ĐỀ 2 I. TRẮC NGHIỆM ( 5,0 ĐIỂM) : Chọn phương án trả lời đúng nhất Câu 1: Thành phần không khí gồm: A. 21% N2; 78% O2; 1% khí khác B. 78% N2; 21% O2; 1% khí khác C. 1% O2; 21%N2; 1% khí khác D. 100% O2 Câu 2: Tính chất nào sau đây oxi không có A. Oxi là chất khí B. Trong các hợp chất, oxi có hóa trị 2 C. Tan nhiều trong nước D. Nặng hơn không khí Câu 3. Đem khử hoàn toàn m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao cần vừa đủ 10,08 lít khí H2 ở đktc. Giá trị của m là A. 24. B. 12. C. 42. D. 48. Câu 4. Có một ống nghiệm đựng đầy khí X. Để kiểm tra X là khí gì, một học sinh đã đưa que đóm còn tàn đỏ vào và thấy que đóm bùng cháy trở lại. Theo em, X là khí nào sau đây? A. CO2 B. H2 C. O2 D. SO2 Câu 5. Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp theo là A. cây nến cháy một lúc rồi tắt dần. B. cây nến cháy bình thường. C. cây nến cháy sáng chói. D. cây nến bị tắt ngay. Câu 6. Tục ngữ có câu “Nước chảy đá mòn”. Câu nói đó nếu xét theo khía cạnh hoá học thì được mô tả theo phương trình hoá học sau: CaCO3 + CO2 + H2O -> Ca(HCO3)2 Phản ứng trên thuộc loại A. phản ứng hoá hợp. B. phản ứng thế. C. phản ứng phân huỷ. D. phản ứng trao đổi. Câu 7: Cho khí H2 tác dụng với Fe2O3 đun nóng thu được 11,2g Fe. Khối lượng Fe2O3 đã tham gia phản ứng là: A. 11g B.12g C.15g D.16g Câu 8. Mỗi giờ một người lớn hít vào trung bình 0,5m3 không khí, có thể giữ lại 1/3 lượng khí oxi có trong không khí đó. Như vậy thực tế mỗi người trong một ngày đêm cần trung bình thể tích khí oxi là bao nhiêu? Biết khí O2 chiếm 21% thể tích không khí. A. 4 m3 B. 12 m3 C. 0,8m3 D. 0,84 m3 Câu 9. Cho các bước sau: 1. Đề xuất giả thuyết 2. Kết luận 3.Tiến hành nghiên cứu 4. Xác định vấn đề nghiên cứu 5.Thu thập, phân tích số liệu Thứ tự đúng của quy trình nghiên cứu khoa học là: A. 3,4,1,5,2. B. 4,1,3,5,2. C. 1,2,3,4,5. D. 3,4,2,1,5. Câu 10. Chọn câu đúng: A. Na tác dụng với H2O tạo ra dung dịch bazơ và giải phóng khí H2. B. Nước là chất lỏng màu trắng, không mùi, không vị. C. Tất cả kim loại tác dụng với nước đều tạo ra bazơ tương ứng và khí hiđro. D. Nước làm đổi màu quỳ tím sang đỏ hoặc xanh. Câu 11. Hoạt động thể lực là gì ? A. là những hoạt động có sử dụng đến hệ cơ . B. là những hoạt động thể dục thể thao. C. là những hoạt động có sự điều khiển của hệ thần kinh. D. là những hoạt động vui chơi giải trí . Câu 12. Hoạt động thể thao thường xuyên có tác dụng A. thay đổi hình dạng và kích thước của cơ B. giảm kích thước cơ C. tăng số lượng cơ D. tăng kích thước cơ Câu 13: Cơ sẽ bị teo trong trường hợp nào sau đây? A. Bị sai tay B. Bị sai chân C. Bị dao làm đứt tay D. Bị gãy chân và bó bột lâu không hoạt động Câu 14. Sơ cứu khi bị bỏng nước sôi là A. làm mát vết bỏng dưới vòi nước lạnh 15 – 25 phút B. làm mát vết bỏng bằng nước mắm C. dùng nước đá để làm mát vết bỏng D. bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng Câu 15. Những việc em nên làm khi tham gia giao thông ? A. Đi hàng đôi hàng ba trên đường nếu đường vắng. B. Khi đi xe đạp phải đội mũ bảo hiểm. C. Dừng lại khi có đèn đỏ,đến ngã ba, ngã tư giảm tốc độ. D. Chỉ đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy đối với với người điều khiển, Câu 16: Để đánh giá một cơ thể khỏe mạnh cần dựa vào? A. tinh thần B. có bệnh tật hay không C. thể chất D. thể chất và tinh thần Câu 17. Buộc garô và đưa ngay đến cơ sở y tế là gần nhất là cách xử lí trong trường hợp nào sau đây ? A. Chảy máu nhiều ở tay hoặc chân .. B. Gãy xương. C. Chảy máu ít D. Chảy máu nhiều ở đầu cổ Câu 18. Hành vi nào sau đây của con người là hành vi sức khỏe không lành mạnh? A. Chạy bộ vào buổi sáng B. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh C. Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần D. Hút thuốc lá, uống rượu bia Câu 19. Nếu cơ không được hoạt động hoặc ít hoạt động thì sẽ bị A. chuột rút. B. giảm kích thước hoặc teo cơ C. viêm cơ, viên gân. D. dãn cơ. Câu 20: Khi gặp người bị gãy xương cẳng tay cần sơ cứu như thế nào? A. Đưa đi bệnh viện B. Chườm nước đá hoặc nước lạnh cho đỡ đau. Băng cố định khớp C. Nắn lại chỗ gãy rồi đưa đi bệnh viện D. Không được nắn bóp bừa bãi. Dùng nẹp băng cố định chỗ gãy Câu 21. Muốn tăng áp suất thì: A. tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực. B. giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực. C. giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ. D. tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ. Câu 22. Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất chất lỏng là? A. B. C. D. Câu 23. Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố: A. trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. C. trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. D. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật. Câu 24. Nếu gọi P là trọng lượng của vật, F là lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật khi vật được nhúng hoàn toàn trong chất lỏng. Điều kiện nào sau đây là đúng cho trường hợp vật chìm xuống đáy chất lỏng? A. P ≥ F B. P F D. P = F Câu 25. Áp suất khí quyển có được do nguyên nhân nào? A. Do trọng lượng của lớp khí quyển bao quanh Trái Đất. B. Do bề dày của lớp khí quyển bao quanh Trái Đất. C. Do khối lượng của chất lỏng trên quanh Trái Đất. D. Do không khí có nhiều loại khí khác nhau. II. TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM) Bài 1. (0,5 điểm) Một người tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.104N/m2. Diện tích của 2 bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m2. Tính trọng lượng của người đó. Bài 2. (0,5điểm) Một vật có thể tích là 320cm3 được nhúng ngập hoàn toàn trong nước. Tính lực đẩy Acsimet tác dụng lên vật. Biết trọng lượng riêng của nước là d = 10000N/m3. Bài 3. ( 2,0 điểm ) Hòa tan hoàn toàn 9,6 gam Mg trong một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được dung dịch X và V lít khí H2 ( ở đktc ). a. Tính V và khối lượng HCl tham gia phản ứng. b. Cô cạn dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan? Bài 4. (1,0 điểm) Để phòng chống tật cong vẹo cột sống em cần phải làm gì ? Bài 5. ( 1,0 điểm ) Cách sơ cứu cầm máu khi bị đứt tay sâu . ( Cho H = 1, P = 31, O = 16, Al = 27, Fe = 56, Mg = 24 , Cl = 35,5 ) ------ HẾT ------ ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (5,0 ĐIỂM): Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Đáp án A C A C A A D D B A A A D Câu 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 Đáp án A C D A D B D B C B C A II. TỰ LUẬN (5,0 ĐIỂM) Câu Đáp án Điểm 1 Trọng lượng của người đó là P = F = p.s = 1,7.104 . 0,03 = 510(N) 0,5 đ 2 Đổi 320cm3= 320.10-6m3 Acsimet tác dụng lên vật là: FA = V.d= 320.10-6. 10000 = 3,2 N 0,25đ 0,25đ 3 a. Tính được V và khối lượng HCl tham gia phản ứng - Số mol : nMg = 9,6 : 24 = 0,4 ( mol ) - PTHH : Mg + 2 HCl MgCl2 + H2 0,4 0,8 0,4 0,4 ( mol ) - Thể tích H2 thu được và khối lượng HCl cần dùng là: V = VH2 = 0,4 x 22,4 = 8,96 ( l ) mHCl = 0,8 x 36,5 = 29,2 ( g ) b. Tính được khối lượng muối khan khi cô cạn X - Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn X là : mMgCl2 = 0,4 x 95 = 38 ( g ) 0,25đ 0,5đ 0,25đ 0,5đ 0,5đ 4 Biện pháp phòng chống tật cong vẹo cột sống: - Đảm bảo đúng tư thế ngồi học; đảm bảo ánh sáng khi làm việc, học tập; thực hiện việc nghỉ giải lao giữa các tiết học ; - không mang vác quá nặng ; đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí ; - khám định kì nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có cách xử trí và phòng bệnh kịp thời 1đ 5 Khi ngón tay bị đứt cần tiến hành sơ cứu cầm máu ngay - Đối với người bị đứt tay với vết thương lớn, sâu và chảy nhiều máu do vô tình cắt trúng động mạch, máu đang phun thành tia từ vết thương thì phải nhanh chóng lấy ngón tay bịt vết thương và gọi cấp cứu. - Trường hợp vết cắt trúng tĩnh mạch, máu chảy từ từ thì có thể ngăn chặn nguy cơ chảy máu nhiều hoặc nhiễm trùng bằng các cách sau: + Dùng ngón cái đè trực tiếp lên miệng vết thương thông qua một miếng vải sạch cho đến khi máu ngừng chảy. Nếu không có sẵn vải sạch bạn mang có thể sử dụng trực tiếp ngón tay đè lên cho đến lúc có băng y tế, gạc thay thế. Lưu ý rửa tay sạch trước khi ấn lên vết thương để cầm máu. + Nâng tay bị thương cao hơn tim để khiến máu chảy chậm lại. Nên chú ý lau rửa các vùng xung quanh miệng vết thương trước khi ấn vào để hạn chế nhiễm trùng và trong lúc đè giữ vải, gạc không nên thường xuyên mở vết thương vì có thể khiến cho vết thương chảy máu trở lại. 1đ
Tài liệu đính kèm: