Đề kiểm tra chất lượng học kì II (2015 – 2016) môn vật lí 7 thời gian 60 phút

doc 9 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 1004Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng học kì II (2015 – 2016) môn vật lí 7 thời gian 60 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng học kì II (2015 – 2016) môn vật lí 7 thời gian 60 phút
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HKII (2015 – 2016)
Môn Vật lí 7
Thời gian 60 phút
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Phản xạ âm – Tiếng vang.
Chống ô nhiễm tiếng ồn.
2 tiết
Nhận biết được những vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt và những vật mềm, xốp, có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.
Nêu được tiếng vang là một biểu hiện của âm phản xạ.
Kể được một số ứng dụng liên quan tới sự phản xạ âm.
Nêu được một số ví dụ về ô nhiễm do tiếng ồn.
Giải thích được trường hợp nghe thấy tiếng vang là do tai nghe được âm phản xạ tách biệt hẳn với âm phát ra trực tiếp từ nguồn.
Kể tên được một số vật liệu cách âm thường dùng để chống ô nhiễm do tiếng ồn.
Đề ra được một số biện pháp chống ô nhiễm do tiếng ồn trong những trường hợp cụ thể.
Số câu hỏi
1
1
1
3(18,75%)
Số điểm
0,25
0,25
1,0
1,5 
Sự nhiễm điện do cọ xát. 
Hai loại điện tích.
 2 tiết
Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
Mô tả được một vài hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó là hai loại điện tích gì.
Nêu được sơ lược về cấu tạo ngtử: hạt nhân mang điện tích dương, các êlectron mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, ngtử trung hòa về điện.
Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát.
Số câu hỏi
1
1
2
(12,5%)
Số điểm
0,25
0,25
0,5 
Dòng điện – Nguồn điện.
Chất dẫn điện và chất cách điện – Dòng điện trong kim loại.
Sơ đồ mạch điện – Chiều dòng điện.
Các tác dụng của dòng điện.
Cường độ dòng điện.
 Hiệu điện thế - Hiiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện.
8 tiết
Mô tả được TN dùng pin hay acquy tạo ra điện và nhận biết dđiện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...
Nêu được dđiện là dòng các hạt điện tích dịch chuyển có hướng.
Nêu được tác dụng chung của nguồn điện là tạo ra dđiện và kể tên các nguồn điện thông dụng là pin, acquy. 
Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.
Nhận biết được vật liệu dẫn điện là vật liệu cho dđiện đi qua và vật liệu cách điện là vật liệu không cho dđiện đi qua.
Nêu được dđiện trong kim loại là dòng các êlectron tự do dịch chuyển có hướng.
Nêu được quy ước về chiều dòng điện.
Nêu được dđiện có tdụng nhiệt và biểu hiện của tdụng này.
Nêu được tdụng quang của dđiện và biểu hiện của tdụng này.
Nêu được tdụng từ của dđiện và biểu hiện của tdụng này.
Nêu được tdụng hóa học của dđiện và biểu hiện của tdụng này.
Nêu được biểu hiện tdụng sinh lí của dđiện.
Nêu được tác dụng của dòng điện càng mạnh thì số chỉ của ampe kế càng lớn, nghĩa là cường độ của nó càng lớn.
Nêu được đơn vị đo cường độ dòng điện là gì.
Nêu được giữa hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế.
Nêu được: khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy (còn mới) có giá trị bằng số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện này.
Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
Nêu được khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn thì có dòng điện chạy qua bóng đèn.
Nêu được rằng một dụng cụ điện sẽ hoạt động bình thường khi sử dụng nó đúng với hiệu điện thế định mức được ghi trên dụng cụ đó.
Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu cách điện thường dùng.
Nêu được vd cụ thể về tdụng nhiệt của dđiện.
Nêu được vd về tdụng quang của dđiện.
Nêu được vd cụ thể về tdụng từ của dđiện.
Nêu được ví dụ cụ thể về tdụng hóa học của dđiện.
Nêu được vd cụ thể về tdụng sinh lí của dòng điện.
Chỉ được chiều dòng điện chạy trong mạch điện. Biểu diễn được bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện.
Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện.
Sử dụng được vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai cực của pin hay acquy trong một mạch điện hở.
Sử dụng được ampe kế để đo cường độ dòng điện và vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn trong mạch điện kín.
Mắc được một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn, công tắc và dây nối.
Vẽ được sơ đồ của mạch điện đơn giản đã được mắc sẵn bằng các kí hiệu đã được quy ước. Mắc được mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho.
Số câu hỏi
5
1
3
1,5
0,5
11
(68,75)
Số điểm
1,25
2
0,75
3
1
8 
TS
câu hỏi
8
4
3,5
0,5
16(60’)
TS điểm
3,75
1,25
4,0
1
10,0
ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ 1:
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt?
Miếng xốp.	B. Mặt gương.	C. Tấm gỗ. 	D. Đệm cao su.
Câu 2: Trong các trường hợp nào sau đây, những trường hợp nào ta có thể nghe rõ tiếng vang?
Nói to trong phòng học.	C. Nói to trong những hang động lớn.
Nói to khi đứng trên chiếc tàu ngoài khơi.	D. Nói to trong phòng ngủ đóng kín cửa.
Câu 3: Có thể làm thước nhựa nhiễm điện bằng cách nào dưới đây?
Áp sát thước nhựa vào một cực của pin.
Áp sát thước nhựa vào một đầu của thanh nam châm.
Hơ nóng nhẹ thước nhựa trên ngọn lửa.
Cọ xát thước nhựa bằng mảnh vải khô.
Câu 4: Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào sau đây?
Hai thanh nhựa này đẩy nhau.
Hai thanh nhựa này hút nhau.
Hai thanh nhựa này không hút và không đẩy nhau.
Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau.
Câu 5: Êlectrôn tự do không có trong vật nào dưới đây?
Mảnh nilông.	B. Mảnh nhôm.	C. Đoạn dây đồng.	D. Đoạn dây sắt.
Câu 6: Dụng cụ nào dưới đây không phải là dòng điện?
Pin.	B. Bóng đèn điện đang sáng.	C. Đinamô lắp ở xe đạp.	D. Acquy.
Câu 7: Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện?
Chì, vônfram, kẽm.	C. Đồng, nhôm, sắt.
Thiếc, vàng, chì.	D. Đồng, bạc, thép.
Câu 8: Trong nguyên tử có:
Hạt êlectrôn và hạt nhân.
Hạt nhân mang điện âm, êlectrôn mang điện dương.
Hạt nhân mang điện dương, êlectrôn không mang điện.
Hạt nhân mang điện dương, êlectrôn mang điện âm.
Câu 9: Sơ đồ của mạch điện là gì?
Là ảnh chụp mạch điện thật.
Là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó.
Là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện.
Là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ.
Câu 10: Dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện chạy qua nó có thể làm vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao và phát sáng?
Bóng đèn bút thử điện.	C. Đèn LED.
Ấm điện đang đun nước.	D. Bóng đèn dây tóc.
Câu 11: Khi cho dòng điện chạy qua cuộn dây dẫn quấn quanh lõi sắt non thì cuộn dây này có thể hút
các vụn nhôm.	C. các vụn đồng.
các vụn sắt.	D. các vụn giấy.
Câu 12: Một bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 220V. Đặt vào hai đầu bóng đèn các hiệu điện thế sau đây, hỏi trường hợp nào dây tóc của bóng đèn sẽ đứt?
300V.	B. 220V.	C. 200V.	D.110V.
II.TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Dòng điện là gì? Nêu quy ước chiều dòng điện chạy trong mạch điện?
Câu 2: (1 điểm) Em hãy nêu cách làm giảm tiếng ồn trong nhà có mái lợp bằng tôn mỗi khi trời mưa to.
Câu 3: (2 điểm) Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
2,2 kV =  V	c) 250 mA = .. A
1500 mV =  V	d) 0,125 A =  mA
Câu 4: ( 2 điểm) Trên hình là sơ đồ mạch điện dùng vôn kế để đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn điện. 
Hãy cho biết sơ đồ này sai chỗ nào? Giải thích. 
 Vẽ lại sơ đồ mạch điện đúng.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
C
D
A
A
B
C
D
C
D
B
A
II.TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu đúng: + dòng điện là gì	1 điểm	
	 + quy ước chiều dòng điện	1 điểm
Câu 2: Nêu được cách làm giảm tiếng ồn	1 điểm
Câu 3: Đổi đúng mỗi trường hợp 	0,5 điểm
Câu 4: a) Nêu được chỗ sai	0,5 điểm
	Giải thích đúng	0,5 điểm
	b)Vẽ lại đúng sơ đồ mạch điện	1,0 điểm
	Hình vẽ thiếu chốt (+), (-) của vôn kế 	-0,25 điểm
ĐỀ 2:
I.TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Vật nào dưới đây phản xạ âm kém?
Mặt gương. 	B. Tấm xốp.	C. Mặt đá hoa.	D. Tấm kim loại nhẵn.
Câu 2: Để tránh được hiện tượng có tiếng vang trong phòng, thì phòng phải có kích thước nào sau đây?
Nhỏ hơn 11,5m.	C. Nhỏ hơn 11,35m.
Lớn hơn 11,5m.	D. Lớn hơn 11,35m.
Câu 3: Nếu một vật nhiễm điện dương thì vật có khả năng nào dưới đây?
Hút cực Nam của kim nam châm.
Hút thanh thủy tinh đã được cọ xát vào lụa.
Hút cực Bắc của kim nam châm.
Hút thanh nhựa sẫm màu đã được cọ xát vào vải khô.
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có liên quan đến sự nhiễm điện của các vật?
Chiếc thước nhựa hút các vụn giấy nhỏ.
Thanh nam châm hút một cái đinh sắt nhỏ.
Trái Đất và Mặt Trăng hút lẫn nhau.
Giấy thấm hút mực.
Câu 5: Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây?
Mảnh nhôm.	B. Mảnh nilông.	C. Mảnh nhựa. 	D. Mảnh sứ.
Câu 6: Dụng cụ nào dưới đây là nguồn điện?
Máy tính bỏ túi.	C. Bóng đèn điện đang sáng.
Đinamô lắp ở xe đạp.	D. Vỏ bình acquy.
Câu 7: Trong nguyên tử, hạt có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác là:
Hạt nhân.	B. Hạt nhân và êlectrôn.	C. Êlectrôn.	D. không có loại hạt nào.
Câu 8: Vật nào dưới đây là vật cách điện?
Một đoạn ruột bút chì.	C. Một đoạn dây đồng.
Một đoạn dây nhôm.	D. Một đoạn dây nhựa. 
Câu 9: Chiều dòng điện là chiều:
chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích.
dịch chuyển của các êlectrôn.
từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện.
từ cực âm qua vật dẫn tới cực dương của nguồn điện.
Câu 10: Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?
Bóng đèn dây tóc.	C. Cầu chì.
Bàn là.	D. Bóng đèn của bút thử điện.
Câu 11: Chuông điện hoạt động là do
Tác dụng nhiệt của dòng điện.	C. Tác dụng từ của thỏi nam châm gắn trong chuông điện.
Tác dụng từ của dòng điện.	D. Tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
Câu 12: Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5A. Cho các dòng điện có các cường độ sau đây chạy qua bếp, hỏi trường hợp nào dây may xo của bếp sẽ đứt?
5,5A.	B.4,5A.	C.4,3A.	D.3,3A.
II.TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) - Thế nào là chất dẫn điện? Cho hai ví dụ minh họa.
Thế nào là chất cách điện? Cho hai ví dụ minh họa.
Câu 2: (1 điểm) Em hãy nêu cách làm giảm tiếng ồn do phương tiện giao thông gây nên ở trường học, bệnh viện?
Câu 3: (2 điểm) Đổi đơn vị cho các giá trị sau đây:
2,2 kV =  V	c) 250 mA = .. A
1500 mV =  V	d) 0,125 A =  mA
Câu 4: (2 điểm) Trên một bóng đèn có ghi 6V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 4V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi đặt hiệu điện thế U2 = 5V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2.
Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích vì sao có thể so sánh kết quả như vậy.
Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu thì đèn sáng bình thường? Vì sao?
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I.TRẮC NGHIỆM: Mỗi đáp án đúng 0.25 điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
B
C
D
A
A
B
C
D
C
D
B
A
II.TỰ LUẬN:
Câu 1: Nêu đúng chất dẫn điện (chất cách điện)	0,5 điểm
	Cho đúng mỗi ví dụ 	0,25 điểm
Câu 2: Nêu đúng cách chống tiếng ồn	1 điểm
Câu 3: Đổi đúng mỗi trường hợp 	0,5 điểm
Câu 4: a) I2 > I1	0,5 điểm
	Giải thích đúng	0,5 điểm
	b)6V	0,5 điểm
	Giải thích đúng	0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docVAT LY 7.doc