Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn: Sinh học 12 - Mã đề 789

doc 4 trang Người đăng tuanhung Lượt xem 1057Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn: Sinh học 12 - Mã đề 789", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kỳ II môn: Sinh học 12 - Mã đề 789
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
MÔN: SINH HỌC 12
(Thời gian làm bài: 45 phút)
Ngày KT: 30/3/2016
Họ, tên thí sinh:........................................................... SBD:....................
Mã đề 789
Câu 1: Kích thước của một quần thể không phải là:
	A Tổng số cá thể của nó	B Kích thước nơi nó sống	
	C Tổng sinh khối của nó	D Năng lượng tích luỹ trong nó
Câu 2: Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: năng lượng mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng loài hạn chế?
	A Hệ sinh thái biển	B Hệ sinh thái thành phố	
	C Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới	D Hệ sinh thái nông nghiệp
Câu 3: Giới hạn sinh thái gồm có
	A Giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn chịu đựng	
	B Giới hạn dưới, giới hạn trên, giới hạn cực thuận	
	C Khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu	
	D Giới hạn dưới, giới hạn trên
Câu 4: Một hình tháp dân số có đặc điểm: tuổi 15 chiếm trên 30% số dân; tuổi già dưới 10%, tuổi thọ trung bình thấp. Hình tháp có đặc điểm như trên gọi là:
	A Hình tháp dân số ổn định	B Hình tháp dân số già	
	C Hình tháp dân số trung bình	D Hình tháp dân số trẻ
Câu 5: Loài giun dẹp Convolvuta roscoffensis sống trong cát vùng ngập thuỷ triều ven biển. Trong mô của giun dẹp có các tảo lục đơn bào sống. Khi thuỷ triều hạ xuống, giun dẹp phơi mình trên cát và khi đó tảo lục có khả năng quang hợp. Giun dẹp sống bằng chất tinh bột do tảo lục quang hợp tổng hợp nên. Quan hệ nào trong số các quan hệ sau là quan hệ giữa tảo lục và giun dẹp?
	A Hợp tác	B Cộng sinh	
	C Kí sinh	D Vật ăn thịt – con mồi
Câu 6: Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng thực hiện các chức năng như nhau là:
	A Cơ quan thoái hóa	B Cơ quan tương tự	
	C Hiện tượng lại tổ	D Cơ quan tương đồng
Câu 7: Vai trò của việc nghiên cứu qui luật giới hạn sinh thái là:
1. Tạo điều kiện tối thuận cho vật nuôi, cây trồng về mỗi nhân tố sinh thái. 
2. Mỗi loài có giới hạn đặc trưng về mỗi nhân tố sinh thái do vậy trong công tác nuôi trồng không cần bận tâm đến khu phân bố. 
3. Khi biết được giới hạn sinh thái của từng loài đối với mỗi nhân tố sinh thái ta phân bố chúng một cách hợp lý, điều này có ý nghĩa trong công tác di nhập giống vật nuôi, cây trồng. 
4. Nên giữ môi trường ở giới hạn dưới hoặc giới hạn trên để sinh vật khỏi bị chết. 
Phương án đúng là:
	A 1,3	B 1,3,4	C 1,2,3	D 1,4
Câu 8: Ví dụ nào sau đây minh họa cho các cơ quan tương đồng ở sinh vật?
	A Cánh dơi và cánh ong mật	B Cánh bướm và cánh dơi	
	C Tay người và cánh dơi	D Tay người và vây cá
Câu 9: Ví dụ nào sau đây không phải là loài đặc trưng?
	A Cá cóc ở rừng nhiệt đới Tam Đảo	B Cây tràm ở rừng U Minh	
	C Cá chép ở Hồ Tây	D Cây cọ ở vùng đồi Phú Thọ
Câu 10: Thay đổi làm tăng hay giảm kích thước quần thể được gọi là
	A Biến động kích thước	B Biến động cấu trúc	
	C Biến động số lượng	D Biến động di truyền
Câu 11: Thí nghiệm của Milơ đã chứng minh điều gì?
	A Axit nuclêic hình thành từ nuclêôtit	
	B Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ	
	C Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ	
	D Chất vô cơ hình thành từ nguyên tố vô cơ trên mặt đất
Câu 12: Khẳng định nào sau đây là đúng với nguồn gốc loài người?
	A Người có nguồn gốc từ khỉ thấp	
	B Người không phải là sản phẩm của tiến hóa	
	C Người khác với các động vật có vú vì người có số lượng rất đông	
	D Người và vượn người có chung nguồn gốc
Câu 13: Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là
	A Mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống	
	B Mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống	
	C Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi	
	D Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống
Câu 14: Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là:
	A Phân bố giới tính	
	B Tỉ lệ đực:cái (tỉ lệ giới tính) hoặc cấu trúc giới tính	
	C Tỉ lệ phân hoá	
	D Phân hoá giới tính
Câu 15: Điều nào sau đây không đúng với diễn thế nguyên sinh?
	A Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng
	B Khởi đầu từ môi trường trống trơn	
	C Không thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định	
	D Hình thành quần xã tương đối ổn định
Câu 16: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 420C được gọi là:
	A Giới hạn chịu đựng	B Điểm gây chết giới hạn dưới	
	C Điểm gây chết giới hạn trên	D Điểm thuận lợi
Câu 17: Điều nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái
	A Do chính hoạt động khai thác tài nguyên của con người	
	B Do cạnh tranh và hợp tác giữa các loài trong quần xã	
	C Do thay đổi của điều kiện tự nhiên, khí hậu	
	D Do cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã
Câu 18: Đặc điểm khí hậu trong kỉ Đệ tứ là
	A Đầu kỉ ẩm, nóng, về sau trở nên lạnh, khô	B Đầu kỉ khí hậu ấm áp, cuối kỉ khí hậu lạnh	
	C Băng hà, khí hậu lạnh, khô	D Khí hậu ấm áp, khô, ôn hòa
Câu 19: Cá rô phi Việt Nam chịu lạnh đến 5,60C, dưới nhiệt độ này cá chết, chịu nóng đến 420C, trên nhiệt độ này cá cũng sẽ chết, các chức năng sống biểu hiện tốt nhất từ 200C đến 350C. Mức 5,60C gọi là:
	A Điểm gây chết giới hạn trên	B Giới hạn chịu đựng	
	C Điểm thuận lợi	D Điểm gây chết giới hạn dưới
Câu 20: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là:
	A Phân bố ngẫu nhiên	B Phân tầng theo chiều ngang	
	C Phân tầng thẳng đứng	D Phân bố đồng đều
Câu 21: Nhân tố vô sinh bao gồm tất cả
	A Nhân tố vật lí, nhân tố hóa học của môi trường xung quanh sinh vật	
	B Các yếu tố sống của tự nhiên có ảnh hưởng đến cơ thể sinh vật	
	C Tác động trực tiếp hay gián tiếp của tự nhiên lên cơ thể sinh vật	
	D Tác động của các sinh vật khác lên cơ thể sinh vật
Câu 22: Bàn tay trở thành cơ quan sử dụng và chế tạo công cụ lao động được chủ yếu là nhờ:
	A Nhu cầu trao đổi kinh nghiệm	B Cột sống cong hình chữ S	
	C Đời sống tập thể	D Dáng đi thẳng
Câu 23: Cá chép có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: 200C đến 440C. Cá rô phi có giới hạn chịu đựng đối với nhiệt độ tương ứng là: 5,60C đến 420C. Dựa vào các số liệu trên, hãy cho biết nhận định nào sau đây về sự phân bố của hai loài cá trên là đúng?
	A Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn chịu nhiệt hẹp hơn	
	B Cá rô phi có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới cao hơn	
	C Cá chép có vùng phân bố rộng hơn cá rô phi vì có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn	
	D Cá chép có vùng phân bố rộng hơn vì có giới hạn dưới thấp hơn
Câu 24: Khi số lượng cá thể của quần thể ở mức cao nhất để quần thể có khả năng duy trì phù hợp nguồn sống thì gọi là:
	A Kích thước bất ổn	B Kích thước tối đa	
	C Kích thước tối thiểu	D Kích thước phát tán
Câu 25: Trong tự nhiên, nhân tố chủ yếu làm thay đổi kích thước quần thể là
	A Sự xuất cư và nhập cư	B Mức tử vong và xuất cư	
	C Mức sinh sản và nhập cư	D Mức sinh sản và tử vong
Câu 26: Ở biển có loài cá ép thường bám chặt vào thân cá lớn để “đi nhờ”, thuận lợi cho phát tán và kiếm ăn của loài. Đây là biểu hiện của:
	A Cộng sinh	B Hội sinh	C Kí sinh	D Hợp tác
Câu 27: Động vật và thực vật lên cạn đầu tiên ở kỉ:
	A Silua	B Đêvôn	C Cacbon (Than đá)	D Cambri
Câu 28: Thực vật có hạt xuất hiện ở đại.
	A Tân sinh	B Cổ sinh	C Trung sinh	D Nguyên sinh
Câu 29: Khoảng thuận lợi là:
	A Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng tự vệ của sinh vật	
	B Khoảng các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất	
	C Khoảng các nhân tố sinh thái đảm bảo tốt nhất cho một loài, ngoài khoảng này sinh vật sẽ không chịu đựng được	
	D Khoảng nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp cho khả năng sinh sản của sinh vật
Câu 30: Nhân tố quyết định sự phát triển xã hội loài người là
	A Nhân tố chọn lọc nhân tạo	B Nhân tố sinh học	
	C Nhân tố chọn lọc tự nhiên	D Nhân tố văn hóa
Câu 31: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều đó có ý nghĩa gì?
	A Sự xuất hiện các axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống	
	B Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic	
	C Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã	
	D Trong quá trình tiến hóa, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin
Câu 32: Theo quan điểm hiện đại, nguồn năng lượng để tổng hợp nên ác phân tử hữu cơ hình thành sự sống là:
	A Năng lượng tự nhiên	B Năng lượng sinh học	
	C ATP	D Năng lượng hóa học
Câu 33: Sự hình thành ao cá tự nhiên từ một hố bom được gọi là:
	A Diễn thế thứ sinh	B Diễn thế nguyên sinh	
	C Diễn thế phân huỷ	D Diễn thế nhân tạo
Câu 34: Cho các dữ liệu sau:
1. Sinh vật bằng đá tìm được trong lòng đất. 
2. Xác của các pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn tươi. 
3. Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc. 
4. Xác của voi Mamut còn tươi trong lớp băng hà. 
5. Rìu bằng đá của người cổ đại. 
Dữ liệu nào được gọi là hóa thạch:
	A 1,2,3,4,5	B 1,2,3,4	C 1,2,3	D 1,3,4
Câu 35: Quan hệ cạnh tranh là
	A Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc cạnh tranh nhau con cái	
	B Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống hoặc nơi ở của quần thể	
	C Các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau giành nguồn sống như thức ăn, nơi ở, ánh sáng	
	D Các cá thể trong quần thể cạnh tranh giành nhau con cái để giao phối
Câu 36: Người ta có thể dựa vào sự giống nhau và khác nhau nhiều hay ít về thành phần, số lượng và đặc biệt là trật tự sắp xếp của các nucleotit trong ADN để xác định mức độ quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật. Đây là bằng chứng:
	A Sinh học phân tử	B Giải phẫu so sánh	
	C Phôi sinh học	D Địa lí sinh vật học
Câu 37: Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian những loại cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?
	A Cây thân cỏ ưa sáng	B Cây gỗ ưa sáng	C Cây bụi chịu bóng	D Cây gỗ ưa bóng
Câu 38: Trong lịch sử phát triển sinh giới, dạng sinh vật xuất hiện sau cùng là:
	A Thực vật hạt kín và loài người	B Thực vật hạt trần và loài người	
	C Thực vật hạt kín và chim, thú	D Thực vật hạt kín và bộ khỉ
Câu 39: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào?
	A Cạnh tranh cùng loài	B Kí sinh cùng loài	C Cạnh tranh khác loài	D Quan hệ hỗ trợ
Câu 40: Các nhân tố tiến hóa vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen vừa làm thay đổi tần số alen của quần thể là
	A Đột biến , di- nhập gen , chọn lọc tự nhiên, các yếu tố ngẫu nhiên	
	B Đột biến , chọn lọc tự nhiên , các yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên	
	C Đột biến , di-nhập gen , các yếu tố không ngẫu nhiên , giao phối không ngẫu nhiên	
	D Đột biến , di-nhập gen , chọn lọc tự nhiên, giao phối không ngẫu nhiên
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docSinh 12 - Ma de 789.doc