TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN CỪ -------------------- (Đề thi có 04 trang) KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ............. Mã đề 101 Câu 1. Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là A. tiêu chuẩn di truyền. B. tiêu chuẩn sinh thái. C. tiêu chuẩn hoá sinh D. tiêu chuẩn sinh lí Câu 2. Hiện tượng nào sau đây là không phải là quan hệ cạnh tranh cùng loài? A. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. C. Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. D. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. Câu 3. Giới hạn sinh thái là A. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. C. khoảng giá trị xác định của một số nhân tố sinh thái, mà ngoài khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, mà ngoài khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Câu 4. Khi nói về nhân tố tiến hóa, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên. C. Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 5. Giả sử 4 quần thể của một loài thú được kí hiệu là A, B, C, D có diện tích khu phân bố và mật độ cá thể như sau Quần thể A B C D Diện tích khu phân bố (ha) 100 120 80 90 Mật độ (cá thể/ha) 22 25 26 21 Cho biết diện tích khu phân bố của 4 quần thể không thay đổi, không có hiện tượng xuất cư và nhập cư. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) Quần thể D có kích thước nhỏ nhất. (2) Kích thước quần thể A lớn hơn kích thước quần thể C. (3) Nếu kích thước quần thể B tăng 5%/năm thì sau 1 năm mật độ cá thể của quần thể này là 26,25 cá thể/ha. (4) Nếu kích thước quần thể C tăng 5%/năm thì sau 1 năm quần thể này tăng thêm 152 cá thể. A. 3. B. 4 C. 1. D. 2. Câu 6. Cho các thông tin trong bảng sau: Hiện tượng Dạng cách li (1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á a. Cách li cơ học (2) Ở một loài cỏ, quần thể ở phía trong bờ sông Vonga ra hoa kết hạt đúng vào mùa lũ về, quần thể ở bãi bồi ven sông ra hoa kết hạt trước mùa lũ về b.Cách li thời gian (3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản c.Cách li tập tính (4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác. d.Cách li sinh cảnh (5) Ở hồ châu Phi loài cá màu đỏ thích giao phối với nhau hơn giao phối với cá màu xám Nhận xét nào sau đây là đúng về dạng cách li của những hiện tượng trên? A. (1)-d; (3)-b; (4)-c; (5)-a B. (1)-d; (2)-b; (4)-a; (5)-c C. (1)-c; (2)-c; (4)-a; (5)-d D. (1)-b; (2)-d; (3)-a; (4)-c Câu 7. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Lamac là A. thấy được các loài biến đổi dưới tác động của môi trường B. khẳng định vai trò của chọn lọc trong sự biến đổi của các loài sinh vật C. đã làm sáng tỏ quan hệ giữa ngoại cảnh với sinh vật. D. đề xuất quan niệm người là động vật cao cấp phát sinh từ vượn. Câu 8. Dấu hiệu nào không phải là đặc trưng của quần thể? A. mật độ B. tỉ lệ đực – cái C. sức sinh sản D. độ đa dạng Câu 9. Tiến hành lai giữa 2 loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEe, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Thể đột biến được tạo ra từ phép lai này không có kiểu gen nào sau đây? A. AABBDDEE B. aabbddEE C. AaBbDdEe D. aaBBddee Câu 10. Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền. B. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá. C. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá. D. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư. Câu 11. Giả sử tần số tương đối của các alen ở một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến đổi thành 0,7A : 0,3a. Nguyên nhân nào sau đây có thể dẫn đến hiện tượng trên? A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này đi lập quần thể mới. B. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi alen A thành alen a. C. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể. D. Quần thể chuyển từ tự phối sang ngẫu phối. Câu 12. Ví dụ nào sau đây là là quần thể ? A. Tập hợp các cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam . B. Tập hợp các nhóm cá thể chim hải âu sống ở ba hòn đảo cách xa nhau. C. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá rô phi sống chung trong một ao nuôi. D. Tập hợp các cá thể chim sống trong rừng Nam Cát Tiên. Câu 13. Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm thuyết tiến hoá hiện đại phát biểu nào sau đây đúng? A. Thực chất quá trình hình thành loài là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới cách li sinh sản với quần thể gốc B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật di chuyển xa C. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá chỉ xảy ra phổ biến ở thực vật bậc thấp D. Hình thành loài bằng con đường cách li địa ly thường xảy ra một cách nhanh chóng qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp Câu 14. Cây ưa sáng có đặc điểm A. lá có màu sẫm, phiến mỏng, mô giậu kém phát triển, lục lạp lớn B. lá có màu nhạt, phiến dày, mô giậu phát triển, lục lạp nhỏ C. lá có màu nhạt, phiến mỏng, mô giậu kém phát triển, lục lạp lớn D. lá có màu sẫm, phiến dày, mô giậu phát triển, lục lạp nhỏ Câu 15. