ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút. ĐỀ 1. Câu 1. a) Viết công thức chung của anken? (1 điểm) b) Chất nào là anken trong các chất sau: C3H8, C4H8, C5H8, CH3-CH3, CH3-CH=CH2, CH≡C-CH2-CH3 ? Câu 2. Gọi tên thay thế của các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau: (1 điểm) a) CH3-CH2-CH=CH-CH(CH3)-CH3. b) CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3. Câu 3. Viết công thức cấu tạo của các chất sau: (1 điểm) a) isobutan. b) 2,3-đimetylpent-1-en. Câu 4. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các đồng phân ankin ứng với CTPT: C4H6 (1 điểm) Câu 5. Hoàn thành phương trình phản ứng giữa các chất sau: (1 điểm) a) Etilen tác dụng với dung dịch Br2. b) But-1-in tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Câu 6. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm) CaC2 C2H2 C2H4 C2H6 C2H5Cl Câu 7. Chọn thuốc thử nhận biết các chất sau: (1 điểm) a) Etan và etilen. b) Propin và propen. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn một ankan X bằng khí O2 (dư), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Xác định công thức phân tử của X ? (1 điểm) Câu 9. Dẫn từ từ 5,6 lít khí propin qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt. Tính giá trị của m ? (1 điểm) Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp gồm ankan X và ankin Y có cùng số mol bằng khí O2 (dư), thu được 31,36 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử của X và Y. Biết số nguyên tử cacbon trong Y nhiều hơn trong X là 1. (1 điểm) (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn) (H = 1, C = 12, O = 16, Br = 80, Ag = 108) Hết ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN: HÓA HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút. ĐỀ 2. Câu 1. a) Viết công thức chung của ankin? (1 điểm) b) Chất nào là ankin trong các chất sau: C3H8, C4H8, C5H8, CH3-CH3, CH3-CH=CH2, CH≡C-CH2-CH3 ? Câu 2. Gọi tên thay thế của các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau: (1 điểm) a) CH3-CH(CH3)-CH=CH-CH3. b) CH≡C-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3. Câu 3. Viết công thức cấu tạo của các chất sau: (1 điểm) a) isopentan. b) 3,4-đimetylpent-1-in. Câu 4. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các đồng phân ankan ứng với CTPT: C4H10 (1 điểm) Câu 5. Hoàn thành phương trình phản ứng giữa các chất sau: (1 điểm) a) Axetilen tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0). b) But-1-in tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Câu 6. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm) Al4C3 CH4 C2H2 C2H4 Polietilen. Câu 7. Chọn thuốc thử nhận biết các chất sau: (1 điểm) a) But-1-in và but-2-in. b) Metan và etilen. Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn một ankin X bằng khí O2 (dư), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Xác định công thức phân tử của X ? (1 điểm) Câu 9. Dẫn từ từ 5,6 lít khí axetilen qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt. Tính giá trị của m ? (1 điểm) Câu 10. Hỗn hợp X gồm anken A và ankin B có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Khi dẫn 12,2 gam hỗn hợp X qua dung dịch Br2 (dư) thì mỗi chất đều tác dụng vừa đủ với 80 gam Br2 trong dung dịch. Xác định công thức phân tử của A và B ? (1 điểm) (Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn) (H = 1, C = 12, O = 16, Br = 80, Ag = 108) Hết ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II. NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: HÓA HỌC 11. THỜI GIAN: 45 PHÚT. ĐỀ 1. CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1. a) Viết công thức chung của anken? (1 điểm) b) Chất nào là anken trong các chất sau: C3H8, C4H8, C5H8, CH3-CH3, CH3-CH=CH2, CH≡C-CH2-CH3 ? Đáp án: a) CnH2n b) C4H8, CH3-CH=CH2. 0,5 0,25x2 Câu 2. Gọi tên thay thế của các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau: (1 điểm) a) CH3-CH2-CH=CH-CH(CH3)-CH3. b) CH3-C≡C-CH(CH3)-CH3. Đáp án: a) 2-metylhex-3-en b) 4-metylpent-2-in 0,5x2 Câu 3. Viết công thức cấu tạo của các chất sau: (1 điểm) a) isobutan. b) 2,3-đimetylpent-1-en. Đáp án: a) CH3-CH(CH3)-CH3 b) CH2=C(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3 0,5x2 Câu 4. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các đồng phân ankin ứng với CTPT: C4H6 (1 điểm) Đáp án: CH≡C-CH2-CH3 : but-1-in CH3-C≡C-CH3 : but-2-in 0,25x2 0,25x2 Câu 5. Hoàn thành phương trình phản ứng giữa các chất sau: (1 điểm) a) Etilen tác dụng với dung dịch Br2. b) But-1-in tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Đáp án: a) C2H4 + Br2 C2H4Br2 b) CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 AgC≡C-CH2-CH3 + NH4NO3 0,5 0,5 Câu 6. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm) CaC2 C2H2 C2H4 C2H6 C2H5Cl Đáp án: CaC2 + H2O Ca(OH)2 + C2H2 C2H2 + H2 C2H4 C2H4 + H2 C2H6 C2H6 + Cl2 C2H5Cl + HCl 0,25x4 Câu 7. Chọn thuốc thử nhận biết các chất sau: (1 điểm) a) Etan và etilen. b) Propin và propen. Đáp án: a) Dung dịch Br2 b) Dung dịch AgNO3 trong NH3 0,5 0,5 Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn một ankan X bằng khí O2 (dư), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. Xác định công thức phân tử của X ? (1 điểm) Đáp án: nCO2 = 0,3 mol, nH2O = 0,45 mol. nCnH2n+2 = 0,45 – 0,3 = 0,15 mol Số nguyên tử C trong X: n = 0,3/0,15 = 2 Vậy X là C2H6 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 9. Dẫn từ từ 5,6 lít khí propin qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt. Tính giá trị của m ? (1 điểm) Đáp án: nC3H4 = 0,25 mol CH≡C-CH3 + AgNO3 + NH3 AgC≡C-CH3 + NH4NO3 0,25 mol 0,25 mol mC3H3Ag = 0,25.147 = 36,75 (gam) 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít hỗn hợp gồm ankan X và ankin Y có cùng số mol bằng khí O2 (dư), thu được 31,36 lít khí CO2 (đktc). Xác định công thức phân tử của X và Y. Biết số nguyên tử cacbon trong Y nhiều hơn trong X là 1. (1 điểm) Đáp án: nX = nY = 0,4 / 2 = 0,2 (mol) CnH2n+2 + (3n+1)/2 O2 nCO2 + (n+1)H2O 0,2 0,2.n (mol) CmH2m-2 + (3m-1)/2 O2 mCO2 + (m-1)H2O 0,2 0,2.m (mol) nCO2 = 1,4 mol 0,2n + 0,2m = 1,4 Biện luận: n = 3 và m = 4 C3H8 và C4H6 0,25 0,25 0,25 0,25 ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I. NĂM HỌC: 2015 – 2016 MÔN: HÓA HỌC 11. THỜI GIAN: 45 PHÚT. ĐỀ 2. CÂU HỎI – ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu 1. a) Viết công thức chung của ankin? (1 điểm) b) Chất nào là ankin trong các chất sau: C3H8, C4H8, C5H8, CH3-CH3, CH3-CH=CH2, CH≡C-CH2-CH3 ? Đáp án: a) CnH2n-2 b) C5H8, CH≡C-CH2-CH3 0,5 0,25x2 Câu 2. Gọi tên thay thế của các hiđrocacbon có công thức cấu tạo sau: (1 điểm) a) CH3-CH(CH3)-CH=CH-CH3. b) CH≡C-CH(CH3)-CH2-CH2-CH3. Đáp án: a) 4-metylpent-2-en b) 3-metylhex-1-in 0,5x2 Câu 3. Viết công thức cấu tạo của các chất sau: (1 điểm) a) isopentan. b) 3,4-đimetylpent-1-in. Đáp án: a) CH3-CH(CH3)-CH2-CH3. b) CH≡C-CH(CH3)-CH(CH3)-CH3 1 Câu 4. Viết công thức cấu tạo và gọi tên của các đồng phân ankan ứng với CTPT: C4H10 (1 điểm) Đáp án: CH3-CH2-CH2-CH3 : butan CH3-CH(CH3)-CH3 : 2-metylpropan 0,25x4 Câu 5. Hoàn thành phương trình phản ứng giữa các chất sau: (1 điểm) a) Axetilen tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0). b) But-1-in tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3. Đáp án: a) C2H2 + 2H2 C2H6 b) CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 AgC≡C-CH2-CH3 + NH4NO3 0,5 0,5 Câu 6. Viết phương trình hóa học hoàn thành chuỗi phản ứng sau: (1 điểm) Al4C3 CH4 C2H2 C2H4 Polietilen. Đáp án: Al4C3 + H2O Al(OH)3 + CH4 2CH4 C2H2 + 3H2 C2H2 + H2 C2H4 nCH2=CH2 PE 0,25x4 Câu 7. Chọn thuốc thử nhận biết các chất sau: (1 điểm) a) But-1-in và but-2-in. b) Metan và etilen. Đáp án: a) Dung dịch AgNO3 trong NH3 b) Dung dịch Br2 0,5 0,5 Câu 8. Đốt cháy hoàn toàn một ankin X bằng khí O2 (dư), thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Xác định công thức phân tử của X ? (1 điểm) Đáp án: nCO2 = 0,3 mol, nH2O = 0,15 mol. nCnH2n+2 = 0,3 – 0,15 = 0,15 mol Số nguyên tử C trong X: n = 0,3/0,15 = 2 Vậy X là C2H2 0,25x4 Câu 9. Dẫn từ từ 5,6 lít khí axetilen qua dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt. Tính giá trị của m ? (1 điểm) Đáp án: nC2H2 = 0,25 mol CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 AgC≡CAg + 2NH4NO3 0,25 mol 0,25 mol mAg2C2 = 0,25.240 = 60 (gam) 0,25x4 Câu 10. Hỗn hợp X gồm anken A và ankin B có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Khi dẫn 12,2 gam hỗn hợp X qua dung dịch Br2 (dư) thì mỗi chất đều tác dụng vừa đủ với 80 gam Br2 trong dung dịch. Xác định công thức phân tử của A và B ? (1 điểm) Đáp án: Gọi CTPT của A là CnH2n, B là CnH2n-2 (n 2) CnH2n + Br2 CnH2nBr2 (0,5-2x) (0,5-2x) (mol) CnH2n-2 + 2Br2 CnH2n-2Br4 x 2x (mol) nBr2 = 0,5 (mol) nCnH2n-2 = x (mol) nCnH2n = (0,5 – 2x) (mol) Suy ra: 14n.(0,5-2x) + (14n-2).x = 12,2 7n – 2x – 14nx = 12,2 Biện luận: n = 3 và x = 0,2 (0 < x < 0,5) Vậy A là C3H6 và B là C3H4 0,25 0,25 0,25 0,25
Tài liệu đính kèm: