhắc Phùng nhớ về câu chuyện đời sống đáng buồn với đói, nghèo và lạc hậu tăm tối. Đó là: + Cảnh tượng bạo lực trên bờ cát anh từng chứng kiến: Phùng nhận ra sự thật cuộc đời đằng sau nghệ thuật, nhận ra những nghịch lí cuộc đời- bên cạnh cái Đẹp còn tồn tại cái Ác, cái Xấu... + Câu chuyện ở tòa án huyện của người đàn bà hàng chài đã cho anh và bạn anh (chánh án Đẩu) những góc nhìn khác về đời sống, về cách cảm nhận, đánh giá con người. Người đàn bà quê mùa, ít học, tưởng là ngờ nghệch hóa ra lại là người phụ nữ từng trải, thấu hiểu sâu sắc lẽ đời, sống vì tình thương, tình nghĩa. Người đàn ông vũ phu cũng cần được chia sẻ, giúp đỡ trước hoàn cảnh sống khó khăn. Người trí thức còn quá đơn giản khi ứng xử, áp dụng lí thuyết sách vở vào đời sống. 3. Quá trình thay đổi nhận thức của nhân vật Phùng: -Những chi tiết đối lập từ tưởng tượng của Phùng trước bức ảnh đã cho ta thấy sự đa chiều của đời sống. Đây được xem là mối quan tâm của người nhà văn chân chính. Nguyễn Minh Châu thể hiện một trái tim trăn trở trước cuộc sống khắc nghiệt và sự tha hóa của con người. Nhà văn muốn tìm con đường giải phóng cho tương lai con người thoát khỏi đói nghèo, sự lạc hậu, tăm tối. - Bên cạnh đó, người nghệ sĩ đã nhận thức nghệ thuật không phải là cách cảm nhận và phản ánh đời sống đơn giản, xuôi chiều . Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống và hướng về con người. 4. Nghệ thuật viết của Nguyễn Minh Châu: tạo tình huống truyện độc đáo, miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật sâu sắc, cách kể chuyện chân thực... 0,5 1,5 1,5 1,0 1,0 * Kết bài: - Đánh giá về sự thay đổi trong nhận thức của người nghệ sĩ trước cuộc đời và nghệ thuật. - Đánh giá chung về tác giả, tác phẩm. 0,5 * Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, giám khảo cần lưu ý và linh hoạt khi chấm điểm. UBND THÀNH PHỐ PHÚC YÊN TRUNG TÂM GDNN - GDTX MA TRẬN ĐỀ HỌC KÌ II NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: Ngữ văn. Lớp: 12. Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề. KHUNG MA TRẬN Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số Vận dụng Vận dụng cao I. Đọc hiểu - Nhận biết hình thức thể loạivăn bản. - Chỉ ra được các yếu tố thuộc về nội dung trong đoạn trích. - Hiểu được thông điệp quan trọng trong văn bản. - Có quan điểm riêng trước một vấn đề trong cuộc sống. Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 1,0 10% 2 2,0 20% 4 3 30% II. Làm văn Nghị luận Văn học Vận dụng kiến thức đọc hiểu tác phẩm VH và kĩ năng tạo lập VB để viết bài nghị luận VH. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 7,0 70% 1 7,0 70% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ 2 1,0 10% 2 2,0 20% 1 7,0 70% 5 10,0 100%
Tài liệu đính kèm: