Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Thành phố Ninh Bình (Có đáp án)

docx 3 trang Người đăng Trịnh Bảo Kiên Ngày đăng 05/07/2023 Lượt xem 704Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Thành phố Ninh Bình (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra chất lượng giữa học kì I môn Hóa học Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Phòng GD và ĐT Thành phố Ninh Bình (Có đáp án)
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ NINH BÌNH
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 9
Năm học: 2022 – 2023
(Thời gian làm bài: 45 phút, thí sinh làm bài vào tờ giấy thi)
I. TRẮC NGHIỆM
Hãy khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
H2SO4
NaOH
H2O
NaCl
Câu 2: Để khử chua đất trồng, người ta thường dùng vôi sống (Canxi oxit). Công thức của vôi sống là:
HCl
CO
CaO
Ca(OH)2
Câu 3: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
Na2CO3 và HCl
AgNO3 và NaCl
Ba(OH)2 và H2SO4
NaCl và KOH
Câu 4: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl (ở điều kiện không có oxi)?
Mg
Al
Cu
Fe
Câu 5: Cho 500ml dung dịch NaOH 1M tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch H2SO4 2M, thu được dung dịch chỉ có muối trung hòa. Giá trị của V là:
125
250
400
500
Câu 6: Bazơ nào sau đây bị nhiệt phân hủy?
KOH
NaOH
Cu(OH)2
Ba(OH)2
Câu 7: Cho thí nghiệm về tính tan của khí HCl như hình vẽ. Trong bình ban đầu chứ khí HCl, trong nước có nhỏ thêm vài giọt quỳ tím. Hiện tượng nào sau đây xảy ra trong bình khi cắm ống thủy tinh vào chậu nước?
Nước phun vào bình và chuyển sang màu đỏ.
Nước phun vào bình và vẫn có màu tím.
Nước phun vào bình và chuyển thành không màu.
Nước phun vào bình và chuyển thành màu xanh.
Câu 8: Chất rắn màu trắng tan nhiều trong nước, bị phân hủy ở nhiệt độ cao, dùng làm phân bón cho cây trồng là:
NaCl
KNO3
CaCO3
MgSO4
Câu 9: Natri hiđrocacbonat NaHCO3 là thành phần chính của thuốc đau dạ dày vì chất này có khả năng làm giảm lượng axit HCl trong dạ dày. Tính chất đó được thể hiện bằng phương trình hóa học nào sau đây?
KHCO3 + HCl → KCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
K2CO3 + 2HCl → 2KCl + CO2 + H2O
Câu 10: Dẫn 1,5 mol khí CO2 từ từ đến hết vào dung dịch chứa 1,8 mol khí NaOH thu được dung dịch X có chứa chất tan là:
NaHCO3
NaOH và Na2CO3
Na2CO3
Na2CO3 và NaHCO3
II. TỰ LUẬN:
Câu 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện xảy ra phản ứng nếu có):
HCl + . → CuCl2 + .
Na2SO3 +  → Na2SO4 +  + 
Fe(OH)3 →  + 
NaCl + H2O →  +  + 
Câu 2: Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ chứa một trong các dung dịch sau: Na2SO4, NaOH, H2SO4, NaCl. Hãy trình bày phương pháp hóa học để nhận biết 4 dung dịch trên.
Câu 3: Cho 4,4 gam hỗn hợp Mg và MgO tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau phản ứng thu được 2,24 lít khí H2 (đktc).
Viết phương trình hóa học.
Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất có trong hỗn hợp ban đầu.
Cho dung dịch sau phản ứng tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Tính m.
(Cho: Mg = 24; O = 16; H = 1; C = 12; Cl = 35,5; Na = 23; Fe = 56; S = 32)
------------ Hết ------------
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÀNH PHỐ NINH BÌNH
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I
MÔN: HÓA HỌC 9
Năm học: 2022 – 2023
I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm):
Mỗi câu đúng được 0,4 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
B
C
D
C
A
C
A
B
B
D
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm):
Câu
Đáp án
Điểm
1
a. 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O
0.375
b. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + SO2
0.375
c. 2Fe(OH)3 to Fe2O3 + 3H2O
0.375
d. 2NaCl + 2H2O điện phân có màng ngăn 2NaOH + H2 + Cl2
0.375
2
Lấy mỗi chất một ít làm mẫu thử
0.25
Nhúng quỳ tím vào lần lượt các mẫu thử:
0.25
- Mẫu thử làm quỳ tím chuyển màu đỏ: H2SO4
- Mẫu thử làm quỳ tím chuyển màu xanh: NaOH
- Mẫu thử không làm quỳ tím chuyển màu: Na2SO4, NaCl (1)
0.25
Nhỏ dung dịch BaCl2 vào lần lượt các mẫu thử ở nhóm (1)
0.25
- Mẫu thử có phản ứng và tạo kết tủa trắng: Na2SO4
 Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4
 Na2SO4 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaSO4 
 Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4 
- Mẫu thử không xảy ra phản ứng: NaCl
0.5
3a
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
0,5
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
0,5
3b
nH2 = 0,1 mol 
nMg = 0,1 mol
0,25
mMg = 2,4g
%mMg ≈ 54,55%
0,25
%mMgO ≈ 45,45%
0,25
3c
mMgO = 2g
nMgO = 0,05mol
0.25
nMgCl2 = 0,15mol
0.25
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
=> nMg(OH)2 = 0,15mol
0.25
Mg(OH)2 to MgO + H2O
0.25
nMgO = 0,15mol
m = mMgO = 6g
0.25
Chú ý:
- Thí sinh có cách làm khác mà vẫn đúng bản chất Hóa học thì cho điểm tối đa.
- Phương trình hóa học không cân bằng hoặc không ghi điều kiện phản ứng trừ ½ số điểm hoặc ít hơn theo thống nhất của ban chấm thi.
---------Hết---------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_chat_luong_giua_hoc_ki_i_mon_hoa_hoc_lop_9_nam_h.docx