Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 4 trang Người đăng khanhhuyenbt22 Ngày đăng 20/06/2022 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Sinh học Lớp 12 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)
SỞ GD&ĐT BÌNH ĐỊNH
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
 Mã phách
TRƯỜNG PTDTNT THCS&THPT AN LÃO
NĂM HỌC 2021 – 2022
Họ và tên:.....................................................
 Môn: Sinh học. Khối lớp: 12
Lớp: ................SBD:....................................
Thời gian: 45 phút (không kể phát đề)
..........................................................................................................................................
Điểm
CB coi kiểm tra 1
CB coi kiểm tra 2
Giám khảo
Mã phách
PHẦN TRẮC NGHIÊM (7 điểm)	
Câu 1. Phần lớn sinh vật sống ở
A. môi trường sinh vật.	B. môi trường đất.
C. môi trường trên cạn.	D. môi trường nước.
Câu 2. Nhân tố sinh thái hữu sinh là
A. thực vật, động vật của môi trường và con người.
B. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật của môi trường và con người.
C. thế giớihữu cơ của môi trường và những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
D. vi sinh vật, thực vật, động vật của môi trường và con người.
Câu 3. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà
A. trong khoảng đó sinh vật phát triển tốt nhất. 	
B. vượt qua khoảng đó sinh vật sẽ phát triển tốt.
C. trong khoảng đó sinh vật bị ức chế các hoạt động sinh lí. 	
D. trong khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển. 
Câu 4. Cho: (1)- Lá dày, xanh nhạt; (2)- Lá mỏng, xanh đậm; (3)- Cành tỏa đều; (4)- Cành tập trung ở ngọn; (5)- Lớp cutin mỏng; (6)- Lớp cutin dày. Các đặc điểm có ở cây ưa sáng gồm:
A. (1), (4), (6).	B. (1), (3), (5). 	C. (2),(3), (6).	D. (2), (4), (6). 
Câu 5: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá:
A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học
B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học
C. Tiến hoá tiền sinh học- tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học
D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học.
Câu 6: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là mối quan hệ trong đó
A. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc kiếm thức ăn đảm bảo cung cấp đủ thức ăn cho quần thể, giúp quần thể tồn tại và phát triển 
B. các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống (kiếm ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản...) Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
C. các cá thể hỗ trợ nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường giúp quần thể tồn tại và phát triển tốt trong không gian của quần thể.
D. các cá thể tập trung với số lượng lớn, hỗ trợ nhau chống lại kẻ thù, giúp đảm bảo cho sự an toàn của các cá thể trong quần thể.
Câu 7: Ví dụ nào dưới đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật?
A. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
B. khi kiếm ăn, bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông kiếm ăn riêng rẻ.
C. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
D. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống riêng rẻ.
Câu 8: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa sinh thái
A. đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
B. sự phân bố các cá thể hợp lí hơn.
C. đảm bảo nguồn thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn
D. số lượng các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp
Câu 9: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật?
A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. 	
B. Những con cá sống trong Hồ Tây. 
C. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. 
D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên?
A. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể thường không xảy ra, do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể.
B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.
C. Cạnh tranh, kí sinh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài.
D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường. các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản của quần thể.
Câu 11: Một số cây cùng loài sống gần nhau có hiện tượng rễ của chúng nối với nhau (liền rễ). Hiện tượng này thể hiện mối quan hệ 
A. cạnh tranh cùng loài. 	B. hỗ trợ khác loài. 
C. cộng sinh. 	D. hỗ trợ cùng loài.
Câu 12: Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đên nay là
A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh đại Nguyên sinh, đại Tân sinh.
C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.
D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.
Câu 13: Quần thể cây đỗ quyên sống trên vùng núi Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có khoảng 150 cây. Đây là ví dụ về đặc trưng nào của quần thể?
A. Mật độ cá thể.	B. Tăng trưởng của quần thể.
C. Kích thước quần thể.	D. Phân bố cá thể.
Câu 14: Ở Việt Nam, chim cu gáy là loài ăn hạt thường xuất hiện nhiều vào thời gian thu hoạch lúa, ngô hàng năm. Sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể chim cu gáy thuộc kiểu biến động nào sau đây?
A. Không theo chu kì.	B. Theo chu kì mùa.
C. Theo chu kì tuần trăng.	D. Theo chu kì nhiều năm.
Câu 15: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể gọi là:
A. Nhóm tuổi.	B. Mật độ cá thể	
C. Sự phân bố cá thể.	D. Tỉ lệ giới tính
Câu 16: Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể gọi là
A. tuổi cá thể	B. tuổi sinh thái	C. tuổi quần thể. D. tuổi sinh lí.
Câu 17: Giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được gọi là 
A. kích thước tối thiểu.	 	B. kích thước tối đa.
C. kích thước của quần thể.	D. mật độ tối đa của quần thể.
Câu 18: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường
B. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. 
C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. 
D. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. 
Câu 19: Từ các tập hợp sinh vật sau đây: 
(1) 5 con gà rừng trong lồng của ông thợ săn	(2) Các con kiến trong một khu rừng. 
(3) Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây.	(4) Tập hợp tôm càng xanh trong ruộng lúa
(5) Đàn cò trắng trên cánh đồng ở An Nhơn. 	(6) Tập hợp cây cỏ sống trên một cánh đồng.
Các tập hợp không phải quần thể là
A. (1), (2), (3) B. (1), (2), (6). C. (2), (3), (4). D. (4), (5), (6) 
Câu 20: Sọ người có đặc điểm gì chứng tỏ tiếng nói phát triển?
A. có cằm.	B. không có cằm	C. xương hàm nhỏ	D. không có răng nanh.
Câu 21: Nhân tố chủ yếu quyết định trạng thái cân bằng của quần thể là:
A. mức độ cạnh tranh của các cá thể trong quần thể.
B. kiểu phân bố của cá thể trong quần thể.
C. khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. cấu trúc tuổi của quần thể.
Câu 22: Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong không phải do nguyên nhân nào sau đây?
A. Bệnh tật tăng cao.	B. mất hiệu quả nhóm.
C. gen lặn có hại dễ biểu hiện.	D. sức sinh sản giảm.
Câu 23: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
I. Ruồi, muỗi phát triển từ tháng 3 đến tháng 6.
II. Cá cơm ở vùng biển Pêru cứ 7 năm có sự biến động số lượng.
III. Số lượng cây tràm ở rừng u Minh Thượng sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
IV. Năm 1997 sự bùng phát của virut H5N1 đã làm chết hàng chục triệu gia cầm trên thế giới. 
Có bao nhiêu dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
A. 1.     	B. 3.     	C. 2.     	D. 4.
Câu 24: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng minh 
A. người và vượn người có quan hệ rất thân thuộc
B. quan hệ nguồn gốc giữa người với động vật có xương sống 
C. vượn người ngày nay không phải tổ tiên của loài người
D. người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau
Câu 25: Trong quần xã sinh vật đồng cỏ, loài chiếm ưu thế là
A. cỏ bợ. 	B. trâu, bò 	C. sâu ăn cỏ. 	D. bướm.
Câu 26: Quần xã sinh vật là:
A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau.
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
D. tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó như một thể thống nhất.
Câu 27: Sau chiến tranh chống Mỹ, khu vực rừng ngập mặn Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh) bị tàn phá nghiêm trọng. Ngày nay, khu vườn ngập mặn Cần Giờ đã được khôi phục lại và được công nhận là Khu dự trữ Sinh quyển thế giới của Việt Nam. Đây là biểu hiện của hiện tượng:
A. Diễn thế nguyên sinh.	B. Diễn thế thứ sinh
C. Diễn thế khôi phục.	D. Diễn thế phân hủy
Câu 28: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự
nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.
Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là
A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (4). D. (3) và (4). 
PHẦN TỰ LUẬN (3điểm)
Câu 1 (1 điểm): Có hai loài động vật biển (A và B), loài A sống ở tầng mặt vùng cửa tiếp giáp giữa sông với biển, loài B sống ở vùng khơi, dưới độ sâu 50m so với mặt nước. Hãy cho biết:
a. Loài nào là loài rộng nhiệt, loài nào là loài hẹp nhiệt?
b. Loài nào là loài rộng muối, loài nào là loài hẹp muối?
Câu 2 (1điểm): Trong quần xã, các loài khác nhau thường chiếm cứ những khu phân bố khác nhau.
a. Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng như vậy?
b. Sự phân bố của các loài như vậy có ý nghĩa gì?
Câu 3 (0,5 điểm): Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000 ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,3 cá thể/ha. Biết rằng, quần thể này có tỉ lệ sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư trong năm lần lượt là 13%, 4%, 2%, 4%. Hãy tính mật độ cá thể của quần thể ở năm thứ 2 (theo lý thuyết).
Câu 4 (0,5 điểm): Trong nông nghiệp, người ta sử dụng một số loài thiên địch (ong mắt đỏ, bọ rùa) tiêu diệt một số loại côn trùng gây hại cho cây. Đây là ứng dụng của hiện tượng nào? Phân tích ưu điểm của biện pháp này so với biện pháp sử dụng thuốc trừ sâu hóa học để tiêu diệt sinh vật gây hại.
BÀI LÀM

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2021.docx