UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT KIỂM TRA CUỐI KỲ I - NĂM HỌC 2022- 2023 Trường THCS Trưng Vương Môn: HÓA HỌC 9 Lớp : Thời gian: Phần trắc nghiệm 20 phút Họ và tên : ... (Không kể thời gian phát đề) Điểm Lời phê Giám thị 1 Giám thị 2 Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ 1: PHẦN TRẮC NGHIỆM (4đ): Chọn câu trả lời đúng: A, B, C hoặc D điền vào ô dưới đây: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời Câu 1: Kim loại nào sau đây có tính nhiễm từ? A. Bạc. B. Sắt. C. Đồng. D. Nhôm. Câu 2: Ở điều kiện thích hợp, nhôm tác dụng được với nhóm chất nào sau đây? A. HCl, P2O5, S. B. O2, Cu, Zn. C. Cl2, H2SO4, CO2. D. NaOH, HCl, Cl2. Câu 3: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là A. C, S, O, Na. B. Cl, C, P, S. C. P, S, Si, Ca. D. K, N, P, Si. Câu 4: Ở điều kiện thường, phi kim nào sau đây ở trạng thái lỏng? A. Oxi. B. Clo. C. Brom. D. Cacbon. Câu 5: Dãy phi kim nào sau đây tác dụng với khí oxi ở nhiệt độ cao tạo thành oxit axit? A. S, N2, P. B. S, P, Cl2. C. Si, Cl2, H2. D. N2, Cl2, Br2. Câu 6: Cặp chất nào sau đây tác dụng với nhau tạo thành muối và nước? A. CaO; P2O5. B. Fe; CuSO4. C. H2SO4; K2O. D. Mg; HCl. Câu 7: Dãy gồm các bazơ bị phân hủy bởi nhiệt là A. Cu(OH)2; Mg(OH)2; Zn(OH)2. B. NaOH; Mg(OH)2; KOH. C. NaOH; Ca(OH)2; KOH. D. Fe(OH)3; KOH; Ba(OH)2. Câu 8: Cặp kim loại phản ứng với dung dịch ZnCl2 tạo ra muối mới và kim loại mới là A. kali, natri. B. đồng, bạc. C. nhôm, magie. D. kali, kẽm. Câu 9: Dung dịch có tính tẩy màu gồm muối natri clorua và natri hipoclorit được gọi là A. nước gia-ven. B. nước muối. C. nước axeton. D. nước clo. Câu 10: Sắt không phản ứng được với hóa chất nào sau đây? A. HNO3 đặc, nguội. B. Dung dịch H2SO4 . C. Dung dịch CuCl2. D. Dung dịch HCl. Câu 11: Có một mẫu dung dịch MgSO4 bị lẫn tạp chất là FeSO4, có thể làm sạch mẫu dung dịch MgSO4 bằng kim loại A. Zn. B. Cu. C. Fe. D. Mg. Câu 12: Dãy gồm các kim loại không đẩy được H ra khỏi dung dịch axit HCl là A. đồng, bạc, vàng. B. sắt, chì, kẽm. C. kẽm, nhôm, magie. D. nhôm, kẽm, sắt. Câu 13: Dãy các kim loại được xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần là A. Zn, Pb, Fe, Ag, Cu. B. Pb, Fe, Zn, Al, K. C. Ag, Cu, Pb, Mg, Fe. D. Mg, Al, Fe, Pb, Cu. Câu 14: Để phân biệt 3 dung dịch: HCl, NaCl và Na2CO3, ta dùng : A. dung dịch AgNO3. B. quỳ tím và dung dịch KCl. C. dung dịch BaCl2. D. kẽm và dung dịch H2SO4. Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: MgSO4 A B(rắn) X . Hỏi X là chất nào sau đây? A. MgO. B. Mg(OH)2. C. MgCl2. D. Mg. Câu 16: Cặp chất không cùng tồn tại dung dịch là A. Ba(OH)2 và KNO3. B. HCl và KOH. C. NaCl và CuSO4. D. NaOH và KCl. ------------------------Hết trắc nghiệm------------------------------- UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT KIỂM TRA CUỐI KỲ I- (2022- 2023) Trường THCS Trưng Vương Môn: HÓA HỌC 9 Lớp: ... Thời gian: Phần tự luận 25 phút Họ và tên : .. (Không kể thời gian phát đề) Điểm tự luận Tổng điểm Giám thị 1 Giám thị 2 Giám khảo 1 Giám khảo 2 ĐỀ 1: PHẦN TỰ LUẬN (6đ): Câu 1 (1đ). Có 3 khí là: oxi, clo, hiđro clorua đựng trong 3 lọ riêng biệt. Hãy nêu phương pháp hóa học nhận biết từng khí đựng trong mỗi lọ. Câu 2 (2đ). Chọn các chất thích hợp: FeCl3; Fe2O3 ; Fe(OH)3 thay vào chuỗi chuyển hóa: Fe . . Viết PTHH thực hiện chuỗi chuyển hóa trên. Câu 3 (3đ). Cho 1,44 gam hỗn hợp gồm magie và đồng vào lọ đựng dung dịch axit clohiđric 7,3% (lấy dư), sau phản ứng có 0,02 mol khí hiđro sinh ra (ở đktc). a. Tính khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. b. Tính khối lượng dung dịch axit clohiđric 7,3% đủ dùng cho phản ứng trên. c. Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại có trong hỗn hợp ban đầu. (Biết: Mg = 24; H = 1; Cl = 35,5; Cu =64) BÀI LÀM UBND THÀNH PHỐ PHAN THIẾT Trường THCS Trưng Vương ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I- NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: HÓA HỌC 9- ĐỀ 1 PHẦN TRẮC NGHIỆM (4điểm): Chọn mỗi đáp án đúng đạt 0,25điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời B D B C A C A C A A D A D D C B PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm): Câu 1 (1đ) Nội dung Điểm Dẫn từng khí vào lọ đựng giấy quỳ tím ẩm 0,25đ -giấy quỳ tím ẩm hóa đỏ: nhận ra khí hiđro clorua. 0,25đ -giấy quỳ tím ẩm hóa đỏ rồi mất màu: nhận ra khí clo. 0,25đ -giấy quỳ tím ẩm không thay đổi: nhận ra khí oxi. 0,25đ Câu 2 (2đ) Nội dung Điểm Hoàn thành chuỗi phản ứng hợp lý 0,5đ Viết đúng mỗi PTHH 0,5đ Lưu ý: -Nếu xếp chuỗi có 1 chỗ không hợp lý thì cả chuỗi không có điểm nhưng nếu viết đúng PTHH nào thì tính điểm cho PTHH đó. -Trong các PTHH, nếu: +Viết sai CTHH, cả PTHH không có điểm. +Thiếu cân bằng hoặc cân bằng sai hoặc thiếu đkpư thì trừ ½ số điểm của p.ư. Câu 3 (3đ) Nội dung Điểm PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 0,5đ 0,02mol 0,04mol 0,02mol 0,5đ a. Khối lượng Mg: 0,25đ Khối lượng Cu: 0,25đ b. Khối lượng HCl: 0,25đ Khối lượng dd HCl: 0,25đ c. 0,5đ 0,5đ Nếu tổng phần trăm khối lượng của 2 kim loại không đúng 100% thì trừ tối đa 0,25đ GV thẩm định đề: GV ra đề: HUỲNH THỊ MỸ HÀ TRƯƠNG KIM DIỄM THÚY
Tài liệu đính kèm: