Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Hoá 10 - Năm học 2021-2022

docx 3 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Lượt xem 474Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Hoá 10 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Hoá 10 - Năm học 2021-2022
SỞ GD&ĐT BẮC GIANG
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
--------------------
(Đề thi có 03 trang)
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2
 NĂM HỌC 2021-2022
MÔN: HOÁ 10
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: ............................................................................
Số báo danh: .............
Mã đề 108
Câu 1. Cặp chất nào sau đây không tác dụng với Oxi ở điều kiện thường?
	A. Ag, Pt	B. C,H2	C. Fe, Cu	D. P, S
Câu 2. Dãy chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá?
	A. HCl, H2S, SO2,SO3	B. O2, SO2, Cl2,H2SO4	C. S, F2, H2S,O2	D. O2, F2,H2SO4
Câu 3. Cho 16,8 gam bột Fe tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y và V lít khí H2 (đktc). Gía trị của V là:
	A. 10,08.	B. 13,44.	C. 3,36.	D. 6,72.
Câu 4. Cho 3,36 lít SO2 (đktc) hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Khối lượng muối có trong dung dịch Y là:
	A. 12,6 gam.	B. 16,7 gam.	C. 10,4 gam.	D. 9,64 gam.
Câu 5. Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dung dịch AgNO3 thì có thể nhận được bao nhiêu dung dịch?
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 6. Hòa tan 11,2 gam bột Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thu được V lít SO2 (đktc). Giá trị của V là
	A. 4,48	B. 6,72	C. 3,36	D. 2,24
Câu 7. Chất nào tác dụng với lưu huỳnh ở ngay nhiệt độ thường?
	A. Thuỷ ngân.	B. Bột sắt.	C. Khí oxi.	D. Bột nhôm.
Câu 8. Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt CO2 và H2S?
	A. dd KOH.	B. dd NaOH.	C. nước brom.	D. dd HCl
Câu 9. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA là:
	A. ns2np6.	B. ns2np5.	C. ns2np3.	D. ns2np4.
Câu 10. Cl2 không phản ứng trực tiếp được với chất nào sau đây?
	A. O2.	B. NaOH.	C. Cu.	D. H2.
Câu 11. Số oxi hóa của S trong các phân tử H2SO4, S, SO2, H2S lần lượt là
	A. +6; +8; +6; -2	B. +6; 0; +4; -2	C. +4; 0; +6; -2	D. +4; -8; +6; -2
Câu 12. Cho m gam cacbon tác dụng hết với dung dịch H2SO4  đặc, nóng thu được V lít ở đktc hỗn hợp khí X gồm CO2 và SO2. Hấp thụ hết X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y chỉ chứa hai muối trung hòa. Cô cạn dung dịch Y thu được 35,8 gam muối khan. Giá trị của m và V lần lượt là :
	A. 2,4 và 6,72.	B. 1,2 và 6,72.	C. 1,2 và 22,4.	D. 2,4 và 4,48.
Câu 13. Cho phản ứng hóa học: Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra
	A. sự khử Zn2+ và sự khửCu2+.	B. sự oxi hóa Zn và sự khửCu2+.
	C. sự oxi hóa Zn và sự oxi hóa Cu.	D. sự khử Zn2+ và sự oxi hóa Cu
Câu 14. Hòa tan hoàn toàn 26,1 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc, nóng, dư thì sau phản ứng thu được V lít khí Cl2 (đktc). Gía trị của V là:
	A. 11,2	B. 8,96	C. 6,72.	D. 10,08
Câu 15. Có 4 dung dịch : KOH, H2SO4 , HNO3, Ba(OH)2 . Dùng thuốc thử nào sau đây để nhận biết được các dung dịch trên?
	A. NaOH	B. NaCl	C. HCl	D. Quỳ tím
Câu 16. Các kim loại không phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nguội là:
	A. Cu, Zn	B. Al, Fe	C. Cu, Al	D. Cu, Fe
Câu 17. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol KF và 0,2 mol KCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là
	A. 27,05 gam.	B. 28,7 gam.	C. 39,75 gam.	D. 14,35 gam.
Câu 18. Hoà tan hoàn toàn 14,8 gam hỗn hợp kim loại Al, Zn, Fe bằng dung dịch H2SO4 loãng, thấy thoát ra V lít khí H2 (đkc). Cô cạn dung sau phản ứng thu được 48,4 muối sunfat khan. Giá trị của V là:
	A. 6,72 lít.	B. 3,36 lít.	C. 7,84 lít.	D. 5,6 lít.
Câu 19. Hòa tan hết m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HCl dư, thu được a mol H2 và dung dịch chứa 31,19 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch chứa 0,55 mol H2SO4  (đặc) đun nóng, thu được dung dịch Y và 0,14 mol SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho 400 ml dung dịch NaOH 1M vào Y, sau khi phản ứng kết thúc thu được 10,7 gam một chất kết tủa. Giá trị của a là
	A. 0,05.	B. 0,06.	C. 0,03.	D. 0,04.
Câu 20. Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Clo từ MnO2 và dung dịch HCl như sau:
Khí Clo sinh ra thường lẫn hơi nước và khí hiđro clorua. Để thu được khí Clo khô thì bình (1) và bình (2) lần lượt đựng
	A. Dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
	B. Dung dịch H2SO4  đặc và dung dịch AgNO3.
	C. Dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4  đặc.
	D. Dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4  đặc.
Câu 21. Cho 0,448 lít Clo (đktc) vào dung dịch NaX dư, được 3,2 gam X2. Nguyên tố X là:
	A. Br.	B. F	C. I.	D. Cl
Câu 22. Kết luận nào sau đây không đúng với flo?
	A. là khí có màu lục nhạt, rất độc.
	B. oxi hóa được tất cả kim loại.
	C. cháy trong hơi H2O tạo HF vàO2
	D. có tính oxi hóa mạnh nhất trong tất cả các phi kim
Câu 23. Ứng dụng nào sau đây không phải của lưu huỳnh dioxit?
	A. làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy.
	B. sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.
	C. làm chất chống nấm mốc lương thực.
	D. làm sạch nước sinh hoạt.
Câu 24. Phản ứng hóa học nào sau đây sai?
	A. Fe + 2HCl → FeCl2 +H2	B. CuO + H2SO4 → CuSO4 +H2O
	C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 +2H2O	D. 2Ag + 2HCl → 2AgCl +H2
Câu 25. Vị trí của nguyên tố lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn hóa học là
	A. Ô thứ 8, chu kì 2, nhóm VIA.	B. Ô thứ 16, chu kì 3, nhóm VIA.
	C. Ô thứ 16, chu kì 2, nhóm VIA.	D. Ô thứ 8, chu kì 3, nhóm VIA.
Câu 26. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng?
	A. NaOH.	B. Cu.	C. CuO.	D. Fe.
Câu 27. Phương trình hóa học nào sau đây không thể xảy ra?
	A. NaIdung dịch + Br2 →	B. KBrdung dịch + I2 →	
 C. H2Ohơi nóng+ F2 →	D. KBrdung dịch + Cl2 →
Câu 28. Dùng loại bình nào sau đây để đựng dung dịch HF?
	A. Bình thủy tinh màu xanh	B. Bình thủy tinh màu nâu
	C. Bình thủy tinh không màu	D. Bình nhựa ( chất dẻo)
Câu 29. Trong phản ứng KMnO4 + HCl ® MnCl2 + KCl + Cl2 + H2O, vai trò của HCl là
	A. tạo môi trường.	B. khử và môi trường.
	C. khử.	D. oxi hóa.
Câu 30. Khi nung nóng, iot biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là
	A. sự chuyển trạng thái.	B. sự thăng hoa.
	C. sự phân hủy.	D. sự bay hơi.
------ HẾT ------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_2_mon_hoa_10_nam_hoc_2021_2022.docx