Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II môn: Lịch sử 12 (thời gian làm bài 45 phút)

doc 4 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II môn: Lịch sử 12 (thời gian làm bài 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì II môn: Lịch sử 12 (thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ II LỚP 12
MÔN LỊCH SỬ
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao
Cộng
1. Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền SG ở miền Nam (1954-1965)
- Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến, kết quà và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.
Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 100%
Số câu:1;1
5;3 điểm
 50%; 30%
2. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965-1973)
Trình bày được nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Hiểu được âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam.
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 5
Tỉ lệ: 100%
Số câu: 1
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 100%
Số câu:1;1
5;3 điểm
 50%; 30%
3. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Phân tích được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước(1954-1975).
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
 Số câu: 1;1
Số điểm:2;2
Tỉ lệ 100%;100%
Số câu:1;1
2;2 điểm
20%;20% 
Tổng số câu Tổng số điểm
Tỉ lệ
Số câu 1
Số điểm:5
50%
Số câu 1
Số điểm: 3
30%
Số câu 1
Số điểm: 2
 20%
Số câu 3
10 100%
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Lịch Sử 12
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 1
Câu 1: Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quà và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” 1959-1960. (5đ)
Câu 2: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam?(3đ)
Câu 3: Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). (2đ)
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT GIỮA HỌC KÌ II
Môn: Lịch Sử 12
(Thời gian làm bài 45 phút)
ĐỀ 2
Câu 1: Trình bày nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. (5đ)
Câu 2: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam?(3đ)
Câu 3: Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). (2đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM
ĐỀ 1
TT
Hướng dẫn chấm
Biểu điểm
Câu 1
Trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quà và ý nghĩa của phong trào “Đồng khởi” 1959-1960.
5đ
a. Hoàn cảnh
- Những năm 1957-1959, Mĩ - Diệm tăng cường khủng bố phong trào đấu tranh của quần chúng ; đề ra luật 10/59, đặt Cộng sản ngoài vòng pháp luật...làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn.
- Tháng 1/1959, Hội nghị trung ương Đảng lần thứ 15 quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ -Diệm. 
b. Diễn biến và kết quả
Ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (tỉnh Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan ra toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
“Đồng khởi” nhanh chóng lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên...Đến năm 1960, ta đã làm chủ nhiều thôn, xã ở Nam Bộ, ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên.
Thắng lợi của “Đồng khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời ngày 20/12/1960. 
c. Ý nghĩa.
+ Giáng một đòn năng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
+ Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển từ thế giữ gìn lực lượng cách mạng sang thế tiến công. 
1đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1đ
1đ
Câu 2
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) ở miền Nam?
3đ
a. Âm mưu: “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” quân sự Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.
- Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.
b. Thủ đoạn: 
+ 1961-1963: kế hoạch Xtalây - Taylo, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng. 
+ 1964-1965: Kế hoạch Giônxơn-Macnamara bình định MN có trọng điểm trong 24 tháng. 
+ Mĩ tăng nhanh viện trợ quân sự, cố vấn quân sự...tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn, dồn dân lập “ấp chiến lược”, mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, phá hoại miền Bắc.
1đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3
Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975).
2đ
- Có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo với đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo.
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, dũng cảm chiến đấu; có hậu phương lớn miền Bắc.
- Sự phối hợp chiến đấu và đoàn kết giúp đỡ của ba dân tộc ở Đông Dương; Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng cách mạng, hòa bình, dân chủ trên thế giới, nhất là của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.
1đ
0.5đ
0.5đ
ĐỀ 2
TT
Hướng dẫn chấm
Biểu điểm
Câu 1
Trình bày nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
5đ
-Ngày 27-1-1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được ký kết.
- Nội dung:
+ Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
+ Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống miền Bắc Việt Nam.
+ Hoa Kỳ rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
+ Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp nước ngoài.
- Ý nghĩa:
+ Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả 2 miền đất nước, mở ra bước ngoạt mới của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
+ Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
0.5đ
1đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
1đ
1đ
Câu 2
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong việc tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam?
3 đ
a. Âm mưu: 
- Sau thất bại của “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ chuyển sang chiến lược “CTCB” ở miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
- Chiến lược “CTCB” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới, được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân Đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn, trong đó quân Mĩ giữ vai trò chủ chốt.
b. Mục tiêu: Nhanh chóng tạo ưu thế về binh lực và hỏa lực để áp đảo chủ lực của ta, giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán, đánh nhỏ hoặc rút về biên giới.
c. Thủ đoạn:
+	Tăng quân viễn chinh Mĩ và quân đồng minh vào miền Nam.
+ Thực hiện chiến thuật hai gọng kìm “Tìm diệt” và “Bình định” vào Vạn Tường (Quảng Ngãi), mở 2 cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965 - 1966 và 1966-1967 vào “đất thánh Việt cộng”.
0.5đ
1 đ
0.5đ
0.5đ
0.5đ
Câu 3
Phân tích ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975). 
2 đ
- Kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thống nhất đất nước.
- Mở ra một kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc: độc lập, thống nhất và đi lên CNXH.
- Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, cổ vũ to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
1đ
0.5đ
0.5 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKT giua HKII Su 12 (Thuan).doc