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như trong bảng sau: Thành phần kiểu gen AA Aa aa Thế hệ F1 16/25 8/25 1/25 Thế hệ F2 16/25 8/25 1/25 Thế hệ F3 1/5 2/5 2/5 Thế hệ F4 4/9 4/9 1/9 Có bao nhiêu nhận xét dưới đây đúng với kết quả ở bảng trên? (1) Đột biến là nhân tố làm biến đổi cấu trúc di truyền ở thế hệ F3 (2) Tần số alen a trước khi chịu tác động của nhân tố tiến hóa là 0,2 (3) Chọn lọc chống lại thể đồng hợp là nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể ở thế hệ F4 (4) Quần thể ở thế hệ F1 là quần thể tự phối A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 Câu 16. Quá trình hình thành loài nào sau đây không có sự tham gia của cơ chế cách li địa lý? A. Một quần thể chim sẻ sống ở đất liền và và một quần thể chim sẻ sống ở quần đảo Galapagos B. Loài ruồi giấm tinh bột (thích nghi với tiêu hoá tinh bột) và loài ruồi giấm Mantozơ (thích nghi với tiêu hoá đường Mantozơ C. Một quần thể mao lương sống ở bãi bồi sông Vônga và và một quần thể mao lương sống ở phía trong bờ sông. D. Chim sẻ ngô (Parus major) có vùng phân bố rộng trên khắp châu Âu và châu Á phân hóa thành 3 nòi: nòi châu Âu, nòi Trung Quốc và nòi Ấn độ. Câu 17. Có thể trồng nhiều loài cây trên 1 đơn vị diện tích vì A. tiết kiệm được diện tích trồng giúp tăng năng suất cây trồng B. tận dụng được nguồn thức ăn trong thiên nhiên nên đạt được năng suất cao. C. nhờ mối quan hệ hỗ trợ nên các loài sẽ tăng cường sự thích nghi với điều kiện sống D. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên giảm được mức độ cạnh tranh về nơi ở và thức ăn với nhau Câu 18. Ở động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới lạnh so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới có : A. Các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn B. Các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại lớn hơn C. Các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, còn kích thước cơ thể lại nhỏ hơn D. Các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, còn kích thước cơ thể lớn hơn Câu 19. Tiến hoá nhỏ là quá trình A. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. B. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 20. Trên đồng cỏ, các con bò đang ăn cỏ. Bò tiêu hoá được cỏ nhờ các vi sinh vật sống trong dạ cỏ. Các con chim sáo đang tìm ăn các con rận sống trên da bò. Khi nói về quan hệ giữa các sinh vật trên, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quan hệ giữa chim sáo và rận là quan hệ sinh vật này ăn sinh vật khác. B. Quan hệ giữa chim sáo và bò là quan hệ hội sinh. C. Quan hệ giữa bò và vi sinh vật là quan hệ hợp tác. D. Quan hệ giữa rận và vi sinh vật trong dạ cỏ là quan hệ quan hệ cạnh tranh. Câu 21. Khi nói về kích thước quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài. B. Nếu kích thước quần thể vượt quá mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng cao. C. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. D. Kích thước quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể. Câu 22. Vào mùa hè thì nhiều ruồi muỗi hơn so với mùa đông vì: A. Ruồi muỗi là động vật hằng nhiệt, lượng thức ăn vào mùa hè thuộc khoảng thuận lợi trong giới hạn sinh thái của chúng. B. Ruồi muỗi là động vật biến nhiệt, nhiệt độ mùa hè thuộc khoảng thuận lợi trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của chúng. C. Ruồi muỗi là động vật biến nhiệt, lượng thức ăn vào mùa hè thuộc khoảng thuận lợi trong giới hạn sinh thái của chúng. D. Ruồi muỗi là động vật hằng nhiệt, nhiệt độ mùa hè thuộc khoảng thuận lợi trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của chúng. Câu 23. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ làm cho A. mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong. B. số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường. C. số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa. D. số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu. Câu 24. Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. Câu 25. Điểm khác nhau cơ bản giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng trong quần xã thể hiện ở A. các quan hệ hỗ trợ các loài tham gia đều có lợi còn quan hệ đối kháng có ít nhất 1 loài bị hại B. các quan hệ hỗ trợ có ít nhất 1 loài có lợi và không loài nào bị hại còn quan hệ đối kháng có ít nhất 1 loài bị hại C. các quan hệ hỗ trợ các loài tham gia đều có lợi, còn quan hệ đối kháng các loài tham gia đều bị hại D. các quan hệ hỗ trợ có ít nhất 1 loài có lợi và không loài nào bị hại còn quan hệ đối kháng có nhiều nhất 1 loài bị hại Câu 26. Quá trình hình thành các loài B, C, D từ loài A (loài gốc) được mô tả ở hình bên. Phân tích hình này, theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Vốn gen của các quần thể thuộc loài B ở đảo I, đảo II và đảo III phân hóa theo các hướng khác nhau. II. Khoảng cách giữa các đảo có thể là yếu tố duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể ở đảo I, đảo II và đảo III. III. Các cá thể của loài B ở đảo III có thể mang một số alen đặc trưng mà các cá thể của loài B ở đảo I không có. IV.Điều kiện địa lý ở các đảo là nhân tố chọn lọc kiểu gen thích nghi của mỗi quần thể ứng với mỗi đảo A. 2 B. 4 C. 1 D. 3 Câu 27. Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. Di – nhập gen C. chọn lọc tự nhiên. D. đột biến. Câu 28. Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là A. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường B. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể Câu 29. Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào A. áp lực của chọn lọc tự nhiên. B. quá trình phát sinh và tích luỹ các gen đột biến ở mỗi loài. C. tốc độ sinh sản của loài. D. tốc độ tích luỹ những biến đổi thu được trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh. Câu 30. Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt: - Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. - Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung. Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai? A. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ. B. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung. C. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với nhau. D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau. ------ HẾT ------
Tài liệu đính kèm: