PHÒNG GD - ĐT VŨNG LIÊM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN CHỈ NĂM học: 2015 - 2016 Môn : Ngữ Văn 7 Thời gian làm bài: 90 phút I.PHẦN KIẾN THỨC: (3 điểm) - Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi bên dưới : “Không có gì quý hơn độc lập tự do” , “Nước Việt Nam là một , dân tộc Việt Nam là một , sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay dổi ” ....Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó , thì đó sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng . ” Câu 1: (0,5 đ) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào ? Tác giả là ai ? Câu 2: (0,5 đ) Tìm phép liệt kê trong đoạn văn trên ? Câu 3 : (1 đ) Thế nào là câu đặc biệt ? Hãy tìm một ví dụ có sử dụng câu đặc biệt ? Câu 4: (1 đ) Nêu các bước làm bài văn lập luận chứng minh ? II. PHẦN VẬN DỤNG :(7 điểm) Nhân dân ta thường khuyên nhau: “ Có công mài sắt có ngày nên kim ” Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên . Từ đó rút ra bài học gì cho bản thân ? Kiến nghị: Phần kiểm tra kiến thức chưa hợp lý vì câu 3, 4 không liên quan đến ngữ liệu cho sẵn PHÒNG GD-ĐT VŨNG LIÊM Trường THCS Trương Văn Chỉ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC : 2015 -2016 MÔN : NGỮ VĂN 7 I.PHẦN KIẾN THỨC: (3 điểm) Câu 1: (0,5đ) Nêu đúng tên tác phẩm đạt (0,25 đ), đúng tên tác giả đạt ( 0,25 đ) Đoạn văn trên trích trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ ”.Tác giả : Phạm Văn Đồng . Câu 2: (0,5đ)Đoạn văn trên có phép liệt kê : Nước Việt Nam là một (0,25 đ) Dân tộc Việt Nam là một . Quả tim và bộ óc .(0,25 đ) Câu 3: Học sinh nêu đúng khái niệm câu đặc biệt là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ .(0,5 đ) Học sinh cho ví dụ đúng . (0,5 đ) Câu 4: Nêu đúng các bước làm bài văn lập luận chứng minh .(1 đ) -Tìm hiểu đề , tìm ý . - Làm dàn bài : - Viết bài : - Đọc lại bài và sửa chữa. III. VẬN DỤNG ( 7 điểm) A.Yêu cầu chung: Học sinh nắm vững phương pháp làm bài và yêu cầu của bài văn nghị luận chứng minh . Chứng minh được tính đúng đắn của vấn đề bằng lí lẻ và dẫn chứng. Diễn đạt lưu loát, bố cục chặt chẽ. Bài làm sạch sẽ, viết câu rõ nghĩa,ít sai xót chính tả và ngữ pháp. *Yêu cầu nội dung: Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng cơ bản bài làm phải nêu được các ý chính sau: Mở bài : (1đ) Nêu vai trò quan trọng của ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí. Thân bài: (4,5đ) Câu tục ngữ dùng hình ảnh “sắt ”, “kim” để nêu lên một vấn đề kiên trì nhẫn nại cần thiết để con người vượt qua mọi khó khăn và trở ngại. (1,5đ) Không có kiên trì thì không làm được việc gì, dù lớn hay nhỏ.(1đ) Những người có tính kiên trì sẽ thành công trong cuộc sống và công việc (Dẫn chứng)(1đ) Kiên trì giúp ta vượt qua những khó khăn (Dẫn chứng bằng câu tục ngữ khác người thực việc thực )(1đ) Kết bài: (1,5đ) - Rút ra bài học: Mọi người nên tu dưỡng đức tính kiên trì, nhẫn nại để thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống. C. GỢI Ý CHẤM ĐIỂM: - Điểm 6-7: Đáp ứng yêu cầu nêu trên . Mắc lỗi diễn đạt hoặc chính tả không đáng kể ; Viết văn lưu loát, đúng đề tài, có cảm xúc, bố cục cân đối, chữ viết rõ. - Điểm 4-5: Bài làm đáp ứng 2/3 yêu cầu . Sai từ và lỗi diễn đạt ; có thể mắc 4-5 lỗi chính tả, diễn đạt khá viết văn khá lưu loát , đúng đề tài, có cảm xúc, bố cục cân đối, chữ viết rõ. - Điểm 2-3: Bài làm đáp ứng ½ yêu cầu có thể mắc từ 5-8 lỗi. Diễn đạt tạm được. - Điểm 1: Bài viết kém mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, bố cục không rõ, chưa mắm phương pháp. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học: 2015 – 2016 Môn : Ngữ Văn 7 NỘI DUNG CHỦ ĐỀ NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG CỘNG Thấp Cao A.PHẦN KIẾN THỨC -Đức tính giản dị của Bác Hồ. - Liệt kê . - Câu đặc biệt . -Cách làm bài văn lập luận chứng minh . Câu 1: (0,5đ) Câu 3 : (0,5đ) Câu 4 : (1đ) Câu 2 (0,5d) Câu 3:(0,5đ) Số câu: 4 Số điểm:3đ Tỉ lệ:30% VẬN DỤNG - Chứng minh Số câu: 1 Số điểm:6đ Tỉ lệ:60% Số câu: 2 Số điểm:1đ Tỉ lệ:10% Số câu: 3 Số điểm:7đ Tỉ lệ:70%
Tài liệu đính kèm: